Môi Trường Marketing Là Gì? Phân Tích Môi Trường Marketing – Tmarketing
Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau. Chưa kể khi kinh doanh ở mỗi lĩnh vực nào sẽ phải chịu những yếu tố môi trường ở lĩnh vực đó tác động. Môi trường ấy đem lại cả điều kiện thuận lợi và thách thức, nguy cơ tiềm ẩn cho doanh nghiệp. Các yếu tố bên ngoài và bên trong này kết hợp lại với nhau tạo thành một môi trường marketing. Vậy môi trường marketing là gì ? Bao gồm các yếu tố nào? Cùng tham khảo qua bài viết sau nhé!
Mục lục bài viết
Môi Trường Marketing là Gì?
Phân tích môi trường marketing bao gồm các yếu tố nào?
Môi trường marketing (Marketing Environment) bao gồm các yếu tố bên trong (nhân viên, khách hàng, cổ đông, các nhà bán lẻ và phân phối, vv) và các yếu tố bên ngoài (chính trị, pháp lý, xã hội, công nghệ, kinh tế) xung quanh việc kinh doanh và ảnh hưởng đến hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp.
Môi trường bên trong
Môi trường bên trong bao gồm tất cả những lực lượng cũng như là các yếu tố ở bên trong của một doanh nghiệp. Chúng đều có sự ảnh hưởng tới hoạt động Marketing trong doanh nghiệp đó. Môi trường bên trong bao gồm những thành phần như:
- Con người: Nhà quản trị, nhân viên, công nhân…
- Tài chính.
- Máy móc.
- Nguyên vật liệu.
- Sản phẩm, hàng hóa.
Các thành phần này sẽ được thực hiện thông qua sự kiểm soát của các nhà quản trị Marketing và nó có thể sẽ bị thay đổi nếu như môi trường bên ngoài thay đổi. Việc phân tích môi trường bên trong cũng quan trọng giống như phân tích môi trường bên ngoài. Nó chính là một phần của tổ chức, có sự ảnh hưởng tới những quyết định quảng bá và tiếp thị với khách hàng.
Môi trường bên ngoài
Môi trường bên ngoài tạo thành các yếu tố và lực lượng bên ngoài doanh nghiệp và ở đó marketer có ít hoặc không có quyền kiểm soát. Môi trường bên ngoài có hai loại:
a. Môi trường marketing vi mô
Khách hàng
Mục đích chính cho sự tồn tại của hầu hết các tổ chức là thoả mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Mục tiêu của doanh nghiệp là làm hài lòng khách hàng và thu được lợi nhuận. Vì vậy, mục đích cuối cùng của doanh nghiệp là cung cấp sản phẩm/ dịch vụ tốt nhất cho khách hàng với giá tốt nhất. Đây cũng chính là lý do vì sao các chiến lược tiếp thị hướng đến việc lắng nghe khách hàng, coi trọng phản hồi của họ để hiểu nhu cầu và đưa ra sản phẩm tốt nhất đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngày càng trở nên quan trọng doanh nghiệp.
Nhân viên
Trong bất kể tổ chức, doanh nghiệp nào nhân viên cũng là một trong những yếu tố “nòng cốt” góp phần quan trọng vào sự thành công của doanh nghiệp. Chất lượng của đội ngũ nhân viên vụ thuộc rất lớn vào sự đào tạo và tạo động lực làm việc cho họ. Vì vậy, đào tạo & phát triển là rất quan trọng để truyền đạt các kỹ năng tiếp thị cho một cá nhân.
Nhà cung cấp
Nhà cung cấp có thể là một người hay tổ chức cung cấp các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, linh kiện, lao động… cho doanh nghiệp để thực hiện các hoạt động sản xuất. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp là mối quan hệ hai chiều. Cả hai đều phụ thuộc vào nhau để tồn tại. Điều quan trọng là xác định các nhà cung cấp hiện có trên thị trường và chọn những nhà cung cấp tốt nhất đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.
Nhà bán lẻ & Nhà phân phối (Trung gian marketing)
Các đối tác kênh đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định sự thành công của hoạt động tiếp thị. Từ hoạt động tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, họ có thể đưa ra đề xuất về mong muốn của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ của sản phẩm đó.
