Máy móc thiết bị là gì? Phương pháp xác định giá máy móc thiết bị

Xác định máy móc thiết bị

(TDVC Xác định giá trị máy móc thiết bị) – Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế vô cùng mạnh mẽ. Cùng với đó là sự nỗ lực phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại tại các khu kinh tế và khu công nghiệp trọng điểm, qua đó nâng cao khả năng thu hút các doanh nghiệp trong nước cũng như doanh nghiệp nước ngoài FDI đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất tại đây để phát triển sản xuất bền vững. Từ đó sẽ có nhiều nhà xưởng, máy móc thiết bị hiện đại nhất đến với tại Việt Nam sản xuất thúc đẩy nền kinh tế phát triển hơn. Vì vậy nhu cầu xác định giá máy móc thiết bị hay là thẩm định giá máy móc thiết bị phục vụ nhiều mục đích như: xác định giá máy móc thiết bị vay vốn ngân hàng, đầu tư, góp vốn, tính thuế, hoạch toán kế toán, mua bán, chuyển nhượng… cho các bên liên quan có vai trò đặc biệt quan trọng.

1. Máy móc thiết bị là gì?

Máy móc thiết bị là động sản là những tài sản hữu hình ngoài bất động sản có thể di dời được, phục vụ tạo ra thu nhập cho người chủ sở hữu. Nói tới máy, thiết bị là đề cập đến hai đối tượng, đó là “máy” và “thiết bị”:

– Máy móc: được hiểu là những vật được chế tạo gồm nhiều bộ phận, thường là phức tạp, dùng để thực hiện chính xác hoặc hàng loạt công việc chuyên môn nào đó. Máy móc (hoặc thiết bị cơ khí) là một cơ cấu cơ học sử dụng sức mạnh để tác dụng lực và điều khiển chuyển động để thực hiện một hành động dự định. Máy móc có thể được điều khiển bởi động vật và con người, bởi các lực tự nhiên như gió và nước, và bằng năng lượng hóa học, nhiệt hoặc điện, và bao gồm một hệ thống cơ chế định hình đầu vào của bộ truyền động để đạt được ứng dụng cụ thể của lực đầu ra và chuyển động. Chúng cũng có thể bao gồm máy tính và cảm biến theo dõi hiệu suất và lập kế hoạch chuyển động, thường được gọi là hệ thống cơ học. Thông thường máy móc bao gồm các bộ phận sau:

  • Bộ phận động lực.
  • Bộ phận truyền dẫn.
  • Bộ phận chức năng.
  • Ngoài ra một số máy còn có bộ phận điện và điều khiển.

Thiết bị: được hiểu là những bộ phận phụ trợ, được sử dụng để trợ giúp cho hoạt động của máy, hiện nay theo xu thế phát triển “thiết bị” ngày càng nhỏ gọn, đa năng và có thể liên kết với cá thiết bị khác. Thiết bị là những tài sản không cố định, là máy riêng biệt hoặc cả cụm, dây chuyền máy và thiết bị đồng bộ. Đề cập tới máy móc, thiết bị là đề cập tới các yếu tố cơ, điện, điện tử,… được hợp lại với nhau để biến đổi năng lượng, nguyên vật liệu,… thành các sản phẩm cụ thể, phục vụ cho đời sống xã hội hoặc thực hiện một hay nhiều công năng khác nhau nào đó.

Máy móc thiết bị dùng trong thẩm định giá là những tài sản không cố định, là máy riêng biệt hoặc cả một cụm, dây chuyến máy, thiết bị đồng bộ. Đề cập tới máy móc thiết bị là hàm nghĩa đề cập đến các yếu tố về cơ, điện, điện tử…được kết hợp lại với nhau nhằm biến đổi năng lượng, nguyên vật liệu…thành các sản phẩm cụ thể phục vụ cho đời sống xã hội hoặc thực hiện một hay nhiều công năng khác nhau nào đó. Ngoài ra hiện này khái niệm máy móc thiết bị được một số  cơ quan trên thế giới định nghĩa như sau:

(1). Theo Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế: máy móc thiết bị có thể bao gồm: những máy móc thiết bị không cố định và những máy nhỏ hoặc tập hợp các máy riêng lẻ (dây chuyền sản xuất) với chức năng để thực hiện một loại công việc nhất định.

