Mẫu hợp đồng trông giữ xe ô tô cập nhật mới nhất năm 2023
Công ty luật Minh Khuê cung cấp mẫu hợp đồng trông giữ xe ô tô để Quý khách hàng tham khảo và áp dụng trên thực tế. Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ 1900.6162 để được tư vấn, hỗ trợ trực tiếp:
Mục lục bài viết
1. Mẫu hợp đồng gửi giữ xe ô tô mới nhất
Luật Minh Khuê giới thiệu mẫu hợp đồng gửi gữi xe ô tô thông dụng nhất hiện nay. Mọi vướng mắc trong quá trình soạn thảo hợp đồng này, Hãy liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162 để được hỗ trợ trực tuyến.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————
Hôm nay, ngày … tháng … năm ….
HỢP ĐỒNG GỬI GIỮ XE ÔTÔ
Tại (địa điểm): …………………………………………
Chúng tôi gồm có:
Bên A (Bên gởi tài sản)
Ông (bà): …………………………… Số CMND: …………
Cấp ngày ……………………… Tại: ………………………
Điện thoại số: …………………………………………………
Địa chỉ liên hệ: ………………………………………………
và
Bên B (Bên giữ tài sản)
Ông (bà): ……………………… Số CMND: ………………
Cấp ngày: ………………………… Tại: ……………………
Điện thoại số: …………………………………………………
Địa chỉ liên hệ: …………………………………………………
Hai bên sau khi bàn bạc đã thống nhất nội dung hợp đồng gửi giữ tài sản như sau:
Điều 1: Đối tượng gửi, giữ:
– Loại xe: …………………… Biển kiểm soát: ……
– Mô tả đặc điểm, tình trạng xe gửi giữ …………..
Điều 2: Giá cả và phương thức thanh toán
– Giá cả (theo qui định của Nhà nước, nếu không có thì 2 bên tự thỏa thuận).
– Phương thức thanh toán: …………………….
– Thời gian gửi…
Điều 3: Nghĩa vụ của bên A
– Thông báo các đặc tính của xe, nếu cần thiết.
– Trả thù lao khi lấy lại xe
– Trả phí tổn lưu xe khi hết hạn hợp đồng mà không kịp thời nhận lại xe đã gửi.
Điều 4: Nghĩa vụ của Bên B
– Bảo quản cẩn thận xe gửi giữ, không được sử dụng xe trong thời gian bảo quản.
– Bồi thường thiệt hại nếu để xảy ra mất mát, hư hỏng xe gửi giữ.
Điều 5: Giải quyết tranh chấp
– Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau biết tình hình thực hiện hợp đồng, nếu có gì bất lợi phát sinh, các bên phải kịp thời thông báo cho nhau biết và tích cực giải quyết trên cơ sở thương lượng, bình đẳng, có lợi (có lập biên bản).
– Trường hợp các bên không tự giải quyết được mới đưa việc tranh chấp ra Tòa án giải quyết.
Điều 6: Hiệu lực của hợp đồng
Hợp đồng này có hiệu lực từ … giờ … ngày … đến … giờ … ngày ….
Hợp đồng này được lập thành ….. bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ ….bản.
ĐẠI DIỆN BÊN A
ĐẠI DIỆN BÊN B
Ký tên
Ký tên
2. Quy định pháp luật ề hợp đồng gửi giữ tài sản
2.1 Hợp đồng giử giữ tài sản là gì ?
Căn cứ theo quy định tại Điều 554 Bộ luật dân sự năm 2015 định nghĩa về hợp đồng gửi giữ tài sản như sau:
“Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ những trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công”.
2.2 Quyền của bên gửi tài sản
Bên gửi tài sản có các quyền được quy định tại Điều 556 Bộ luật dân sự năm 2015 khi giao kết hợp đồng, các quyền đấy được thể hiện cụ thể như sau:
– Bên gửi tài sản có quyền yêu cầu lấy lại tài sản bất cứ lúc nào, nếu hợp đồng gửi giữ không xác định thời hạn, nhưng việc lấy lại tài sản phải báo trước cho bên giữ một khoảng thời gian hợp lý.
– Bên gửi tài sản có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu trong trường hợp bên giữ làm mất tài sản, làm hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ những trường hợp bất khả kháng.
2.3 Nghĩa vụ của bên gửi tài sản
Bên gửi tài sản có nghĩa vụ được quy định tại Điều 555 Bộ luật dân sự năm 2015 khi giao kết hợp đồng, những nghĩa vụ này được thể hiện cụ thể như sau:
– Bên gửi tài sản khi giao tài sản phải báo ngay cho bên giữ biết về tình trạng tài sản và biện pháp bảo quản thích hợp đối với tài sản gửi giữ; nếu trường hợp người gửi tài sản không báp cho bên giữ tài sản mà tài sản gửi giữ bị tiêu hủy hoặc bị hư hỏng do không được bảo quản thích hợp thì bên gửi giữ phải tự chịu; nếu gây thiệt hại thì có trách nhiệm thì phải bồi thường.
– Bên gửi tài sản phải trả đủ tiền công đúng hạn và đúng phương thức theo thỏa thuận được quy định trong hợp đồng gửi giữ mà các bên đã ký kết.
3. Quyền và nghĩa vụ của bên giữ tài sản
3.1 Quyền của bên giữ tài sản
Bên giữ tài sản có các quyền được quy định tại Điều 558 Bộ luật dân sự năm 2015 khi giao kết hợp đồng, những quyền này cụ thể như sau:
– Bên giữ tài sản có quyền yêu cầu bên gửi tài sản trả tiền công theo thỏa thuận đã được ghi trong hợp đồng gửi giữ.
