Mẫu thiết kế giếng trời sau nhà cuối nhà trong nhà cho nhà ống giúp lấy sáng và gió
Bài viết này Nhôm Kính Bùi Phát sẽ giới thiệu tới các bạn những mấu thiết kế giếng trời trong nhà , giếng trời sau nhà, giếng trời cuối nhà cùng những lưu ý và cách bố trí giếng trời hợp lý, hiệu quả, giúp lưu thông gió, lấy sáng, lấy gió tốt cho ngôi nhà của bạn.
Mục lục bài viết
Giếng trời là gì?
Sử dụng Giếng trời bằng kính có các công dụng sau:
– Giúp lấy ánh sáng tự nhiên hút vào nhà luôn sáng thoáng
– Giúp lấy gió, lưu thông khi trong nhà
Những công trình nào nên thiết kế giếng trời bằng kính cường lực: đối với những căn nhà không có nhiều mặt thoáng, nhà xây dựng san sát nhau. Đối với những căn nhà nguồn ánh sáng tự nhiên đã đủ cung cấp, diện tích lại không dư giả thì hoàn toàn không cần thiết làm giếng trời.
Vị trí của giếng trời, mái tum kính cường lực hợp lý: Giếng trời thường được đặt ở khu vực giữa nhà để khai thác tối đa hiệu quả. Ở đây giếng trời sẽ có ba mặt, cho không gian hành lang, cầu thang, phòng ngủ, phòng vệ sinh và các phòng khác,.. vị trí trung tâm cũng giúp giếng trời gây ấn tượng về thị giác, hút tầm nhìn, làm không gian thêm lớn hơn, đẹp hơn. Tất nhiên một ngôi nhà có thể có một hoặc hơn giếng trời và cũng không nhất thiết phải đặt ở giữa nhà.
Tổng hợp 35+ mẫu mái hiên kính an toàn tuyệt đối cho khách hàng
Bản vẽ mái sảnh kính cường lực
Báo giá mái kính tự động thông minh lắp trọn gói, bộ động cơ trượt chính hãng
Các loại khung sắt giếng trời kính cường lực thông dụng nhất
Giếng trời là khoảng không gian từ tầng trệt tới mái nhà thông theo phương đứng, giếng trời không bắt buộc trong một công trình, nó có thể có hoặc không tùy thuộc vào nhu cầu của gia chủ. Giếng trời là giải pháp triển trúc giúp lấy sáng, thông thoáng cho căn nhà, đây chính là giải pháp về khí hậu, môi trường. Đây cũng có thể trở thành điểm nhấn, không gian đặc biệt cho ngôi nhà nếu chú trọng trong quá trình thiết kế.Sử dụng Giếng trời bằng kính có các công dụng sau:- Giúp lấy ánh sáng tự nhiên hút vào nhà luôn sáng thoáng- Giúp lấy gió, lưu thông khi trong nhàNhững công trình nào nên thiết kế giếng trời bằng kính cường lực: đối với những căn nhà không có nhiều mặt thoáng, nhà xây dựng san sát nhau. Đối với những căn nhà nguồn ánh sáng tự nhiên đã đủ cung cấp, diện tích lại không dư giả thì hoàn toàn không cần thiết làm giếng trời.Vị trí của giếng trời, mái tum kính cường lực hợp lý: Giếng trời thường được đặt ở khu vực giữa nhà để khai thác tối đa hiệu quả. Ở đây giếng trời sẽ có ba mặt, cho không gian hành lang, cầu thang, phòng ngủ, phòng vệ sinh và các phòng khác,.. vị trí trung tâm cũng giúp giếng trời gây ấn tượng về thị giác, hút tầm nhìn, làm không gian thêm lớn hơn, đẹp hơn. Tất nhiên một ngôi nhà có thể có một hoặc hơn giếng trời và cũng không nhất thiết phải đặt ở giữa nhà.
Các mẫu thiết kế giếng trời đẹp cho nhà ống
1. Thiết kế giếng trời sau nhà đẹp và đầy tiện ích
Việc thiết kế giếng trời sau nhà sẽ không có nhiều ảnh hưởng tới không gian chung của ngôi nhà, cũng chính vì vậy việc thiết kế giếng trời phía sau nhà ít đòi hỏi hơn, thay vào đó mục đích lấy gió, lấy sáng và tạo sự thông thoáng là chính.Khi xây giếng trời ở sau nhà bạn có thể để trần không, không cần trang trí cầu kỳ việc này cũng giúp giảm thời gian và chi phí.
Thiết kế giếng trời sau nhà =>> Trong ảnh là mẫu cửa kính cường lực lùa cho cửa sau nhà tiện dụng
Một lưu ý nhỏ khi giếng trời sau nhà là nếu bạn xây ở hướng gió mạnh thì nên giảm diện tích lấy gió sao cho phù hợp hoặc tích hợp thiết bị điều tiết gió.
2. Giếng trời cuối nhà có tác dụng gì? bài trí như nào hợp lý?
Trong căn nhà thiếu sáng, việc bố trí giếng trời phù hợp sẽ giúp không khí, ánh sáng lưu thông tốt, lan tỏa đến các phòng trong nhà. Khi đặt giếng trời ở cuối nhà bạn cần lưu ý:
Nếu giếng trời trơn thì bạn có thể trang trí bằng cách khảm nạm các mạnh gốm, vẽ hình nghệ thuật lên tường,…. giúp không gian sinh động hơn , nên sử dụng tấm lưới chắn tránh kẻ gian đột nhập.