(2). Theo tiêu chuẩn thẩm định giá khu vực ASEAN: máy móc thiết bị được hiểu bao gồm nhà xưởng, dây chuyền sản xuất, máy móc (một hoặc 1 nhóm máy) và thiết bị phụ giúp sản xuất. Máy móc thiết bị là một tài sản bao gồm dây chuyền sản xuất, máy móc, thiết bị. Máy móc thiết bị được hiểu bao gồm nhà xưởng, dây chuyền sản xuất, máy móc (một hoặc 1 nhóm máy) và thiết bị phụ giúp sản xuất.

(3). Theo Luật Giá: máy, thiết bị là một đối tượng của thẩm định giá cụ thể, nằm trong thuật ngữ các loại tài sản từ khái niệm thẩm định giá theo quy định của Luật Giá. Động sản được định nghĩa là những tài sản không phải bất động sản. Động sản có đặc điểm là không gắn cố định với một không gian, vị trí nhất định và có thể di dời được như: Máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, dây chuyền công nghệ…

(4). Theo tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam:  máy móc thiết bị thuộc động sản không gắn cố định với một không gian, vị trí nhất định và có thể di dời được.

(5). Theo tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam, máy móc, thiết bị thuộc động sản: máy móc, thiết bị là một kết cấu hoàn chỉnh, gồm các chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận có liên kết với nhau để vận hành, chuyển động theo mục đích sử dụng được thiết kế(được định nghĩa tại tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 23/2015/TT-BKHCN do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.).

(6). Máy móc, thiết bị là một kết cấu hoàn chỉnh, gồm các chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận có liên kết với nhau để vận hành, chuyển động theo mục đích sử dụng được thiết kế(được định nghĩa tại tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 23/2015/TT-BKHCN do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.).

2. Xác định giá máy móc thiết bị

Xác định giá trị máy móc thiết bị hay còn gọi là thẩm định giá là một dịch vụ chuyên ngành, cần thiết với sự vận hành của nền kinh tế thị trường, được thực hiện bởi các thẩm định viên, doanh nghiệp thẩm định giá được đào tạo chuyên môn, có kinh nghiệm, chuyên môn cao và có tính trung thực trong nghề nghiệp. Nhiệm vụ của thẩm định viên về xác định giá trị máy móc thiết bị trong nền kinh tế thị trường là cung cấp cho khách hàng của mình những đánh giá độc lập, được nghiên cứu đầy đủ về giá trị máy của khách hàng vào một thời điểm cụ thể.

Xác định giá máy móc thiết bị hay gọi là Thẩm định giá máy móc thiết bị là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của máy móc thiết bị theo quy định của Bộ luật Dân sự phù hợp với giá trị thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.

3. Cơ sở xác định giá máy móc thiết bị

Cơ sở xác định giá máy, thiết bị có thể là cơ sở giá trị thị trường hoặc cơ sở giá trị phi thị trường. Giá trị của nó được ước tính trên cơ sở giá trị thường là giá trị thị trường, ước tính trên cơ sở phi thị trường là giá trị phi thị trường và được xác định bằng các cách tiếp cận theo quy định của hệ thống Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.

Giá trị thị trường: Là mức giá ước tính của máy móc thiết bị tại thời điểm thẩm định giá, giữa một bên là người mua sẵn sàng mua và một bên là người bán sẵn sàng bán, trong một giao dịch khách quan độc lập, có đủ thông tin, các bên tham gia hành động một cách có hiểu biết, thận trọng và không bị ép buộc. Khi sử dụng giá thị trường thẩm định viên cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Giá trị thị trường thể hiện mức giá hình thành trên thị trường công khai và cạnh tranh. Thị trường này có thể là  thịtrường trong nước hoặc thị trường quốc tế, có thể bao gồm nhiều người mua, người bán hoặc bao gồm một số lượng hạn chế người mua, người bán
  • Trường hợp có sự hạn chế đối với việc xác định giá trị thị trường của máy, thiết bị (thông tin, dữ liệu trên thị trường, điều kiện thẩm định giá hoặc các hạn chế khác), thẩm định định viên nêu rõ nguyên nhân, biện pháp khắc phục và thể hiện mức độ ảnh hưởng đến kết quả thẩm định giá do sự hạn chế này trong báo cáo kết quả thẩm định giá.

