Mối quan hệ giữa tập quán quốc tế và điều ước quốc tế
Đây là 2 loại nguồn chính, cơ bản của luật quốc tế, chúng tồn tại độc lập với nhau trong hệ thống nguồn của LQT (điều ước không có ý nghĩa loại bỏ hiệu lực áp dụng của tập quán; quá trình pháp điển hóa tập quán không làm mất đi tập quán đã được pháp điển hóa trong điều ước quốc tế), nhưng giữa chúng lại có mối quan hệ tương tác, biện chứng với nhau. Điều này thể hiện ở chỗ:
Mối quan hệ giữa tập quán quốc tế và điều ước quốc tế thể hiện Trong quá trình xây dựng quy phạm luật quốc tế
– Tập quán quốc tế có ý nghĩa là cơ sở để hình thành điều ước quốc tế thông qua quá trình pháp điển hóa. Việc nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của LQT cho phép khẳng định rằng, nhiều quy phạm điều ước quốc tế có nguồn gốc từ quy phạm tập quán quốc tế.
VD: các quy định về quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao, lãnh sự xuất phát từ nguyên tắc tồn tại từ thời phong kiến là “không giết hại sứ thần”, ban đầu quy định này tồn tại dưới dạng tập quán quốc tế, sau được pháp điển hóa thành điều ước, cụ thể là CU Viên 1961 về NG và 1963 về LS; Các quy định trong CU Luật Biển 1982 như chế độ qua lại vô hại của tàu thuyền nước ngoài trong vùng lãnh hải, quyền tài phán của QG trong nội thủy của mình đều đã có từ trước khi CULB 1982 ra đời…
– Ngược lại, nhiều TQQT cũng được hình thành từ các ĐUQT, chủ yếu là các ĐUQT, trong 3 TH sau:
+ Bên thứ 3 viện dẫn ĐUQT với tư cách là 1 tập quán.
VD: Công ước Viên 1961 về quan hệ NG và CƯ Luật Biển 1982…có sự ký kết và tham gia của đa số các QG trên TG nhưng không phải tất cả các quốc gia. Thực tiễn cho thấy các QG không ký kết hay tham gia những CƯ này đều áp dụng các QP của các ĐUQT trên coi đó là QPPL ràng buộc mình với tư cách là tập quán. VD như quy định về chiều rộng lãnh hải không quá 12 hải lý tính từ ĐCS; quyền ưu đãi miễn trừ NG.
+ ĐUQT đã hết hiệu lực, các bên không tiến hành gia hạn mà vẫn tiếp tục thực hiện ĐUQT đó với tính chất là 1 TQQT.
+ ĐUQT chưa phát sinh hiệu lực mà các bên vẫn tiến hành thực hiện ĐUQT.
VD: CU Luật Biển 1982 sẽ phát sinh hiệu lực sau 12 tháng kể từ khi QG thứ 60 nộp thư PC. Tuy nhiên từ 1982 đến 1994: Các bên vẫn thực hiện quy định của CU với tính chất là tập quán QT. CU 1986 Về luật ĐUQT giữa QG với tổ chức QT sẽ phát sinh Hl sau khi đủ các QG ký kết, tuy nhiên khi CU chưa phát sinh hiệu lực các QG vẫn sử dụng các quy định trong CU đó với tính chất là TQ.
Mối quan hệ giữa tập quán quốc tế và điều ước quốc tế thể hiện Trong quá trình thực hiện luật quốc tế
– Việc tồn tại điều ước quốc tế không có ý nghĩa loại bỏ giá trị áp dụng của tập quán quốc tế tương đương về nội dung. Cả điều ước quốc tế và tập quán quốc tế đều được hình thành từ sự thỏa thuận của các chủ thể LQT, do đó chúng có giá trị pháp lý ngang nhau, cùng song song tồn tại.
VD: nguyên tắc tự do biển cả tồn tại ở cả 2 hình thức là tập quán và điều ước
– Quy phạm tập quán có thể bị thay đổi, hủy bỏ bằng con đường điều ước và ngược lại cũng có trường hợp điều ước quốc tế bị hủy bỏ hoặc thay đổi bằng con đường tập quán.
