Môi trường marketing là gì? Những bài học đáng giá từ các thương hiệu nổi tiếng.

Mỗi lĩnh vực/ngành nghề đều sẽ chịu chi phối và ảnh hưởng bởi môi trường cụ thể nào đó. Các yếu tố trong môi trường này có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực lên doanh nghiệp và luôn thay đổi tạo nên những cơ hội hoặc thách thức mới. Tương tự, các hoạt động truyền thông, tiếp thị của thương hiệu cũng phụ thuộc vào môi trường marketing trước khi đưa ra thực hiện. Mời các bạn cùng theo chân PharMarketing tìm hiểu chi tiết hơn về vai trò và ví dụ cụ thể cho môi trường marketing hiện nay nhé! 

Môi trường marketing là gì 

Môi trường marketing chứa đựng tất cả các tác nhân bên trong và bên ngoài gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiếp thị, truyền thông của doanh nghiệp. Yếu tố môi trường bên trong là tất cả những nguồn lực thương hiệu hiện có, bao gồm ban lãnh đạo, nhân viên, đối tác, kênh phân phối, khách hàng, cơ sở vật chất, v.v. Trong khi đó, môi trường bên ngoài có thể kể đến như chính sách, pháp lý, quy định, chính trị, xã hội, công nghệ, kinh tế, v.v. Các đặc tính trong môi trường marketing không cố định mà luôn luôn biến đổi, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhanh chóng cập nhật và thích nghi với các điều kiện kinh doanh mới. 

Môi trường marketing là tập hợp tất cả các yếu tố bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp có sức ảnh hưởng đến sự phát triển của tổ chức
Môi trường marketing là tập hợp tất cả các yếu tố bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp có sức ảnh hưởng đến sự phát triển của tổ chức

Vì sao doanh nghiệp cần phân tích môi trường marketing 

Phân tích môi trường marketing là cơ sở quan trọng để thương hiệu đề xuất những kế hoạch truyền thông phù hợp nhất với tình hình kinh tế chung. Bên cạnh đó, nó còn mang lại nhiều lợi ích quan trọng như: 

Mang đến trải nghiệm tích cực cho khách hàng 

Thông qua sự phân tích môi trường marketing, các nhà cung cấp có thể tìm ra insight, nhu cầu thực sự ẩn sâu trong tâm trí người dùng. Điều này sẽ giúp thương hiệu tiến hành các chiến lược tiếp cận hiệu quả hơn và đáp ứng được các kỳ vọng của khách hàng. 

Đón đầu xu hướng 

Như đã phân tích, các yếu tố trong môi trường marketing không ngừng thay đổi, tạo ra lợi thế hoặc thách thức cho hoạt động kinh doanh, tiếp thị. Nếu bạn nhạy bén, cảm nhận được những xu hướng mới trong môi trường có thể tận chúng đề vạch ra kế hoạch truyền thông ấn tượng, độc đáo nhất.

Thấu hiểu đối thủ cạnh tranh 

Đối thủ cạnh tranh là một trong những yếu tố thuộc môi trường bên ngoài mà khi tiến hành phân tích, doanh nghiệp sẽ hiểu rõ hơn về tình hình phát triển, các điểm mạnh, hạn chế của họ. Nhờ đó, các marketer có thể tận dụng và đưa ra các phương án cạnh tranh có lợi nhất cho mình. 

Vai trò của môi trường marketing 

Marketing đóng vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng tiếp cận và chuyển đổi khách hàng thành công, mang lại lợi nhuận đáng kể. Tuy nhiên, để đưa ra được các chiến lược hiệu quả, phù hợp nhất cần đặt nó vào bối cảnh môi trường marketing hiện tại. Theo đó, bằng cách phân tích các yếu tố này mà bạn sẽ biết được tiềm lực phát triển của đối thủ ở đâu, họ có những nhược điểm nào mà thương hiệu có thể tấn công để mở rộng thị phần. 