Giá phi thị trường: Là mức giá ước tính của một máy, thiết bị tại thời điểm, địa điểm thẩm định giá, không phản ánh giá trị thị trường mà căn cứ vào đặc điểm kinh tế – kỹ thuật, chức năng, công dụng, những lợi ích mà máy, thiết bị mang lại trong quá trình sử dụng, giá trị đối với một số người mua đặc biệt, giá trị khi giao dịch trong điều kiện hạn chế, giá trị đối với một số mục đích thẩm định giá và các giá trị không phản ánh giá trị thị trường khác. Khi sử dụng giá phi thị trường thẩm định viên cần nêu tên của loại giá trị phi thị trường cụ thể được áp dụng và đưa ra các căn cứ, lập luận cụ thể, bao gồm:

  • Đặc điểm đặc biệt của máy, thiết bị thẩm định giá
  • Người mua, nhà đầu tư đặc biệt
  • Giao dịch trong thị trường hạn chế, bắc buộc phải bán
  • Giá trị theo những mục đích đặc biệt như mục đích tính thuế

4. Phân loại máy móc thiết bị

Trên thực tế có rất nhiều cách phân loại máy, thiết bị khác nhau, việc phân loại này tùy thuộc vào những tiêu thức nhất định nhằm phục vụ cho công tác định giá.

4.1. Phân loại theo tính chất tài sản

  • Máy, thiết bị chyên dùng: đây thường là những loại máy, thiết bị được sử dụng cho những nhiệm vụ đặc thù, có tính chuyên biệt, do vậy chúng thường ít hoặc không được giao dịch mua bán phổ biến trên thị trường, nên việc thu thập thông tin về giá cả thị trường của những loại máy, thiết bị chuyên dùng thường rất khó khăn, nhiều khi không có thông tin giao dịch thị trường.
  • Máy, thiết bị thông thường, phổ biến: đây là những máy, thiết bị được sử dụng khá phổ thông trên thị trường, do vậy chúng cũng thường xuyên được trao đổi, mua bán trên thị trường, nên việc thu thập các thông tin về giao dịch, về giá cả tương đối thuận lợi.

Các phân loại này giúp cho việc lựa chọn đúng phương pháp định giá. Ta có thể thấy rằng với máy, thiết bị chuyên dùng trong nhiều trường hợp phải sử dụng cơ sở định giá là giá trị phi thị trường với phương pháp chi phí; còn trong trường trường hợp là máy, thiết bị thông thường, phổ biến là phương pháp so sánh trực tiếp.

4.2. Phân loại theo công năng sử dụng

Cách phân loại này tương đối phổ biến, nhất là trong công tác hạch toán kế toán. Theo tiêu thức này máy, thiết bị được phân ra:

  • Máy, thiết bị động lực: Máy phát động lực; máy phát điện; máy biến áp và thiết bị nguồn điền; máy móc thiết bị động lực khác.
  • Máy, thiết bị công tác: Máy công cụ; máy móc thiết bị dùng trong ngành khai khoáng; máy kéo; máy dùng cho nông lâm nghiệp; máy bơm nước và xăng dầu; thiết bị luyện kim, gia công bề mặt chống gỉ và ăn mòn kim loại; thiết bị chuyên dùng sản xuất các loại hóa chất; máy móc, thiết bị chuyên dùng sản xuất vật liệu xây dựng, đồ sành sứ, thủy tinh; thiết bị chuyên dùng sản xuất các linh kiện điện tử, quang học, cơ khí chính xác; máy móc, thiết bị dùng trong các ngàng sản xuất da, in văn phòng phẩm và văn hóa phẩm; máy móc, thiết bị dùng trong ngành dệt; máy móc, thiết bị dùng trong ngành giấy; máy móc, thiết bị sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm; máy móc, thiết bị điện ảnh, y tế; máy móc, thiết bị viễn thông, thông tin, điện tử, tin học và truyền hình; máy móc, thiết bị sản xuất dược phẩm; máy móc, thiết bị dùng trong ngành lọc hóa dầu; máy móc, thiết bị dùng trong thăm dò khai thác dầu khí; máy móc thiết bị xây dựng; cần cẩu; máy móc, thiết bị công tác khác.
  • Dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm: Thiết bị đo lường, thử nghiệm các đại lượng cơ học và quang phổ; thiết bị điện và điện tử; thiết bị đo và phân tích lý hóa; thiết bị và dụng cụ đo phóng xạ; thiết bị chuyên ngành đặc biệt; khuôn mẫu dùng trong công nghiệp đúc; các thiết bị đo lường, thí nghiệm khác.
  • Thiết bị và phương tiện vận tải: Phương tiện vận tải đường bộ; phương tiện vận tải đường sắt; phương tiện vận tải đường thủy, phương tiện vận tải đường không; thiết bị vận chuyển đường ống; phương tiện bốc dỡ, nâng hàng; thiết bị và phương tiện vận tải khác.
  • Dụng cụ quản lý: thiết bị tính toán, đo lường; máy móc, thiết bị thông tin, điện tử và phần mềm tin học phục vụ quản lý; phương tiện và dụng cụ quản lý khác.

