Mẫu sổ theo dõi chất lượng giáo dục và hướng dẫn cách ghi sổ
Mẫu sổ theo dõi chất lượng giáo dục và hướng dẫn cách ghi sổ. Nội dung theo dõi và phương pháp đánh giá, nhận xét. Hướng dẫn cách ghi nhận xét theo thang sổ theo dõi chất lượng giáo dục.
Sổ theo dõi chất lượng giáo dục được lập ra với mục đích để theo dõi chất lượng giáo dục của học sinh trong suốt quá trình của năm học. Sổ theo dõi chất lượng giáo dục sẽ tổng hợp, đánh giá liệt kê những điểm nổi bật về cả tích cực và tiêu cực về môn học và hoạt động giáo dục bao gồm cả kiến thức và kỹ năng, năng lực, phẩm chất, kết quả đánh giá của cả năm học. Dưới đây, là mẫu sổ theo dõi chất lượng giáo dục và hướng dẫn cách ghi sổ:
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
1. Mẫu sổ theo dõi chất lượng giáo dục và hướng dẫn cách ghi sổ:
DANH SÁCH HỌC SINH LỚP …….. NĂM HỌC 20…… – 20 ……
TT Họ và tên học sinh Ngày, tháng, năm sinh Nam Nữ Dân tộc Khuyết tật Địa chỉ liên lạc 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45
1. Họ và tên học sinh ………
Chiều cao: …… Cân nặng: …… .Sức khỏe: ……..
Số ngày nghỉ: …….Có phép ……… Không phép: …….
NHẬN XÉT THƯỜNG XUYÊN
Thời gian Nhận xét Tháng thứ nhất
a) Môn học và hoạt động giáo dục (kiến thức, kỹ năng): ………..
b) Năng lực: ………
c) Phẩm chất: ……….
Tháng thứ hai a) Môn học và hoạt động giáo dục (kiến thức, kỹ năng): ………
b) Năng lực: ………
c) Phẩm chất: ……….
……… …………
2. Nội dung theo dõi và phương pháp đánh giá, nhận xét:
Chất lượng giáo dục là sự đáp ứng mục tiêu của trường hợp, đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu giáo dục của Luật giáo dục, phù hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và cả nước. Việc theo dõi chất lượng giáo dục mang mục đích nhằm xác định tình hình học tập của học sinh nhằm tuyên dương cũng như tìm ra các tồn tại, bất cập và từ đó có phương án điều chỉnh phương thức giáo dục để nâng cao chất lượng học sinh
* Về nội dung theo dõi:
– Thứ nhất, theo dõi đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của từng môn học với từng học sinh
– Thứ hai, theo dõi sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh thông qua những phẩm chất chủ yếu và năng lực chủ yếu, cốt lõi như sau:
+ Năng lực tự chủ và tự học; giao tiếp ra sao; giải quyết, xử lý vấn đề như thế nào?
+ Phẩm chất chủ yếu như trung thực, trách nhiệm, yêu nước, nhân ái, chăm chỉ
* Về phương pháp theo dõi, đánh giá:
Một số phương pháp được sử dụng trong quá trình theo dõi, đánh giá chất lượng giáo dục được sử dụng như sau:
– Phương pháp quan sát: Giáo viên sẽ tiến hành theo dõi, lắng nghe học sinh trong quá trình thực hiện hoạt động giảng dạy trên lớp hay trong các chương trình hoạt động ngoại khóa. Giáo viên có thể sử dụng các phiếu quan sát, bảng kiểm tra, nhật ký ghi chép lại các điểm chú ý, biểu hiện của học sinh để từ đó lấy làm căn cứ đánh giá
– Phương pháp vấn đáp: Giáo viên có thể trao đổi, đối thoại, nói chuyện trực tiếp với học sinh để nắm bắt tâm tư, ý kiến và từ đó thu thập thông tin một cách đầy đủ và kịp thời
– Phương pháp đánh giá: Việc đánh giá được thực hiện thông qua rất nhiều phương tiện như đánh giá dựa vào các sản phẩm thu hoạch của học sinh sau khi học tập; từ đó làm căn cứ đánh giá năng lực, phẩm chất của học sinh
– Phương pháp kiểm tra viết: Giáo viên lập các bài kiểm tra bao gồm các câu hỏi, bài tập thiết kế theo phương thức đánh giá các mức độ để đánh giá; hoặc có thể kết hợp hình thức trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận để đánh giá mức đạt được về các nội dung giáo dục cần đánh giá
3. Hướng dẫn cách ghi nhận xét theo thang sổ theo dõi chất lượng giáo dục:
Mục thông tin chung:
– Danh sách học sinh xếp theo thứ tự a,b,c
– Ngày tháng năm sinh: ghi đầy đủ không gạch chéo (ví dụ 26-02-2008)
– Giới tính: nếu là nam thì đánh dấu (x) vào cột nam; là nữ đánh dấu (x) vào ô nữ
– Dân tộc: Kinh
– Khuyết tật: Học sinh nào khuyết tật thì đánh dấu (x) vào ô khuyết tật
– Địa chỉ liên lạc: ghi chi tiết nơi ở hiện tại (ví dụ: thôn Động Xá – xã Lương Bằng – huyện Kim Động – tỉnh Hưng Yên)
– Số điện thoại: (nếu có)
Mục nhận xét thường xuyên:
Giáo viên nên ghi những ưu điểm, nhược điểm nổi bật của học sinh. Cách viết ngắn gọn, rõ ràng và đủ ý