VD: Tập quán có nội dung trái với quy phạm Jus Cogens mới ra đời tập quán này sẽ bị hủy bỏ.
VD: Xuất hiện quy phạm JusCogens mới dưới dạng tập quán, điều ước bị hủy bỏ.
– Tập quán có thể tạo điều kiện để mở rộng hiệu lực của điều ước quốc tế trong trường hợp các chủ thể của LQT không phải là thành viên của điều ước nhưng có quyền viện dẫn đến quy phạm điều ước với tính chất là tập quán quốc tế áp dụng cho bên thứ ba.
VD: Hiệu lực của điều ước với bên thứ 3 do viện dẫn các quy phạm của điều ước dưới dạng tập quán quốc tế.
Mối quan hệ trên đây khẳng định tính độc lập tồn tại của 2 loại nguồn cơ bản của LQT, đồng thời khẳng định mối quan hệ qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau giữa chúng trong các quan hệ quốc tế.
Câu hỏi liên quan về Mối quan hệ giữa tập quán quốc tế và điều ước quốc tế
Sự giống và khác nhau giữa tập quán quốc tế và điều ước quốc tế?
– Giống nhau: Cả tập quán quốc tế và điều ước quốc tế đều là kết quả của sự thống nhất ý chí của các chủ thể liên quan; chúng đều hình thành từ sự thỏa thuận của các bên liên quan; đều là nguồn chứa đựng quy phạm pháp luật quốc tế; là công cụ pháp lý quan trọng để điều chỉnh quá trình hợp tác quốc tế.
– Khác nhau:
+ Về hình thức:
– Điều ước quốc tế là thỏa thuận công khai và được thể hiện dưới hình thức văn bản.
– Tập quán quốc tế là những thỏa thuận mang tính chất ngầm định, bất thành văn.
+ Tốc độ hình thành điều ước quốc tế nhanh hơn tập quán quốc tế vì tập quán muốn được hình thành phải trải qua quá trình lâu dài thông qua nhiều sự kiện liên tiếp, còn điều ước chỉ cần một sự kiện duy nhất là sự ký kết hay tham gia của các chủ thể theo đúng trình tự, thủ tục. Thời gian hình thành điều ước nhanh hơn, theo sát được sự vân động của các quan hệ quốc tế.
+ Vấn đề sửa đổi, bổ sung trong điều ước đơn giản hơn rất nhiều so với tập quán, vì điều ước tồn tại dưới hình thức văn bản.
Chứng minh tính độc lập của tập quán quốc tế và điều ước quốc tế: CM thông qua 4 ý:
+ Sự ra đời của 2 loại nguồn.
+ Vị trí, vai trò riêng.
+ Không cản trở sự phát triển của nhau.
+ Không loại bỏ lẫn nhau.
Trong cùng một vấn đề, nếu tồn tại cả tập quán quốc tế và điều ước quốc tế điều chỉnh thì áp dụng nguồn nào? Tại sao?
Về nguyên tắc, việc chọn áp dụng nguồn nào là do các bên thỏa thuận lựa chọn áp dụng. Tuy nhiên, trong thực tiễn quan hệ quốc tế, nếu có sự xung đột pháp luật giữa hai loại nguồn này, các bên hữu quan thường sẽ thỏa thuận để áp dụng các quy phạm điều ước vì các quy phạm thể hiện trong điều ước quốc tế rõ ràng hơn, minh bạch hơn và mức độ ràng buộc trách nhiệm cao hơn so với tập quán quốc tế. Trong điều 38(1) Quy chế tòa án công lý quốc tế có đưa ra một trật tự áp dụng các nguồn của LQT, theo đó điều ước sẽ được áp dụng trước sau đó mới đến tập quán. Điều này không tạo ra sự bất hợp lý, vì tòa án công lý quốc tế vốn không có thẩm quyền đương nhiên, mà được các quốc gia thỏa thuận trao quyền. Do đó, việc đưa tranh chấp ra giải quyết tại tòa là do sự tự nguyện đồng ý đưa tranh chấp ra giải quyết tại tòa cũng đồng nghĩa với của các bên việc các bên chấp nhận quy chế của tòa.