Đối thủ cạnh tranh
Cạnh tranh là yếu tố giúp công ty phát triển mạnh mẽ. Đối thủ cạnh tranh là những người bán đối thủ hoạt động trong cùng ngành. Trên thực tế, chúng ta có ít khả năng hoặc không thể kiểm soát được hành động của các đối thủ cạnh tranh mà chỉ có thể dự đoán hành vi cạnh tranh và sẵn sàng đối phó với chúng. Các đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng đáng kể đến việc lựa chọn chiến lược marketing của doanh nghiệp như: lựa chọn thị trường mục tiêu, nhà cung cấp, kênh tiếp thị cũng như liên quan đến danh mục sản phẩm, danh mục giá và kết hợp khuyến mại…
Cổ đông
Cổ đông là chủ sở hữu của công ty, và mọi công ty đều có mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của cổ đông. Do đó, các hoạt động tiếp thị cần được thực hiện lưu ý lợi nhuận cho cổ đông.
Chính phủ
Các cơ quan của Chính phủ ban hành một số chính sách có ảnh hưởng đến chiến lược tiếp thị chẳng hạn như: Chính sách giá cả, chính sách tín dụng, chính sách giáo dục… Các doanh nghiệp cần theo dõi các chính sách này và thực hiện các kế hoạch Marketing sao cho phù hợp
Công chúng
Doanh nghiệp có một số trách nhiệm xã hội đối với xã hội hướng tới xã hội mà mình đang hoạt động. Do đó, tất cả các hoạt động marketing phải được thiết kế để làm tăng phúc lợi cho toàn xã hội.
b. Môi trường marketing vĩ mô
Thành phần vĩ mô được cấu thành các yếu tố bên ngoài và các lực tác động đến toàn bộ ngành nhưng không ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp. Môi trường vĩ mô có thể được chia thành 6 phần.
- Môi trường nhân khẩu học
Đề cập đến các thuộc tính vật lý của dân số trong khu vực được nhắm mục tiêu như: vị trí, tuổi, giới tính, chủng tộc, nghề nghiệp, tỷ lệ gia tăng dân số, xu hướng di cư (di cư giữa các vùng hoặc di cư trong nước), những thay đổi trong cơ cấu nhân khẩu học… Đây là yếu tố rất quan trọng giúp nhà tiếp thị phân chia dân cư thành các phân khúc thị trường và thị trường mục tiêu khác nhau.
Sự hiểu biết toàn diện về tất cả các đặc điểm như vậy mang lại bức tranh rõ nét về thành phần nhân khẩu học tổng thể của khu vực để các nhà tiếp thị có thể xác định nhóm đối tượng khả thi trong khu vực và chuẩn bị các kế hoạch tiếp thị theo địa lý, độ tuổi và các kế hoạch phù hợp với giới tính.
- Nền kinh tế
Môi trường kinh tế có thể tác động đến cả quá trình sản xuất của tổ chức và quá trình ra quyết định của người tiêu dùng. Chính vì thế, các doanh nghiệp đặc biệt rất nhạy cảm với sự xuất hiện của những thay đổi trong nền kinh tế. Các yếu tố kinh tế bao gồm: mức thu nhập, GDP, GNP, lãi suất, lạm phát, phân phối thu nhập, tài trợ và trợ cấp của chính phủ, và các biến số kinh tế chính khác.
- Môi trường vật lý
Môi trường vật lý bao gồm môi trường tự nhiên mà doanh nghiệp hoạt động. Điều này bao gồm các điều kiện khí hậu, thay đổi môi trường, khả năng tiếp cận nguồn nước và nguyên liệu, thiên tai, ô nhiễm, v.v.
- Môi trường công nghệ
Môi trường công nghệ tạo thành sự đổi mới, nghiên cứu và phát triển về công nghệ, các giải pháp thay thế công nghệ, các cải tiến đổi mới cũng như rào cản công nghệ. Công nghệ là một trong những nguồn lực lớn nhất trở thành mối đe dọa hoặc cơ hội cho tổ chức.
