Mẫu phiếu đánh giá tiết dạy (Phiếu dự giờ) cấp tiểu học theo Thông tư 27

Mẫu phiếu đánh giá tiết dạy hay còn gọi là phiếu dự giờ của cấp tiểu học theo Thông tư 27 của BGDĐT. Phiếu đánh giá tiết dạy cấp tiểu học căn cứ theo quy định của Thông tư 27 như thế nào? Cùng Luật Minh Khuê tìm hiểu nhé.

 

1. Phiếu đánh giá tiết dạy (phiếu dự giờ) ở cấp tiểu học là gì?

– Phiếu đánh giá tiết dạy hay còn gọi là phiếu dự giờ là mẫu nhằm đánh giá kỹ năng sư phạm của thầy cô đang giảng dạy ở cấp tiểu học (từ lớp 1 đến lớp 5). Phiếu này giúp thầy cô đang giảng dạy biết được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để khắc phục, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. 

– Phiếu đánh giá tiết dạy có các tiêu chí khác nhau, tương ứng với mỗi tiêu chí sẽ có một mức điểm cụ thể mà các thầy cô dự giờ sẽ đánh giá các thầy, cô giáo đang giảng dạy, cuối cùng tổng hợp điểm rồi cho ra một kết quả chung. 

– Một việc đánh giá tiết học chính là một hoạt động phổ biến tại các trường hiện nay. Từ đó, các thầy cô sẽ biêt được những hạn chế của bản thân để có được những phương pháp dạy học mới hoặc bổ sung sao cho hợp lý nhất.

– Phiếu đánh giá tiết dạy ở cấp tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành được các nhà trường sử dụng nhằm đánh giá giáo viên một cách toàn diện và đầy đủ hơn. 

– Mẫu phiếu đánh giá tiết học (phiếu dự giờ) sẽ được sử dụng trong những tiết dự giờ tại các trường tiểu học, nhằm mục đích chính đó là để các thầy cô khác và một số cán bộ lãnh đạo, quản lý sẽ có thể đưa ra những đánh giá kỹ năng sư phạm của thầy cô đang giảng dạy. Mẫu phiếu đánh giá tiết học cấp tiểu học nêu rõ các thông tin về người dạy, tiến trình hoạt động dạy và học, nêu ra những ưu và nhược điểm của tiết học cũng như đánh giá cụ thể về tiết dự giờ và xếp loại cụ thể đối với tiết học đó.

* Quy định của Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT ban hàng ngày 04 tháng 9 năm 2020 có căn cứ tại quy định ban hành kèm theo thông tư này có các quy định như sau:

– Mục đích đánh giá là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, xác định được thành tích học tập, rèn luyện theo mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình giao dục phổ thông cấp tiểu học và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, cụ thể như sau:

+ Giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giáo dục trong quá trình dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh nhằm động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học.

+ Giúp học sinh có khả năng tự nhận xét, tham gia nhận xét, tự học, tự điều chỉnh cách học, giao tiếp, hợp tác, có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ.

+ Giúp cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục học sinh.

+ Giúp cán bộ quản lý giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục

+ Giúp các tổ chức xã hội nắm thông tin chính xác, khách quan, phát huy nguồn lực xã hội tham gia đầu tư phát triển giáo dục.

– Yêu cầu đánh giá:

+ Đánh giá học sinh thông qua đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục và những biểu hiện phẩm chất, năng lực của học sinh theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.

+ Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá định kỳ bằng điểm số kết hợp với nhận xét; kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất

+ Đánh giá sự tiến bộ và vì sự tiến bộ của học sinh, coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh, giúp học sinh phát huy nhiều nhất khả năng, năng lực, đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan, không so sách học sinh này với học học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.

 

2. Mẫu phiếu đánh giá tiết dạy (phiếu dự giờ) cấp tiểu học theo thông tư 27.

Dưới đây Luật Minh Khuê xin cung cấp mẫu phiếu đánh giá tiết dạy cấp tiểu học hay còn gọi là mẫu phiếu dự giờ cấp tiểu học năm 2022 theo thông tư 27. Quý khách hàng có thể tải xuống hoặc sửa trực tiếp mẫu này tùy theo nhu cầu và thông tin của mình.