Phân loại theo cách này giúp cho việc chọn nhóm chuyên gia định giá có khả năng am hiểu chuyên sâu về máy, thiết bị và tạo điều kiện về cập nhật, theo dõi đánh giá động thái vận hành, cũng như nắm các số liệu lịch sử; tử đó chuyên nghiệp hóa công tác định giá máy, thiết bị.

4.3. Phân loại theo mức độ mới cũ của máy, thiết bị

  • Máy, thiết bị mới: là các máy, thiết bị được mua sắm mới hoặc chế tạo mới, hoặc chế tạo mới, chưa từng đưa vào sử dụng.
  • Máy, thiết bị đã qua sử dụng: là các máy, thiết bị đã từng được sử dụng.

Việc phân loại này cũng có ý nghĩa trong việc lựa chọn phương pháp định giá.  Định giá máy, thiết bị đã qua sử dụng thường công đoạn khảo sát hiện trạng máy, thiết bị cần phải tiến hành tỉ mỉ hơn nhằm đánh giá sát thực chất lượng con lại trước tiến hành định giá.

5. Mục đích xác định giá máy thiết bị

Mục đích xác định giá máy thiết bị có ảnh hưởng đến lựa chọn cơ sở định giá. Xác định chính xác mục đích định giá giúp thẩm định viên tránh được lựa chọn cơ sở thẩm định giá không đúng, qua đó áp dụng phương pháp xác định giá không thích hợp, dẫn đến việc định giá không đúng với mục đích được yêu cầu. Hiện nay, xác định giá máy móc thiết bị phục vụ một số mục đích sau:

  • Báo cáo tài chính; vay vốn ngân hàng; bảo hiểm; giải quyết tranh chấp
  • Lựa chọn phương án đầu tư; góp vốn liên kết
  • Liên kết, đấu thầu, đấu giá, lập dự toán đầu tư
  • Mua bán, cho thuê máy, thiết bị
  • Báo cáo thuế, báo cáo tài chính, hạch toán sổ sách kế toán
  • Các mục đích khácđược pháp luật công nhận

6. Phương pháp xác định giá máy móc thiết bị

Xác định giá trị máy móc thiết bị bao gồm 3 cách tiếp cận cơ bản được thẩm định viên thường xuyên sử dụng:

  • Cách tiếp cận thị trường: phương pháp so sánh;
  • Cách tiếp cận chi phí: phương pháp chi phí tái tạo, phương pháp chi phí thay thế;
  • Cách tiếp cận từ thu nhập: phương pháp vốn hóa trực tiếp, phương pháp dòng tiền chiết khấu.

Việc lựa chọn phương pháp xác định giá máy, thiết bị thường phụ thuộc vào các yếu tố: Chủng loại máy móc thiết bị cần xác định giá trị; Sự sẵn có của dữ liệu thị trường và sự tin cậy của thông tin dữ liệu đó; Mục đích của việc xác định giá. Từ đó thẩm định viên sẽ lựa chọn những phương pháp xác định giá trị máy móc phù hợp theo tiêu chuẩn thẩm định giá và pháp luật Việt Nam.

Phương pháp xác định giá máy móc thiết bị

6.1. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh thuộc cách tiếp cận từ thị trường là phương pháp xác định giá trị của máy móc thẩm định giá dựa trên cơ sở phân tích mức giá của máy, thiết bị so sánh để ước tính, xác định giá trị của máy, thiết bị thẩm định giá. Phương pháp so sánh là phương pháp thường được áp dụng phổ biến để định giá các máy, thiết bị mà có các bằng chứng thị trường về các hoạt động mua, bán những máy, thiết bị giống hoặc tương tự. Đây cũng chính là phương pháp áp dụng cho nhiều mục đích định giá khác nhau, như: mua bán, trao đổi, thế chấp, đầu tư, góp vốn…

Phương pháp so sánh được thực hiện thông qua việc người định giá sử dụng giá trị thị trường của các máy, thiết bị tương tụ làm căn cứ xác định giá trị của máy, thiết bị cần định giá sau khi đã tiến hành các điều chỉnh thích hợp. Tuy nhiên, thường ít có các máy móc, thiết bị giống nhau hoàn toàn (đặc tính kinh tế, kỹ thuật cao hơn hoặc thấp hơn, hay giá trị của máy, thiết bị thay đổi theo thời gian) nên khi tiến hành định giá theo phương pháp so sánh, người định giá theo phương pháp só sánh, người định giá thường lấy thông tin về giá của loại máy, thiết bị có cùng công dụng, cấu tạo ở trên thị trường, sau đó sử dụng các hệ số điều chỉnh như hệ số chênh lệch về phẩm chất, độ chính xác, độ tiện dụng, và hệ số làm phát tiền tệ để xác định giá trị thị trường của máy, thiết bị cần định giá.