Có thể nói, yếu tố công nghệ hiện đang là lực lượng có sự phát triển mạnh mẽ và thay đổi nhanh chóng nhất. Vì vậy, trước khi đầu tư vào các hoạt động tiếp thị, một doanh nghiệp cần phải tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng về sự phổ biến và sử dụng công nghệ trong các lĩnh vực mục tiêu. Nhà tiếp thị cần hiểu sự thâm nhập công nghệ và giao diện công nghệ người dùng của khu vực và từ đó lập kế hoạch sử dụng công nghệ vào các chiến dịch Marketing và truyền thông của doanh nghiệp sao cho phù hợp.
- Môi trường pháp lý chính trị
Môi trường chính trị & pháp lý bao gồm các luật và chính sách của chính phủ hiện hành ở quốc gia này. Nó cũng bao gồm các nhóm áp lực và các cơ quan khác có ảnh hưởng hoặc hạn chế hoạt động của ngành và / hoặc doanh nghiệp trong xã hội.
Bao gồm các hành động của chính phủ, luật pháp của chính phủ, chính sách công và các hành vi ảnh hưởng đến hoạt động của một công ty hoặc doanh nghiệp. Những lực lượng này có thể ảnh hưởng đến một tổ chức, doanh nghiệp ở mọi cấp độ, từ cấp địa phương, khu vực đến quốc gia hoặc quốc tế. Vì vậy, các nhà tiếp thị và quản lý doanh nghiệp chú ý đến các lực lượng chính trị để đánh giá các hành động của chính phủ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến công ty của mình.
- Môi trường văn hóa xã hội
Khía cạnh văn hóa xã hội của môi trường vĩ mô bao gồm lối sống, giá trị, văn hóa, thành kiến và niềm tin của người dân. Điều này khác biệt tùy theo từng vùng.
Các yếu tố văn hóa trong di sản, phong cách sống, tôn giáo,… cũng ảnh hưởng đến chiến lược marketing của doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội cũng trở thành một phần của tiếp thị và dần dần xuất hiện trong các tài liệu về tiếp thị. Tiếp thị có trách nhiệm với xã hội là các công ty kinh doanh nên đi đầu trong việc loại bỏ các sản phẩm có hại cho xã hội.
Case study về môi trường marketing của các doanh nghiệp lớn
Coca-Cola
Từ một thương hiệu của Mỹ với xuất phát điểm khiêm tốn, những ngày đầu chập chững bước ra thị trường, Coca-Cola đã vấp phải vô vàn khó khăn để khẳng định tên tuổi trong lòng người tiêu dùng. Nhận thức được điều này, Coca-Cola đã chủ động sử dụng hình ảnh của các nhân vật nổi tiếng để quảng bá sản phẩm.
Năm 1985, Coca-Cola phiên bản đặc biệt đã được đưa ra ngoài vũ trụ và sử dụng bởi các phi hành gia. Năm 1990, Coca-Cola tạo một bước ngoặt khi sử dụng poster có hình ảnh người nổi tiếng (diễn viên, ca sĩ Hilda Clark) trong các ấn phẩm quảng cáo.
Bên cạnh đó, nhiều lần Coca-Cola đã mạnh dạn chi một nguồn kinh phí lớn để ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quảng cáo. Nhờ đó, các sản phẩm quảng cáo của Coca-Cola ghi dấu ấn mạnh mẽ và thu hút đông đảo người xem. Để rồi, khi nhắc đến Coca-Cola, người ta nghĩ ngay về những chiến dịch truyền thông Marketing với ý tưởng ấn tượng, trẻ trung và vô cùng đột phá.
Không thể không kể đến “Share A Coke” (Viết tên mình lên vỏ lon). Chiến dịch Marketing đình đám này của Coca-Cola tạo nên “cơn sốt” khắp hành tinh, không ngoại trừ Việt Nam. Có đến 150 cái tên phổ biến nhất đã được in lên vỏ ngoài, tạo nên hiệu ứng mạnh mẽ tới các nhà sưu tập lẫn người tiêu dùng phổ thông.