Việc đặt giếng trời phía sau nhà thường có mục đích chủ yếu giúp tăng thông thoáng, lưu thông gió cho ngôi nhà, tuy nhiên nếu ở hướng nhiều gió thì bạn nên thiết kế diện tích phù hợp để lượng gió phù hợp.
3. Những mẫu Thiết kế giếng trời trong nhà đẹp – Bản vẽ giếng trời
Khi thiết kế giếng trời có một số nhược điểm cần phải khắc phục, mặc dù không có một không gian nào hoàn toàn giống nhau, do sở thích gia chủ khác nhau, ý tưởng của kiến trúc sư khác nhau, tuy nhiên vẫn có một số điểm chung cần lưu ý như sau:
– Các diện tường không cần làm phẳng: Lý do là giếng trời trong nhà cũng giống như một cái ống vậy, khi âm thanh truyền đi sẽ rất rõ và vang, nếu người ở tầng dưới nói chuyện có thể người tầng trên vẫn nghe được, do vậy làm giảm sự riêng tư, hoặc đôi khi làm phiền nhau. Có thể sử dụng những mảng sần, mảng nhám để tiêu âm ví dụ như sơn gai, gạch thẻ,…
– Trường hợp thiết kế giếng trời không mái cần đảm bảo thoát nước tốt phía đáy giếng, giếng cũng cần đủ rộng, khu vực xung quanh cần che chắn để nước mưa không bắn vào các không gian sinh hoạt trong nhà.
– Giếng trời có mái kính cần thiết kế hợp lý để không bị nước mưa tạt vào
– Những vật treo, trang trí cần đảm bảo trong tầm kiểm soát, dễ bảo dưỡng, sửa chữa và chăm sóc
– Phía dưới giếng trời nếu là không gian sinh hoạt, nơi qua lại thì không treo đèn, chậu cây, hay vật trang trí to nặng vì có thể gây nguy hiểm.
– Hành lang, cầu thang, cửa sổ giáp giếng trời phải có lan can đảm bảo tiêu chuẩn, an toàn.
– Đối với khu vực thời tiết khắc nghiệt, năng gắt sợ thừa sáng làm hỏng đồ đạc, chói lóa, có thể lắp thêm hệ thống rèm trần dưới mái giếng trời, hoặc sử dụng những tấm lợp giúp giảm cường độ ánh sáng.
Thiết kế giếng trời trong nhà đẹp – bản vẽ giếng trời
Thiết kế giếng trời trong nhà đẹp – bản vẽ giếng trời
4. Mẫu Thiết kế giếng trời trên cầu thang
Với thiết kế này bạn có thể tận dụng những khu vực có ánh sáng để kê giá sách hoặc để đồ chơi của trẻ, tuy nhiên nếu nhà nhỏ dưới 50m2 thì không nên thiết kế cầu thang xoắn ốc, cũng không nên bày biện quá phức tạp vì trông sẽ rất hẹp.
Trong trường hợp ánh sáng làm bạn chói mứt thì có thể sử dụng kính màu giảm sáng, ví dụ màu xanh nước biển.
Một gợi ý để bạn tham khảo là sử dụng cầu thang đá hoa cương cho nhà ống, sẽ tạo hiệu ứng rất đẹp khi ánh sáng xuyên qua.
Cầu thang cần thiết kế có lan can đảm bảo an toàn.
Thiết kế giếng trời trên cầu thang
Thiết kế giếng trời trên cầu thang
>>> Đừng bỏ lỡ những lời khuyên tư vấn thiết kế kính cường lực cho nội thất biệt thự đẹp, sang trọng nhất
Các mẫu thiết kế giếng trời đẹp trong nhà ống
Mẫu thiết kế giếng trời đẹp
Yếu tố đầu tiên trong việc tạo giếng trời đó là cần đảm bảo chức năng thông khí, lấy gió, lấy sáng, sau khi đảm bảo được các yếu tố này bạn có thể nghĩ đến việc trang trí cho không gian thêm đẹp, sinh động.
Gợi ý cách trang trí giếng trời đẹp:
– Đỉnh giếng: Thường gồm hệ khung mái, mái kính, ở đây có thể sử dụng khung mái, hoa sắt để trang trí. Kết cấu này sẽ đổ bóng lên tường rất đẹp khi có ánh sáng chiếu xuống. Ngoài ra cũng có thể sử dụng vật trang trí, treo đèn để tạo không gian sinh động hơn.
– Trang trí diện tường xuyên tầng: Có thể ốp trang trí hoặc treo cây xanh,.…
– Đáy giếng: Có thể làm bể cá, vườn khô, vườn cây, bể cảnh, đặt chậu cây cảnh,…
Thực ra bản thân giếng trời với nguồn sáng khá mạnh đã là một điểm nhấn, do vậy bạn cũng không cần phải trang trí quá rườm rà phức tạp, hãy làm sao để có không gian nhẹ nhàng, thông thoáng.
4. Giếng trời cho nhà mái tôn
Đối với nhà chưa xây dựng, việc làm giếng trời sẽ thuận tiện hơn, bạn có thể sử dụng tấm nhựa polycarbonate hoặc tôn nhựa lấy sáng.
Bạn cũng có thể thiết kế mái giếng trời cửa trượt tự đồng bằng kính cường lực hoặc kính dán.
Việc lựa chọn vật liệu làm giếng trời cho nhà mái tôn phụ thuộc vào kinh phí của bạn.
Giếng trời cho nhà mái tôn
Giếng trời cho nhà mái tôn