Các bước tiến hành định giá

Bước 1:  Tìm kiếm các thông tin về những máy, thiết bị được mua bán công khai trong thời gian gần nhất trên thị trường mà có thể so sánh được với máy, thiết bị cần định giá.

Bước 2:  Kiểm tra các thông tin về máy, thiết bị có thể so sánh được để xác định giá trị thị trường của nó làm cơ sở để so sánh với máy, thiết bị mục tiêu cần định giá. Thông thường, nên lựa chọn một số máy, thiết bị thích hợp nhất về mặt cấu tạo mà có thể so sánh được với máy, thiết bị mục tiêu cần định giá.

Bước 3 : Phân tích và điều chỉnh

Bước 4: Ước tính giá trị của máy, thiết bị cần định giá trên cơ sở các mức giá đã được điều chỉnh  (mức giá chỉ dẫn).

Ưu nhược điểm của phương pháp so sánh

Ưu điểm:

  • Được áp dụng phổ biến rộng rãi và được sử dụng nhiều nhất trong thực thế, vì nó là một phương pháp không có những khó khăn về kỹ thuật tính toán.
  • Có cơ sở vững chắc để được công nhận, vì dựa vào giá trị thị trường cũng như dựa vào các thông số nhận biết được để so sánh và đánh giá.

– Nhược điểm:

  • Có khi việc so sánh không thực hiện được so tính chất đặc biệt về các thông số kinh tế, kỹ thuật của máy, thiết bị mục tiêu cần định giá, cho nên người định giá khó tìm được một chứng cớ thị trường phù hợp để tiến hành so sánh. Nếu vẫn tiến hành so sánh trong trường hợp này sẽ cho kết quả có độ tin cậy thấp.
  • Tính chính xác của phương pháp này sẽ giảm khi thị trường có sự biến động mạnh về giá.
  • Phương pháp này cũng chưa đựng những yếu tố chủ quan của người định giá, nhất là trong việc tính toán nhằm điều chỉnh sự khác biệt của các thông số.

6.2. Phương pháp chi phí tái tạo

Phương pháp chi phí tái tạo thuộc cách tiếp cận từ thị trường: là phương pháp thẩm định giá xác định giá trị của máy, thiết bị, dây chuyền sản xuất thẩm định giá dựa trên cơ sở chênh lệch giữa chi phí tái tạo ra máy, thiết bị giống hệt với máy, thiết bị, dây chuyền sản xuất thẩm định giá theo giá thị trường hiện hành và giá trị hao mòn máy, thiết bị thẩm định giá. Chi phí tái tạo là chi phí hiện hành phát sinh của việc sản xuất ra một máy móc thiết bị thay thế giống hệt như máy thiết bị mục tiêu cần thẩm định giá, bao gồm những điểm đã lỗi thời của máy, thiết bị mục tiêu đó.

Phương pháp chi phí tái tạo thường được áp dụng khi máy móc thiết bị không có đủ thông tin trên thị trường đẻ áp dụng phương pháp so sánh và phương pháp thu nhập. Tùy vào mục đích thẩm định giá, đặc điểm  của máy móc thiết bị, dây chuyền sản sản xuất và mức độ sẵn có của số liệu, thẩm định viên, chuyên viên lựa chọn phương pháp chi phí thay thế hoặc phương pháp chi phí tái tạo (trong phương pháp chi phí) để tiến hành thẩm định giá

Công thức:

Giá trị ước tính của máy thiết bị, dây chuyền sản xuất = Chi phí tái tạo (đã bao gồm lợi nhuận của nhà sản xuất/nhà đầu tư – Tổng giá trị hao mòn

Các bước tiến hành

  • Bước 1: Ước tính chi phí tái tạo hiện tại để tạo lập và đưa vào sử dụng một máy, thiết bị mới.
  • Bước 2: Ước tính tổng giá trị hao mòn của máy thiết bị xét trên tất cả nguyên nhân (do hao mòn hữu hình, hao mòn vô hình) tính tới thời điểm thẩm định giá.
  • Bước 3: Khấu trừ tổng giá trị hao mòn khỏi chi phí tái tạo, kết quả thu được chính là giá trị hiện tại của máy, thiết bị cần định giá (tức là lấy kết quả bước 1 trừ kết quả bước 2 ta thu được kết quả bước 3).

