Máy đào bitcoin thành sắt vụn

Máy đào tiền hay đồng nát

Theo TS Hoàng Thế Thỏa, chuyên gia của Ngân hàng Nhà nước hiện nay, trên thị trường, giá 1 máy tính đào Bitcoin khoảng 60 – 70 triệu đồng, thậm chí cao hơn, chưa kể chi phí mua sắm phần mềm và thuê “công nhân” đào tiền.

Mục lục bài viết

tin liên quan

Chưa xác định máy xử lý dữ liệu giải mã Bitcoin có bị cấm nhập khẩu hay không

Tổng cục Hải quan vừa có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Bộ Công thương cùng Bộ Thông tin – Truyền thông phản ánh vướng mắc liên quan đến việc nhập khẩu máy xử lý dữ liệu tự động giải mã Bitcoin, Litecoin.

Song khả năng xử lý dữ liệu rất thấp, tiêu tốn nhiều năng lượng, tuổi thọ trung bình của hầu hết các loại máy “đào” được nhập khẩu về VN chỉ 2 – 3 tháng, sau đó phải mua sắm lại toàn bộ. Nếu không thay mới, tốc độ xử lý không cao, khả năng đào được Bitcoin rất thấp.

Đào Bitcoin được thực hiện bởi một ứng dụng cài đặt trên máy tính, hiện phải dùng loại cấu hình dành riêng cho việc khai thác Bitcoin. Các máy cày Bitcoin chuyên dụng phải giải được những bài toán mật mã đặc biệt phức tạp.

Song khả năng xử lý dữ liệu rất thấp, tiêu tốn nhiều năng lượng, tuổi thọ trung bình của hầu hết các loại máy “đào” được nhập khẩu về VN chỉ 2 – 3 tháng, sau đó phải mua sắm lại toàn bộ. Nếu không thay mới, tốc độ xử lý không cao, khả năng đào được Bitcoin rất thấp.

Một nhà đầu tư đã mua máy đào Bitcoin với giá 90 triệu đồng cho biết, độ khó của đồng tiền này ngày càng cao nên ông chuyển qua đào đồng tiền ETH (có giá trị vốn hóa thị trường đứng sau Bitcoin). 12 tháng sau đào được 8,2 ETH. Nếu tính ETH là 290 USD (tính theo giá ngày 10.9) số tiền thu về khoảng 54,1 triệu đồng nhưng tiền điện mỗi tháng mất 2 triệu đồng, tương đương 24 triệu đồng/năm, số tiền thực sự thu được chỉ 30 triệu đồng. “Không biết 2 năm có lấy được vốn hay không bởi các chi phí phát sinh thêm như máy bị hư hoặc phải nâng cấp liên tục” – vị này nói.

Không chỉ thế, việc nhiều DN nhập khẩu một loạt máy tính nhằm xử lý dữ liệu giải mã để giải thuật toán Bitcoin đang gây lúng túng cho cơ quan hải quan do những loại máy tính dạng này không nằm trong danh mục cấm nhập khẩu, còn Bitcoin lại là đồng tiền chưa được pháp luật VN công nhận.

“Do Trung Quốc siết chặt quản lý, nên giá máy đào Bitcoin nhập khẩu có thể giảm sâu. Trước đó, đã có tình trạng DN bỏ ra lượng tiền rất lớn để nhập khẩu ồ ạt các loại máy tính đào Bitcoin và một số loại tiền ảo khác nhưng sau đó phải bán đồng nát do bị thua lỗ trầm trọng”, ông Thỏa cho biết.

Rủi ro lớn

Không chỉ rủi ro mua máy, rủi ro đầu tư vào đồng tiền ảo cũng cực lớn. Theo dữ liệu thống kê, từ mức giá khoảng 13 USD trong năm 2013, hiện nay giá Bitcoin đã lên trên 4.000 USD và dân chơi tiền ảo kỳ vọng, giá Bitcoin có thể lên tới 10.000 USD.

Thế nhưng vào cuối tuần qua, thị trường Trung Quốc lan thông tin nước này sẽ đóng cửa các sàn giao dịch tiền kỹ thuật số. Giá Bitcoin đã giảm mạnh từ trên 4.600 USD xuống còn 4.100 USD, giảm hơn 500 USD, tương đương 10%. Nếu so với mức giá đỉnh mà đồng tiền này đạt được vào ngày 2.9 ở mức 4.975 USD, Bitcoin giảm 870 USD, tương đương 17,5% chỉ trong 1 tuần. Hầu hết các đồng tiền khác cũng giảm mạnh, đỏ sàn, chẳng hạn Ethereum (đứng sau Bitcoin về giá trị vốn hóa thị trường) giảm từ 389 USD xuống 291 USD, tương đương 25% trong 7 ngày; Bitcoin Cash giảm từ 687 USD xuống 550 USD chỉ trong 2 ngày, tương đương 19,7%…

TS Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, cho rằng trái với những kỳ vọng lạc quan về Bitcoin và thị trường tiền ảo nói chung, Bitcoin đang được đánh giá quá cao so với giá trị thực của nó.

Giá Bitcoin có thể tăng vọt đến hàng chục phần trăm, nhưng cũng có thể lao dốc đột ngột bất cứ lúc nào và không ai có thể lường trước được biến cố có thể xảy ra khi rất nhiều quốc gia chưa thừa nhận đồng tiền ảo này. Đó là rủi ro rất lớn đối với người chơi Bitcoin.

tin liên quan

Sẽ quản lý tiền ảo?

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt đề án hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo.

Liên quan đến việc nhập máy đào tiền kỹ thuật số, ông Trần Thanh Hải – Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và kinh doanh vàng VN (VGB), cho rằng cơ quan nhà nước cần có quan điểm rõ ràng rằng đây là hàng hóa không được nhập. Bởi Ngân hàng Nhà nước đã có thông điệp không xem Bitcoin hay các tiền kỹ thuật số khác không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp. Trong khi mục đích của máy là đào tiền kỹ thuật số, đó cũng có nghĩa đồng tiền được phát hành. Thêm vào đó, nó tiêu tốn điện ở mức cao, ảnh hưởng đến môi trường thì cơ quan chức năng có thể cấm nhập những loại máy này.

Liên quan đến việc nhập máy đào tiền kỹ thuật số, ông Trần Thanh Hải – Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và kinh doanh vàng VN (VGB), cho rằng cơ quan nhà nước cần có quan điểm rõ ràng rằng đây là hàng hóa không được nhập. Bởi Ngân hàng Nhà nước đã có thông điệp không xem Bitcoin hay các tiền kỹ thuật số khác không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp. Trong khi mục đích của máy là đào tiền kỹ thuật số, đó cũng có nghĩa đồng tiền được phát hành. Thêm vào đó, nó tiêu tốn điện ở mức cao, ảnh hưởng đến môi trường thì cơ quan chức năng có thể cấm nhập những loại máy này.