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

 

PHIẾU DỰ GIỜ ĐÁNH GIÁ TIẾT DẠY

(Cấp tiểu học)

Họ và tên người dạy: 

Tên bài:                                                                                 Tiết PPCT:

Môn:                                                                                      Tiết:

Thứ:                                                                                       ngày ….. tháng …. năm 2022.

Lớp:                            Trường Tiểu học …..                          Quận/ huyện:                           Tỉnh/ Thành phố:

Họ và tên người cùng dự:            

1. Tiến hành hoạt động dạy và học

Diễn biến bài giảng

(Theo nội dung cần trao đổi)

Nhận xét

(Ưu, nhược điểm)

 
 

 
 

 
 

 
 

 
 

2. Nhận xét chung

Các mặt
Tiêu chí đánh giá
Điểm tối đa
Điểm đánh giá
Nhận xét

Nội dung (6 điểm) bao gồm các tiêu chí 1 2 3
1. Xác định được vị trí, mục tiêu và kiến thức kĩ năng trọng tâm của bài học
2,5
 
 

 
2. Học sinh đạt được các phẩm chất, năng lực trong bài học
2,0
 
 

 
3. Có tính cập nhật, liên hệ thực tiễn thể hiện tính giáo dục
1,5
 
 

Phương pháp (10 điểm) bao gồm các tiêu chí 4 5 6 7 8 9 
4. Tổ chức học động học tập linh hoạt sáng tạo và phù hợp để đạt mục tiêu bài học
2,5
 
 

 
5. Các phương tiện dạy học sử dụng hợp lí, hiệu quả
1,0
 
 

 
6. Các nhiệm vụ giao cho học sinh đa dạng, có tính phân hóa cho đối tượng, kích thích sự sáng tạo của học sinh
2,0
 
 

 

7. Học sinh tham gia học tập

– Chủ động, tích cực, tự giác, sáng tạo phù hợp với nhận thức từng đối tượng.

– Có sự tương tác, hợp tác

3,0
 
 

 
8. Học sinh được tạo điều kiện liên hệ những kiến thức đã biết để phát hiện kiến thức mới, rèn luyện kĩ năng, vận dụng vào thực tê.
1,0
 
 

 
9. Phân bố thời gian cho các hoạt động hợp lí. Đảm bảo thời gian quy định.
0,5
 
 

Đánh giá (4 điểm) bao gồm các tiêu chí 10 11 12
10. Tổ chức hoạt động đánh giá linh hoạt phù hợp, kết hợp đánh giá của giáo viên và học sinh
1,0
 
 

 
11. Học sinh có cơ hội tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau
1,0
 
 

 
12. Đạt được mục tiêu bài học
2,0
 
 

Tổng cộng
 
20,0
 
 

Xếp loại
 
 
 
 

3. Đánh giá chung

3.1. Ưu điểm: ….

3.2. Khuyết điểm: ….

Ngày …. tháng …. năm 20… 

Người dạy

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Người đánh giá

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

* Cách xếp loại:

+ Loại giỏi: Điểm tổng cộng đạt từ 17 – 20 điểm, các yêu cầu 2, 4, 5, 7, 9 đạt điểm tối đa (Tổng cộng 9 điểm).

+ Loại khá: Điểm tổng cộng đạt từ 13 – 16,5 điểm, các yêu cầu 2, 4, 7 đạt điểm tối đa (Tổng cộng 7,5 điểm)

+ Loại trung bình: Điểm tổng cộng đạt từ 10 – 12,5 điểm, các yêu cầu 2 và 4 đạt điểm tối đa (tổng cộng 4,5 điểm)

+ Yếu, kém: (dưới 10 điểm)

Lưu ý: Trường hợp tổng điểm đạt loại Giỏi nhưng bị khống chế các tiêu chí thì xếp loại Khá, Tổng điểm đạt loại Khá nhưng bị khống chế các tiêu chí thì được xếp loại Trung bình.

Trên đây là bài viết của chúng tôi, mọi thắc mắc quý khách hàng có thể liên hệ số Hotline 1900.6162 để được giải đáp. Xin chân thành cảm ơn!

Xổ số miền Bắc