Máy phát điện xoay chiều – Khái niệm, cấu tạo và nguyên lý

Mục lục bài viết

Máy Phát Điện Xoay Chiều

Máy phát điện xoay chiều là một thiết bị điện vô cùng quen thuộc đối với người Việt Nam. Và những ai chưa biết hoặc đang tìm hiểu về dòng máy này thì hãy tham khảo bài viết này nhé. Bài viết gồm các nội dung sau: khái niệm, cấu tạo máy phát điện, nguyên lý hoạt động và phân loại máy phát điện. Mời bạn đọc cùng theo dõi.

1. Máy phát điện xoay chiều là gì?

Đây là phần nội dung giới thiệu tổng quan về loại máy phát điện phổ biến này.

1.1. Lý thuyết máy phát điện xoay chiều

Rất nhiều người cho rằng bất kỳ một máy phát điện nào sản sinh ra dòng điện xoay chiều đều được coi là máy phát điện xoay chiều. Tuy nhiên, khái niệm chuẩn của loại máy này lại không phải như thế. Một máy phát điện có khả năng biến cơ năng thành điện năng nhờ vào hiện tượng cảm ứng điện từ mới là khái niệm được công nhận.

Loại máy này thường được người Việt gọi là máy phát điện không đồng bộ. Hoặc cách gọi ngắn gọn hơn đó chính là máy phát điện. Tuy nhiên, với cách gọi nào thì đây cũng là thiết bị sản sinh ra dòng điện xoay chiều.

1.2. Cấu tạo máy phát điện xoay chiều

Cấu tạo của máy phát điện xoay chiều gồm 2 phần chính là phần cảm và phần ứng.

  • Cấu tạo roto của máy phát điện (phần cảm): gồm các nam châm điện có chức năng tạo ra từ thông.

  • Cấu tạo stato của máy phát điện (phần ứng) : được tạo thành bởi hệ thống các cuộn dây điện cố định, giống nhau về kích thước.

Bên cạnh 2 bộ phận chính trên còn các bộ phận cấu thành khác như: đầu phát, hệ thống nhiên liệu, làm mát, hệ thống xả,…

1.3. Nguyên lý máy phát điện xoay chiều

Hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Khi số đường sức từ của nam châm xuyên qua tiết diện của cuộn dây luân phiên tăng giảm thì dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây cũng luân phiên đổi chiều. Tiết diện của cuộn dây tăng giảm có thể là do cuộn dây quay tròn hoặc nam châm quay tròn. Nếu chu trình cứ tái diễn liên tục như vậy thì sẽ hình thành nên dòng điện.

1.4. Công dụng máy phát điện xoay chiều

Là một thiết bị vô cùng cần thiết và hiệu quả trong cuộc sống hằng ngày. Công dụng chính của máy phát điện chính là cung cấp nguồn điện dự phòng khi mất điện lưới. Hoặc có thể gia tăng năng lượng điện cho việc sản xuất. Đặc biệt là có thể hiệu chỉnh hoặc chỉnh lưu điện áp hàng ngày. Đây quả là một liệu pháp tốt giúp quá trình sinh hoạt và sản xuất công nghiệp diễn ra bình thường ngay cả khi mất điện.

Tìm hiểu thêm về Quy trình vận hành máy phát điện 3 pha để biết cách vận hành loại thiết bị này nhé.

2. Phân loại máy phát điện xoay chiều

Trên thực thế, nhà sản xuất phân loại máy phát điện dựa trên nguyên lý hoạt động. Có hai loại máy phát điện xoay chiều đó là máy phát điện 3 pha và máy phát điện 1 pha. Về cơ bản, hai loại máy này đều là máy đồng bộ và chỉ khác nhau một chút về cấu tạo và nguyên tắc hoạt động.

2.1. Máy phát điện 1 pha

Về cấu tạo máy phát điện 1 pha: vẫn gồm hai phần chính là phần ứng và phần cảm.

  • Phần cảm gồm hệ thống các nam châm điện. Khi hệ thống này quay sẽ tạo ra từ thông biến thiên..

  • Phần ứng bao gồm các cuộn dây điện có kích thước tương đương nhau và cố định tại một vòng tròn.

 

Tùy theo công suất của máy phát điện mà có thể có phần đứng yên và phần quay khác nhau. Đối với máy phát điện công suất lớn thì phần đứng là cuộn dây, phần quay sẽ là nam châm. Đối với máy phát điện công suất nhỏ thì ngược lại. Phần đứng yên sẽ được gọi là stato và phần chuyển động là roto. 

Về nguyên lý hoạt động: vẫn là dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Túc là, khi roto quay một suất điện động biến thiên sẽ được tạo ra và khi suất điện động này được đưa ra ngoài sẽ tạo ra dòng điện xoay chiều. 

2.2. Máy phát điện xoay chiều 3 pha

Về cấu tạo: Máy phát điện 3 pha có cấu tạo tương tự như máy phát điện 1 pha

  • Phần cảm (roto) là 1 nam châm điện quay quanh trục cố định để tạo ra một lượng từ trường biến thiên phù hợp

  • Phần ứng (stato) gồm 3 cuộn dây lệch nhau 120 độ và giống nhau về kích thước và số vòng.

Ngoài ra còn một số bộ phận khác như: vỏ máy phát, bạc lót, giá đỡ, bộ chỉnh lưu, bộ điều chỉnh điện, vòng tiếp điện.

Về nguyên tắc hoạt động: dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ theo một nguyên lý được lắp đặt sẵn. Khi nam châm bắt đầu quay trong cuộn dây cũng là lúc điện áp được hình thành. Điện áp này sẽ được sinh ra giữa hai đầu của cuộn dây và tạo nên dòng điện xoay chiều.

Bài viết có thể bạn quan tâm sự khác nhau :  máy phát điện 3 pha và 1 pha

xem ví dụ 1 số các loại máy 3 pha tại đây

3. Những lưu ý khi sử dụng máy phát điện xoay chiều

Bất cứ một thiết bị điện muốn sử dụng được lâu dài thì phải có kiến thức vận hành tốt. Có như vậy máy mới hoạt động tốt và tránh được những rủi ro trong quá trình vận hành. Dưới đây là một số lưu ý bạn cần đặc biệt quan tâm: 

  • Thường xuyên kiểm tra và luôn giữ các thiết bị cắm điện và các kết nối điện trong trạng thái an toàn.

  • Chọn máy phát điện phải phù hợp với nhu cầu sử dụng để tránh lãng phí hoặc thiếu hụt công suất.

  • Phân bổ công suất của máy phát điện sao cho phù hợp.

  • Giữ điện áp, tần số và công suất hoạt động ở phạm vi cho phép.

  • Chú ý đến âm thanh của máy phát điện khi chạy.

Trên đây là toàn bộ những lý thuyết cơ bản về máy phát điện xoay chiều. Để có thể hiểu biết chuyên sâu hơn về máy phát điện, mời bạn đọc theo dõi tại chuyên mục “Chuyên gia máy phát điện” của chúng tôi nhé.