Ưu điểm và nhược điểm phương pháp chi phí tái tạo

– Ưu điểm

  • Sử dụng để xác định giá các máy, thiết bị dùng cho các giao dịch và mục đích riêng biệt;
  • Sử dụng khi không có bằng chứng trên thị trường để so sánh, thiếu cơ sở dự báo dòng lợi ích tương lai là máy, thiết bị mang lại;
  • Áp dụng đối với những máy thiết bị không có cơ sở để so sánh trên thị trường do sử dụng cho mục đích riêng biệt

– Nhược điểm

  • Do phương pháp chi phí cũng dựa vào các dữ liệu trên thị trường, nên khi không có dữ liệu trên thị trường việc xác định giá trị máy cũng mang tính chất chủ quan của thẩm định viên.
  • Chi phí không bằng giá trị, và chi phí không tạo ra giá trị;
  • Phương pháp chi phí phải sử dụng đến cách tiếp cận cộng tới, song tổng nhiều bộ phận chưa chắc đã bằng với giá trị của toàn bộ. Trong việc áp dụng phương pháp chi phí giả định cho rằng chi phí bằng giá trị, trên thực tế giả định này có thể không đúng.

 6.3. Phương pháp chi phí thay thế

Phương pháp chi phí thay thế thuộc cách tiếp cận từ thị trường:: là phương pháp thẩm định giá xác định giá trị của máy, thiết bị, dây chuyền sản xuất thẩm định giá dựa trên cơ sở chênh lệch giữa chi phí thay thế ra máy, thiết bị giống hệt với máy, thiết bị, dây chuyền sản xuất thẩm định giá theo giá thị trường hiện hành và giá trị hao mòn máy, thiết bị thẩm định giá.

Phương pháp chi phí thay thế thường được áp dụng khi máy móc thiết bị không có đủ thông tin trên thị trường đẻ áp dụng phương pháp so sánh và phương pháp thu nhập. Tùy vào mục đích thẩm định giá, đặc điểm  của máy móc thiết bị, dây chuyền sản sản xuất và mức độ sẵn có của số liệu, thẩm định viên, chuyên viên lựa chọn phương pháp chi phí thay thế hoặc phương pháp chi phí tái tạo (trong phương pháp chi phí) để tiến hành thẩm định giá

Công thức:

Giá trị ước tính của máy thiết bị, dây chuyền sản xuất = Chi phí tái tạo thay thế (đã bao gồm lợi nhuận của nhà sản xuất/nhà đầu tư – Tổng giá trị hao mòn (không bao gồm phần giá trị hao mòn chức năng của máy móc thiết bị thẩm định giá đã được phản ánh trong chi phí tạo ra máy móc thiết bị thay thế.

Các bước tiến hành

  • Bước 1: Ước tính chi phí thay thế hiện tại để tạo lập và đưa vào sử dụng một máy, thiết bị mới.
  • Bước 2: Ước tính tổng giá trị hao mòn của máy thiết bị xét trên tất cả nguyên nhân (do hao mòn hữu hình, hao mòn vô hình) tính tới thời điểm thẩm định giá.
  • Bước 3: Khấu trừ tổng giá trị hao mòn khỏi chi phí tái tạo, kết quả thu được chính là giá trị hiện tại của máy, thiết bị cần định giá (tức là lấy kết quả bước 1 trừ kết quả bước 2 ta thu được kết quả bước 3).

Ưu điểm và nhược điểm phương pháp chi phí thay thế

– Ưu điểm

  • Sử dụng để xác định giá các máy, thiết bị dùng cho các giao dịch và mục đích riêng biệt;
  • Sử dụng khi không có bằng chứng trên thị trường để so sánh, thiếu cơ sở dự báo dòng lợi ích tương lai là máy, thiết bị mang lại;
  • Áp dụng đối với những máy thiết bị không có cơ sở để so sánh trên thị trường do sử dụng cho mục đích riêng biệt

– Nhược điểm

  • Do phương pháp chi phí cũng dựa vào các dữ liệu trên thị trường, nên khi không có dữ liệu trên thị trường việc xác định giá trị máy cũng mang tính chất chủ quan của thẩm định viên.
  • Chi phí không bằng giá trị, và chi phí không tạo ra giá trị;
  • Phương pháp chi phí phải sử dụng đến cách tiếp cận cộng tới, song tổng nhiều bộ phận chưa chắc đã bằng với giá trị của toàn bộ. Trong việc áp dụng phương pháp chi phí giả định cho rằng chi phí bằng giá trị, trên thực tế giả định này có thể không đúng.