– Được quyền yêu cầu bên gửi trả những chi phí hợp lý để bảo quản tài sản trong trường hợp gửi không trả tiền công.
– Có quyền yêu cầu bên gửi nhận lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên gửi một thời gian hợp lý trong trường hợp gửi giữ không xác định thời hạn.
– Bán tài sản gửi giữ có nguy cơ bị hư hỏng hoặc tiêu hủy nhằm bảo đảm lợi ích của bên gửi, báo việc đó cho bên gửi và trả cho bên gửi khoản tiền thu được do bán tài sản, sau khi đã khấu trừ đi các chi phí hợp lý khi bán tài sản.
3.2 Nghĩa vụ của bên giữ tài sản
Bên giữ tài sản có các nghĩa vụ được quy định tại Điều 557 Bộ luật dân sự năm 2015, cụ thể như sau:
– Phải bảo quan tài sản theo đúng sự thỏa thuận, phải trả lại tài sản cho bên gửi giữ theo đúng tình trạng như khi nhận gửi giữ.
– Chỉ được thay đổi cách bảo quản tài sản nếu việc thay đổi là cần thiết nhằm bảo quản tốt hơn tài sản đó, nhưng phải báo ngay cho bên gửi biết về việc thay đổi.
-Thông báo kịp thời cho bên gửi biết về nguy cơ hư hỏng, tiêu hủy tài sản do tính chất của tài sản đó và yêu cầu bên gửi cho biết cách giải quyết trong một thời hạn; nếu hết thời hạn đó mà bên gửi không trả lời thì bên giữ có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo quản và yêu cầu bên gửi thanh toán chi phí.
– Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.
4. Tranh chấp về hợp đồng gửi giữ tài sản ?
Câu hỏi: Kính chào Công ty Luật Minh Khuê, tôi đang có một số vướng mắc về pháp luật mong Luật Minh Khuê xem xét và hỗ trợ giúp tôi với ạ. Vào cuối tuần trước tôi có đi uống cafe với bạn. Khi chúng tôi vào cửa hàng thì có một bạn nhân viên bảo vệ trong quán ra hướng dẫn chúng tôi đưa xe vào chỗ để xe và đưa vé xe cho tôi (bạn nhân viên đấy có nhắc chúng tôi là không cần phải khóa cổ xe). Khi chúng tôi ra về thì tôi phát hiện ra chiếc xe của tôi bị mất nên hiện tai đang rất thắc mắc khi chiếc xe của tôi bị mất thì ai sẽ là người có trách nhiệm bồi thường, đền bù về chiếc xe cho tôi, căn cứ pháp luật cụ thể về trường hợp này được quy định ở đâu?
Rất mong nhận được sự hỗ trợ từ bên phía Công ty Luật Minh Khuê, tôi xin chân thành cảm ơn quý Công ty ạ!
Trả lời
Căn cứ theo quy định tại Điều 554 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng gửi giữ tài sản, cụ thể như sau:
“Điều 554. Hợp đồng gửi giữ tài sản
Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công”.
Như vậy trong trường hợp này của bạn thì bạn và quán cafe đã có ký kết với nhau một hợp đồng gửi giữ tài sản (hình thức của hợp đồng là chiếc vé xe mà người bảo vệ của quán đã đưa cho bạn) do đó căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự (cụ thể là Bộ luật dân sự năm 2015) thì bên giữ tài sản phải có các nghĩa vụ quy định trong Điều 557 Bộ luật dân sự năm 2015, cụ thể các nghĩa vụ như sau:
“Điều 557. Nghĩa vụ của bên giữ tài sản
1. Bảo quản tài sản theo đúng thỏa thuận, trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng tình trạng như khi nhận giữ.
2. Chỉ được thay đổi cách bảo quản tài sản nếu việc thay đổi là cần thiết nhằm bảo quản tốt hơn tài sản đó, nhưng phải báo ngay cho bên gửi biết về việc thay đổi.
3. Thông báo kịp thời cho bên gửi biết về nguy cơ hư hỏng, tiêu hủy tài sản do tính chất của tài sản đó và yêu cầu bên gửi cho biết cách giải quyết trong một thời hạn; nếu hết thời hạn đó mà bên gửi không trả lời thì bên giữ có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo quản và yêu cầu bên gửi thanh toán chi phí.
4. Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng”.
Như vậy căn cứ theo Khoản 4 Điều 557 Bộ luật dân sự năm 2015 thì khi bên giữ tài sản làm mất, làm hư hỏng tài sản gửi giữ thì sẽ phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với việc làm mất tài sản của bên gửi tài sản (chỉ trừ trong những trường hợp bất khả kháng dẫn đến việc làm mất tài sản gửi giữ). Căn cứ theo những tình tiết mà bạn đã đưa ra cho bên phía chúng tôi thì theo nhận định của chúng tôi việc mất xe của bạn không thuộc những trường hợp bất khả kháng (hỏa hoạn, thiên tai, dịch bệnh,…). Vậy trường hợp này quán cafe sẽ phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bạn về chiếc xe bị mất.
Về mức bồi thường thiệt hại sẽ do các bên thỏa thuận, trường hợp các bên không thỏa thuận được, thì các bên có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp quận/huyện để yêu cầu tòa án xác định mức bồi thường thiệt hại.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi qua tổng đài tư vấn pháp luật: 1900.6162. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.