Máy tính lượng tử là gì ? tác động như nào tới Bitcoin và thị trường tiền ảo – Tỷ giá bitcoin, litecoin, các loại tiền ảo hôm nay

Rate this post

Mới đây Google đã chính thức cho ra máy tính lượng tử của mình, trước đó D-Wave cũng cho ra chiếc máy tính lượng tử đầu tiên có thể sử lý phép toán của siêu máy tính mất 1000 năm trong 3 phút. Vậy có nghĩa là một siêu trâu đào bitcoin và tiền ảo đã ra đời.

Điện toán lượng tử là gì?

Các hệ vật thể lượng tử có thể tồn tại tại nhiều trạng thái khác nhau cùng một lúc và được gọi là trạng thái chồng chập lẫn nhau. Ý tưởng máy tính lượng tử được đề xuất lần đầu tiên vào năm 1980 bởi nhà toán học người Đức gốc Nga Yuri Manin bằng cách sử dụng các hiệu ứng chồng chập và vướng víu lượng tử để thực hiện các tính toán trên dữ liệu đưa vào.

Khác với máy tính kỹ thuật số dựa trên tranzitor đòi hỏi cần phải mã hóa dữ liệu thành các chữ số nhị phân, mỗi số được gán cho 1 trong 2 trạng thái nhất định là 0 hoặc 1, tính toán lượng tử sử dụng các bit lượng tử ở trong trạng thái chồng chập để tính toán. Điều này có nghĩa là 1 bit lượng tử (đơn vị cơ bản của thông tin trong điện toán, viết tắt là qubit) có thể có giá trị 0 và 1 ở cùng 1 thời điểm.

Việc đánh giá giá trị của qubit được thể hiện qua thí nghiệm đồng xu của David Deutsch và Richard Jozsa, hai nhà tiên phong trong lĩnh vực tính toán lượng tử. Thông thường, để xem hai mặt của một đồng xu ta phải lật nó lại. Như vậy là mất hai bước. Trong khi đó, Deutsch và Jozsa dùng tính toán lượng tử để cùng lúc xem cả hai mặt của một đồng xu (giả tưởng) sau khi nó được tung lên. Một qubit sẽ là sự kết hợp bình quân giữa mặt sấp và mặt ngửa.

Về mặt lý thuyết, một máy tính có nhiều qubit có khả năng xử lý một lượng tác vụ vô cùng lớn như tính toán số học hoặc thực hiện tìm kiếm trong cơ sở dữ liệu cực lớn trong thời gian nhanh hơn nhiều so với các máy tính thông thường. Một máy tính lượng tử còn có thể giải quyết cực nhanh những vấn đề phức tạp mà các siêu máy tính hiện nay dù mất hàng triệu năm vẫn không tìm ra được lời giải đáp.
Thậm chí, một máy tính lượng tử có khả năng giải được các vấn đề phức tạp nhanh hơn so với máy tính cổ điển sử dụng thuật toán tốt nhất hiện nay, điển hình như thuật toán Shor để phân tích số tự nhiên thành số nguyên tố hoặc thuật toán Simon.

Máy tính lượng tử ảnh hưởng như nào đến Bitcoin và tiền điện tử

Khi có máy tính lượng tử, tốc độ tính toán tăng lên, việc giải mã các chuỗi khối (blockchain) sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Khi thời gian giải mã giảm xuống, giá trị tiền điện tử cũng không còn như hiện tại. Thậm chí, nó có thể khiến cấu trúc các loại tiền như Bitcoin bị phá vỡ hoặc bị hack.

Nhận định trên không phải là không có cơ sở. Những loại tiền ảo như Bitcoin là phần thưởng cho những ai tham gia mạng lưới giải mã các chuỗi khối trong thời gian nhất định và bị giới hạn (21 triệu Bitcoin) để tránh lạm phát. Theo tính toán ban đầu, toàn bộ 21 triệu Bitcoin sẽ được khai thác hết vào năm 2140. Nhưng nếu có sự tham gia của máy tính lượng tử, thời gian này nhiều khả năng bị rút ngắn đáng kể.

Tuy nhiên, David Chaum, sáng lập của công ty chuyên về blockchain E-cash và tiền điện tử Praxxis, cho rằng phải rất lâu nữa máy tính lượng tử mới đe dọa đến tiền ảo. “Những thứ Google vừa đạt được có vẻ rất ấn tượng. Nhưng trong thực tế, thật khó để đánh giá tầm ảnh hưởng của nó vào lúc này”, Chaum nói. “Làm thế nào để chúng ta chắc chắn rằng máy tính lượng tử của Google mạnh hơn D-Wave, cỗ máy mà nhóm tạo ra chúng tuyên bố đã vượt 1.000 qubit từ 4 năm trước”.

Trước đó, Google cho biết, thí nghiệm Lượng tử tối cao mà nhóm thực hiện chạy trên bộ xử lý 54 qubit (bit lượng tử) có tên là Sycamore. Máy tính lượng tử của Google mất khoảng 200 giây (3 phút 20 giây) để thực hiện xong phép toàn mà IBM Summit, siêu máy tính mạnh nhất thế giới, ước tính phải mất 10.000 năm mới giải xong. Đây cũng là cơ sở để nhóm nghiên cứu khẳng định kết quả nghiên cứu của mình đã đạt Ưu thế lượng tử.