6.4. Phương pháp vốn hóa trực tiếp

Phương pháp vốn hóa trực tiếp thuộc cách tiếp cận từ thu nhập: là phương pháp thẩm định giá xác định giá trị của máy móc thiết bị thẩm định giá dựa trên cơ sở quy đổi dòng thu nhập thuần ổn định hàng năm dự kiến có được từ máy móc thiết bị về giá trị hiện tại thông qua việc sử dụng tỷ suất vốn hóa phù hợp. Phương pháp vốn hóa trực tiếp được áp dụng trong trường hợp thu nhập từ máy móc thiết bị là tương đối ổn định (không đổi hoặc thay đổi theo một tỷ lệ nhất định) trong suốt thời gian sử dụng hữu ích còn lại (được tính bằng tuổi đời kinh tế còn lại) của máy móc thiết bị hoặc vĩnh viễn.

Phương pháp vốn hóa trực tiếp được áp dụng trong trường hợp thu nhập từ máy móc thiết bị là tương đối ổn định (không đổi hoặc thay đổi theo một tỷ lệ nhất định) trong suốt thời gian sử dụng hữu ích còn lại (được tính bằng tuổi đời kinh tế còn lại) của máy thiết bị hoặc vĩnh viễn.

Công thức:

V= I/R

Trong đó:

V: Giá trị máy móc thiết bị thẩm định giá

I: Thu nhập hoạt động thuần

R: Tỷ suất vốn hóa

Các bước tiến hành

Các bước tiến hành:

Bước 1: Ước tính thu nhập hoạt động thuần do máy thiết bị mang lại

Bước 2: Xác định tỷ suất vốn hóa

Bước 3: Áp dụng công thức vốn hóa trực tiếp.

Ưu điểm và nhược điểm phương pháp vốn hóa trực tiếp

  • Ưu điểm: Đơn giản, dễ sử dụng; Dựa trên cơ sở tài chính để tính toán nên rất khoa học.
  • Nhược điểm: Việc xác định tỷ suất vốn hóa chính xác là phức tạp do việc đầu tư tài sản là phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của từng cá nhân.

6.5. Phương pháp dòng tiền chiết khấu

Phương pháp dòng tiền chiết khấu thuộc cách tiếp cận từ thu nhập: là phương pháp thẩm định giá xác định giá trị của máy móc thiết bị thẩm định giá dựa trên cơ sở quy đổi các dòng tiền trong tương lai dự kiến có được từ máy móc thiết bị về giá trị hiện tại thông qua việc sử dụng tỷ suất chiết khấu phù hợp. Phương pháp dòng tiền chiết khấu được áp dụng trong trường hợp thu nhập từ máy móc thiết bị biến đổi qua các giai đoạn khác nhau (không ổn định).

Phương pháp dòng tiền chiết khấu được áp dụng trong trường hợp thu nhập từ máy móc thiết bị biến đổi qua các giai đoạn khác nhau (không ổn định).

Công thức:

  • Trường hợp dòng tiền không đều:

Trường hợp dòng tiền đều:

Trong đó:

V: Giá trị thị trường của máy móc thiết bị

CFt: Dòng tiền năm thứ t

CF: Dòng tiền phát sinh đều đặn hàng năm

CFO: Dòng tiền phát sinh tại thời điểm bắt đầu giai đoạn dự báo dòng tiền. (Tại thời điểm này có thể chưa phát sinh thu nhập từ máy móc thiết bị nhưng có thể đã phát sinh chi phí đầu tư ban đầu)

Vn: Giá trị tài sản cuối kỳ dự báo

n: Giai đoạn dự báo dòng tiền trong tương lai

r: Tỷ suất chiết khấu

t: Năm dự báo

Các bước tiến hành:

Bước 1: Xác định giai đoạn dự báo dòng tiền trong tương lai.

Bước 2: Ước tính dòng tiền thuần trên cơ sở ước tính thu nhập từ máy móc thiết bị và ước tính chi phí liên quan đến việc khai thác, vận hành máy, thiết bị.

Bước 3: Ước tính giá trị máy, thiết bị cuối kỳ dự báo.

Bước 4: Ước tính tỷ suất chiết khấu thích hợp.

Bước 5: Xác định giá trị máy, thiết bị bằng công thức nêu trên.