Ví dụ 1: Vụ Đức + Đan Mạch + Hà Lan có cùng thềm lục địa và phải phân định phần chồng lấn với nhau. CƯ điều chỉnh: CƯ 1958 về thềm lục địa, theo đó khi TLĐ chồng lấn => Giải quyết theo NT đường trung tuyến cách đều bờ các bên. Hà Lan + ĐM cho rằng phải áp dụng CU 1958, tuy nhiên thời điểm đó Đức chưa là thành viên CU 1958. Vì vậy trong trường hợp này xác định phương pháp đường TT đã là TQ hay chưa? Chưa, vì nó lặp đi lặp lại chưa được nhất quán, các QG vẫn sử dụng phương pháp khác. Đức cũng không thừa nhận PP này vì nếu áp dụng Đức sẽ thiệt thòi (làm cho phần TLĐ của Đức bị thu hẹp) => Thỏa thuận: đưa ra ICJ, Tòa phân định theo NT: Công bằng.
Ví dụ 2: Vụ Wimbledon năm 1923. Con tàu chở vũ khí đạn dược qua kênh Kien nằm trên lãnh thổ nước Đức đến Ba Lan. Theo ĐU của Đức ký kết với các QG, cho phép các tàu tự do trên kênh Quốc tế. Nhưng theo các sĩ quan Đức: TQQT không cho phép 1 QG cho phép 1 QG khác sử dụng lãnh thổ của nước mình làm bàn đạp để tham chiến các QG khác. => Không cho con tàu đi qua.
Vụ kiện được đưa ra Pháp viện thường trực quốc tế.
Khi một tập quán được pháp điển hóa vào một điều ước thì tập quán đó có còn tồn tại với tư cách tập quán hay không?
Tập quán đó vẫn tồn tại. Trong vụ các hoạt động quân sự và bán quân sự tại Nicaragoa và chống lại Nicaragoa, Tòa án quốc tế đã đưa ra nhận định (cũng có thể coi là lời giải thích cho vị trí của tập quán quốc tế trong trường hợp này) rằng “việc các nguyên tắc tập quán được pháp điển hóa hoặc được đưa vào các điều ước quốc tế đa phương không thể nói rằng chúng đã chấm dứt tồn tại và được áp dụng như là những nguyên tắc của tập quán quốc tế, ngay cả với các quốc gia là thành viên của các công ước đó”. VD: nguyên tắc tự do biển cả, dù được pháp điển hóa trở thành nguyên tắc cơ bản của Công ước Luật Biển 1982 nhưng nó vẫn tồn tại với tư cách là tập quán quốc tế.
Trong quan hệ quốc tế hiện đại, với sự gia tăng các hình thức điều ước như hiện nay, có khi nào tập quán mất vai trò của mình và bị thay thế hoàn toàn bằng các điều ước hay không?
Điều ước quốc tế dù hiện đại đến đâu cũng không thay thế được sự tồn tại của các tập quán quốc tế. Đây là 2 loại nguồn có sự độc lập nhất định và tồn tại trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Nhiều điều ước quốc tế có thời hạn 5 năm, 10 năm hay nhiều hơn, khi hết hiệu lực này điều ước không còn tồn tại, và nếu các bên vẫn muốn áp dụng những quy định trong điều ước mà không muốn ký kết điều ước các quy định trong điều ước được áp dụng sẽ trở thành tập quán quốc tế.
Bài viết cùng chủ đề Mối quan hệ tập quán quốc tế và điều ước quốc tế
Các yếu tố ảnh hưởng hiệu lực của điều ước quốc tế
Những thông tin cần biết về bảo lưu điều ước quốc tế
Chuyên mục: Hỏi đáp pháp luật
Trên đây là tư vấn của luatthanhmai về chủ đề Mối quan hệ giữa tập quán quốc tế và điều ước quốc tế. Nếu có thắc mắc hay vấn đề cần được tư vấn vui lòng liên hệ email: [email protected] để được luật sư tư vấn hỗ trợ miễn phí.
5/5 – (3 bình chọn)