Mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia về bảo vệ quyền con người

Mối quan hệ giữa luật quốc tế về quyền con người và pháp luật quốc gia

>>> Xem thêm: Mối quan hệ biện chứng giữa luật quốc tế và luật quốc gia

Về cơ bản, mối quan hệ giữa luật quốc tế về quyền con người và pháp luật quốc gia cũng là mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế nói chung với pháp luật quốc gia. Liên quan đến vấn đề này, quan điểm phổ biến cho rằng, pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia là hai hệ thống khác nhau nhưng không đối lập mà có mối quan hệ, tác động qua lại, thúc đẩy lẫn nhau cũng phát triển. Pháp luật quốc tế có thể tác động, thúc đẩy sự phát triển tiến bộ của pháp luật quốc gia trong khi pháp luật quốc gia đóng vai trò là phương tiện truyền tải và  điều kiện đảm bảo cho pháp luật quốc tế được thực hiện trên thực tế.

Xét mối quan hệ cụ thể giữa pháp luật quốc tế về quyền con người và pháp luật quốc gia, sự tương tác thể hiện ở những điểm sau:

Thứ nhất, trong thời kỳ đầu, pháp luật quốc gia, đặc biệt trong những thế kỷ XVIII, XIX, là nền tảng thúc đẩy quá trình hình thành và pháp triển của pháp luật quốc tế về quyền con người. Thực tế cho thấy, các văn kiện quốc tế cơ bản về quyền con người đã chịu ảnh hưởng rất nhiều từ những văn bản pháp luật quốc gia nổi tiếng thế giới như Hiến chương Magna Carta của nước Anh, Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ, Tuyên ngôn về quyền con người và dân quyền của nước Pháp…mà trong đó chứa đựng những quy phạm rất tiến bộ, được cộng đồng quốc tế thừa nhận như là những giá trị phổ biến, chung cho toàn nhân loại, vượt ra khỏi phạm vi mọi biên giới quốc gia. Cụ thể, nhiều nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế về quyền con người  như nguyên tắc về bình đẳng, tự do, suy đoán vô tội,  xét xử công bằng; quyền dân tộc tự quyết…đều xuất phát từ pháp luật quốc gia.

Thứ hai, pháp luật quốc tế về quyền con người tác động, thúc đẩy sự phát triển tiến bộ của pháp luật quốc gia về quyền con người. Sự hình thành và phát triển của hệ thống văn kiện pháp luật quốc tế về quyền con người kể khi Liên hợp quốc được thành lập đã đồng thời thúc đẩy quá trình pháp điển hóa các quyền  con người vào hệ thống pháp luật quốc gia. Trong hơn một nửa thế kỷ qua, hệ thống pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đã được sửa đổi, bổ sung một cách đáng kể theo hướng làm hài hòa với các chuẩn mực quốc tế về quyền con người.

Thứ ba, pháp luật quốc gia là phương tiện truyền tải pháp luật quốc tế về quyền con người, là điều kiện đảm bảo cho pháp luật quốc tế về quyền con người được thực hiện. Thông thường pháp luật quốc tế không  được áp dụng trực tiếp bởi tòa án của các quốc gia. Để pháp luật quốc tế được thực thi trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, thông thường các nhà nước phải ‘nội luật hoá’ các quy phạm pháp luật quốc tế vào hệ thống pháp luật nước mình, tức là sửa đổi hoặc bổ sung hệ thống pháp luật nước mình để làm hài hòa với pháp luật quốc tế. Trong trường hợp pháp luật quốc gia chưa hài hòa với một điều ước quốc tế về quyền con người mà quốc gia đó là thành viên thì hầu hết các quốc gia đặt sự ưu tiên áp dụng với điều ước quốc tế. Đây cũng chính là một nguyên tắc cơ bản (nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế – pacta sunt servanda) được nêu trong Công ước Vienna về Luật Điều ước năm 1969.

Các tìm kiếm liên quan đến mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia về bảo vệ quyền con người, mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia, mối quan hệ biện chứng giữa luật quốc tế và luật quốc gia, điểm giống nhau giữa luật quốc tế và luật quốc gia, quyền con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam, ví dụ về pháp luật quốc gia, mối quan hệ giữa luật nhân quyền quốc tế và pháp luật quốc gia, luật quốc tế về quyền con người, mối quan hệ giữa pháp luật wto và pháp luật quốc gia

3/5 – (2 bình chọn)