Thứ nhất, nhận xét về việc học tập trong các môn học: một số mẫu nhận xét có thể tham khảo:
– Hoàn thành tốt các nội dung môn học: đọc to, rõ ràng. Tuy nhiên, còn gặp vấn đề về phát âm, đặc biệt là âm l/n
– Hoàn thành nội dung môn học một cách đầy đủ. Tuy nhiên, trình bày bài vở, chữ viết còn chưa sạch đẹp, còn tẩy xóa nhiều
– Hoàn thành nội dung môn học. Còn quên làm bài tập về nhà, cụ thể là môn Toán. Chưa thuộc bảng cửu chương cộng, trừ, nhân, chia
– Hoàn thành nội dung môn học. Ngồi học trong giờ còn hay nói chuyện riêng
– Hoàn thành nội dung môn học, tiêu biểu trong môn tiếng Việt: kể chuyện hay, tự nhiên và tự tin; giọng đọc nhẹ nhàng; chữ viết đẹp, nắn nót
– Chưa giải được bài toán đố và bài toán tìm x. Môn tiếng Việt còn nhầm từ ngh/gh; ngọng âm l/n
– Chưa tính toán được nhuần nhuyễn phép tính cộng có hai chữ số
Thứ hai, cách hướng dẫn nhận xét về phẩm chất:
Phẩm chất nhận xét một vài nét tiêu biểu của học sinh. Cụ thể là:
– Tiêu chí tự phục vụ, tự quản:
+ Ngoại hình: trang phục, quần áo, tóc tai luôn gọn gàng, sạch sẽ
+ Luôn tự chủ động tốt đồ dùng học tập khi đến lớp
+ Luôn hoàn thành bài tập, công việc được giao
+ Hay quên sách vở đồ dùng học tập. Học sinh cần kiểm tra lại mọi thứ trước khi đến lớp
– Tiêu chí giao tiếp và hợp tác:
+ Chủ động giao tiếp, có sự tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp với thầy cô, với bạn bè.
+ Trong các buổi sinh hoạt, học sinh có sự chủ động nêu ý kiến, quan điểm cá nhân để góp phần xây dựng trường, lớp
+ Luôn luôn lắng nghe ý kiến của thầy cô, của bạn bè
+ Chưa thực sự mạnh dạn trong giao tiếp với bạn bè, thầy cô. Hiếm khi phát biểu ý kiến trong các môn học và các buổi sinh hoạt lớp
– Tiêu chí tự học và giải quyết vấn đề:
+ Học sinh có khả năng tự học, hàng tối chăm chỉ học tập làm bài tập về nhà
Một số hướng dẫn về việc nhận xét phẩm chất:
– Phẩm chất yêu nước:
+ Học sinh biết ơn thầy giáo, cô giáo; hòa đồng, thân thiện với bạn bè
+ Học sinh có ý thức bảo vệ, giữ gìn cơ sở vật chất của lớ, của trường và có ý thức bảo vệ môi trường
+ Học sinh luôn có tấm lòng biết yêu thương quê hương, đất nước
+ Học sinh tích cực tham gia các hoạt động tập thể của lớp, của trường
+ Tích cực tham gia các chương trình ngoại khóa, các chương trình thi tuyển về cả học tập lẫn văn nghệ trong trường cũng như ngoài trường
+ Học sinh có tinh thần đoàn kết và yêu mến ông bà, cha mẹ, người thân
– Phẩm chất nhân ái:
+ Học sinh có tấm lòng nhân ái, biết chia sẻ với những người khuyết tật, những bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn hơn
+ Học sinh luôn quan tâm và giúp đỡ mọi người
+ Học sinh luôn quan tâm, yêu quý cả động vật
+ Học sinh có tinh thần san sẻ, giúp đỡ công việc trong gia đình với bố mẹ, anh chị em
– Phẩm chất chăm chỉ:
+ Học sinh tích cực tham gia các buổi lao động tại trường, lớp
+ Học sinh có sự tích cực đăng ký tham gia các buổi văn nghệ, sinh hoạt ngoại khóa của trường lớp
+ Học sinh luôn hoàn thành bài tập về nhà đầy đủ và chuẩn bị bài vở chu đáo trước khi đến lớp
+ Học sinh chăm chỉ tham gia hoạt động việc lau, dọn lớp học
* Thứ ba, nhận xét về năng lực:
– Năng lực đặc thù ngôn ngữ:
+ Học sinh nói to, nói rõ ràng
+ Học sinh biết cách giao tiếp, sử dụng ngôn từ hợp hoàn cảnh
+ Học sinh đọc chữ trôi chảy
+ Học sinh biết chủ động thắc mắc với giáo viên khi không hiểu bài
+ Học sinh có kĩ năng giải quyết vấn đề bằng ngôn ngữ tốt
+ Học sinh có khả năng thuyết trình, trình bày kết quả làm việc của nhóm
+ Học sinh có khả năng trình bày ý kiến của mình trước đám đông
+ Học sinh còn đọc chữ ngập ngừng
+ Học sinh có khả năng nói mạch lạc các vấn đề
+ Học sinh còn tự ti trong giao tiếp với bạn bè, thầy cô
+ Học sinh nên có sự mạnh dạn trong giao tiếp
+ Học sinh nên nói rõ ràng các vấn đề hơn
– Năng lực đặc thù về khoa học:
+ Học sinh có ý thứ bảo vệ môi trường, bảo vệ tự nhiên
+ Học sinh có năng lực và sự hứng thú khi tìm hiểu thế giới tự nhiên hay các quy luật, định luật trong toán học, vật lý
+ Học sinh có ý thức tìm hiểu kiến thức về địa lý của đất nước mình và thế giới
+ Học sinh có ý thức bảo vệ, giữ gìn sức khỏe của bản thân, của người thân trong gia đình và cộng đồng.