Khi môi trường công nghệ tạo ra những đổi mới vượt bậc, nguồn lực lớn mang đến cơ hội cho các tổ chức, doanh nghiệp, Coca-Cola đã biết cách tận dụng điều này vô cùng thành công.
Có thể thấy, thương hiệu này đã đạt được những thành công ấn tượng trong lĩnh vực tiếp thị kỹ thuật số. Đặc biệt, Coca-Cola có số lượng người theo dõi khổng lồ trên mạng xã hội và được mệnh danh là “bậc thầy” của những chiến dịch quảng bá truyền cảm hứng đỉnh cao.
Kodak
Như bạn đã biết, Kodak là một nhà sản xuất máy ảnh chụp bằng phim nổi tiếng thế giới. Tuy nhiên, sự xuất hiện của “làn sóng” máy ảnh kỹ thuật số đã làm thay đổi tất cả. Chính Kodak cũng không nhận thấy được tiềm năng của những chiếc máy này. Và thế là, họ vẫn tiếp tục lựa chọn trung thành với máy chụp ảnh bằng phim. Chính sai lầm này đã đưa Kodak rơi vào tình trạng “đóng băng”, mất đi một thị phần rất lớn rơi vào các đối thủ cạnh tranh trong cùng phân khúc như Canon, Fuji,…
Yahoo
Hay câu chuyện về sự ra đi tiếc nuối của “ông hoàng” công nghệ thông tin một thời. Vào những năm 2000, Yahoo được xếp vào hàng những ứng dụng đình đám hàng đầu thế giới với số lượng người dùng cực khủng. Tuy nhiên, sự ra đời của điện thoại thông minh đã lật ngược tình thế, thay đổi tất cả. Chính vì chậm chạp trong việc chuyển đổi công nghệ, tiếp cận xu hướng, Yahoo đã không thể giữa được vị thế của mình trên thị trường. Và rồi, hàng loạt công ty công nghệ đỉnh cao như Facebook, Google đã ra đời.
Trên đây là thông tin về “môi trường vĩ mô là gì” và các ví dụ thực tế về môi trường vĩ mô trong Marketing. Thông qua những phân tích về môi trường Marketing, doanh nghiệp nhìn nhận được điểm mạnh, điểm yếu cũng như các cơ hội, thách thức, từ đó đưa ra được chiến lược Marketing đúng đắn, phù hợp trong từng thời điểm.
Các câu hỏi về môi trường marketing
Yếu tố nào ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng?
- Yếu tố về văn hóa – xã hội.
- Yếu tố tâm lý.
- Yếu tố cá nhân.
Mô hình P.E.S.T là gì?
Mô hình P.E.S.T được xem là một công cụ hữu ích giúp chúng ta nắm được bức tranh tổng thể về môi trường mà doanh nghiệp bạn đang hoạt động. Nhờ đó, bạn có thể thấy được cơ hội cũng như thách thức tiềm ẩn để có chiến lược phát triển phù hợp.
Bản thân doanh nghiệp sẽ tác động như thế nào đến hoạt động Marketing?
Những giá trị, tài sản mà doanh nghiệp đang hiện hữu chính là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến hiệu quả Marketing. Đây là các nhân tố cụ thể và tác động của nhân tố này ảnh hưởng tức thì và sâu sắc đến các chiến lược, định hướng Marketing, ngân sách, quy mô,.. của chiến dịch Marketing.
Môi trường vĩ mô và môi trường vi mô có gì khác nhau?
Môi trường vĩ mô và môi trường vi mô đều thuộc môi trường Marketing. Trong đó, môi trường vĩ mô không ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp. Còn môi trường vi mô gồm các yếu tố có sự liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp.
Phân tích môi trường marketing giúp doanh nghiệp nhận ra được các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, từ đó có được những quyết định, định hướng chiến lược marketing đúng đắn tại thời điểm phân tích. Đó là lí do vì sao phải phân tích môi trường marketing và phải biết tận dụng những kết quả của những phân tích đó. Tmarketing hy vọng qua bài viết này đã cung cấp cho bạn nhiều kiến thức. Chúc bạn luôn thành công!