Ưu điểm và nhược điểm phương pháp dòng tiền chiết khấu

  • Ưu điểm: Khắc phục nhược điểm của phương pháp vốn hóa thu nhập truyền thống là chưa tính yếu tố lạm phát và sự không ổn định của dòng thu nhập; Hữu ích trong phân tích các đầu tư quan trọng để ra quyết định.
  • Nhược điểm: Dùng nhiều giả định nên cần nhiều thông tin để phân tích, dự báo (doanh thu/chi phí) trong tương lai không dễ dàng; Phương pháp rất phức tạp; Thẩm định viên phải có nhiều năm kinh nghiệm, có năng lực chuyên môn cao.

7. Quy trình xác định giá máy móc thiết bị

Quy trình xác định giá máy móc thiết bị được tuân thủ 6 bước theo Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 05 “Quy trình thẩm định giá’ được Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2015/TT-BTC ngày 06/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Bước 1. Xác định tổng quát về máy móc thiết bị cần xác định giá và xác định giá trị thị trường hoặc phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá.

Bước 2. Lập kế hoạch thẩm định giá.

Bước 3. Khảo sát hiện trường, thu thập thông tin về máy, thiết bị.

Bước4. Phân tích thông tin.

Bước 5. Xác định giá trị tài sản cần thẩm định giá.

Bước 6. Lập báo cáo và chứng thư kết quả thẩm định giá.

8. Công ty xác định giá máy móc thiết bị uy tín

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp luôn đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu và đó cũng là yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Để thực hiện được mục tiêu này và nâng cao giá trị của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị, xây dựng nhà xưởng, mua các công nghệ… trên cơ sở một số vốn nhất định để tài trợ cho nhu cầu đầu tư.  Vì vậy thẩm định giá máy móc thiết là nhu cầu cần thiết bị và quan trọng để phục vụ cho nhiều mục đích của doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước, cá nhân để vay vốn ngân hàng, thu hút đầu tư, liên kết kinh doanh, tính thuế, bảo hiểm, báo cáo tài chính, hạch toán sổ sách kế toán…là đặc biệt quan trọng.

Thẩm định giá Thành Đô là doanh nghiệp thẩm định giá máy móc thiết bị uy tín hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Thành Đô được thành lập trên sự hợp tác của nhiều chuyên gia có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm định giá, phân tích tài chính, kiểm toán, ngân hàng tại Việt Nam.Trải qua một quá trình phát triển, (TDVC) đã khẳng định được vị thế, tạo dựng được uy tín; thương hiệu vững vàng, lòng tin đối với khách hàng và được các tổ chức, doanh nghiệp, cơ quản lý Nhà nước đánh giá cao. Năm 2019, (TDVC) vinh dự được chứng nhận “Thương hiệu – nhãn hiệu độc quyền uy tín 2019”, Năm 2020 Thành Đô được vinh danh “Thương hiệu đất việt uy tín 2020”, “Thương hiệu tin cậy 2020”. Bên cạnh đó Thẩm định giá Thành Đô áp dụng tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2015 cho hệ thống quản lý chất lượng trong dịch vụ thẩm định giá (bất động sản, giá trị doanh nghiệp, máy móc thiết bị, dự án đầu tư, công trình xây dựng) góp phần quan trọng giúp khách hàng có những quyết định chính xác trong việc đầu tư, kinh doanh và mua bán minh bạch trên thị trường. Cùng đó với hệ thống thẩm định giá rộng khắp cả nước: Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Cần Thơ, Nghệ An, Lâm Đồng và không ngừng mở rộng thêm, chúng tôi đảm bảo sẽ đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu thẩm định giá tài sản của quý khách hàng trên toàn quốc.

QUÍ VỊ CÓ NHU CẦU THẨM ĐỊNH GIÁ VUI LÒNG LIÊN HỆ:

CÔNG TY CỔ PHẦN THẨM ĐỊNH GIÁ THÀNH ĐÔ

  • Hội sở: Tầng 6 toà nhà Seaprodex số 20 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội.

  • Hotline: 0985103666 – 0906020090 | | Email: [email protected]

  • Hệ thống thẩm định giá toàn quốc:

    XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY

  • Hồ sơ năng lực:

    TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết: “Máy móc thiết bị là gì? Phương pháp xác định giá máy móc thiết bị” tại chuyên mục tin thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá tài sản hàng đầu tại Việt Nam.

Liên hệ thẩm định giá:   0985 103 666   0906 020 090

Website: www.thamdinhgiathanhdo.com