Phân tích môi trường marketing là cơ sở để thương hiệu thiết lập các kế hoạch tiếp thị hiệu quả
Phân tích môi trường marketing là cơ sở để thương hiệu thiết lập các kế hoạch tiếp thị hiệu quả

Đồng thời, đứng trước sự thay đổi nhanh chóng của xu hướng tiêu dùng, việc thấu hiểu và thích nghi nhanh với môi trường marketing cũng là cách để triển khai các kế hoạch tiếp thị, quảng bá dễ dàng thành công hơn. 

Yếu tố cần phân tích trong môi trường marketing 

Môi trường marketing được tạo thành dựa trên 2 tiêu chí nhỏ hơn là môi trường bên ngoài và môi trường bên trong. Trong đó, mỗi loại môi trường sẽ bao gồm các yếu tố chi tiết sau:

Môi trường bên trong 

Môi trường bên trong gồm toàn bộ những tác nhân, yếu tố thuộc về nội tại và có khả năng ảnh hưởng đến các hoạt động marketing của chính doanh nghiệp đó. Cụ thể:

  • Con người
  • Nguồn lực kinh tế
  • Cơ sở vật chất 
  • Sản phẩm, dịch vụ

Các thành phần này sẽ chịu kiểm soát, quản lý của bộ phận marketing và hoàn toàn có thể thay đổi nếu môi trường bên ngoài thay đổi. Việc đánh giá chính xác sức mạnh của môi trường bên trong có ý nghĩa trong việc tổ chức, đưa ra các phương án tiếp thị với khách hàng. 

Môi trường bên ngoài

Ở tiêu chí này tiếp tục chia làm hai môi trường vi mô và vĩ mô, trong đó doanh nghiệp hoặc các nhà làm marketing không có quyền tác động hoặc kiểm soát chúng.

Môi trường marketing vi mô

Là những thành phần bên ngoài, có liên quan trực tiếp đến thương hiệu, bao gồm:

  • Nhà cung cấp chuỗi cung ứng, nguồn lực cần thiết cho doanh nghiệp 
  • Các đại lý, phân phối trung gian sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp
  • Đối tác làm việc như đại lý quảng cáo, các công ty tổ chức sự kiện, ngân hàng, đơn vị vận tải, v.v đang hợp tác với doanh nghiệp
  • Khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp
  • Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của doanh nghiệp 
  • Các cơ quan chính phủ có thẩm quyền, sức ảnh hưởng đến hoạt động marketing của doanh nghiệp

Môi trường marketing vĩ mô

Môi trường marketing vĩ mô chứa đựng các thành phần bên ngoài, có khả năng ảnh hưởng đến toàn bộ lĩnh vực nhưng không tác động trực tiếp đến doanh nghiệp. Cụ thể: 

  • Môi trường nhân khẩu học

Mô tả các thuộc tính, đặc điểm của dân số theo các tiêu chí: vị trí địa lý, tuổi tác, giới tính, dân tộc, nghề nghiệp, thu nhập, xu hướng di cư, v.v. Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp các marketer phân khúc thị trường và khách hàng chính xác nhất. 

  • – Nền kinh tế 

Môi trường kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến lượng cầu và sức mua của người tiêu dùng. Những yếu tố thuộc về nền kinh tế gồm GDP, GNP, lãi suất, thu nhập, lạm phát, các khoản thưởng hoa hồng, trợ cấp và các thuộc tính kinh tế khác. 

  • Môi trường vật lý

Bao gồm các yếu tố liên quan đến môi trường tự nhiên mà thương hiệu đang hoạt động như khí hậu, thời tiết, tài nguyên nước, tình trạng ô nhiễm, thiên tai, v.v.

  • Môi trường công nghệ 

Trong thời đại chuyển đổi công nghệ số như hiện nay, đây là một yếu tố hàng đầu tác động đến sự phát triển của doanh nghiệp. Môi trường này sẽ tạo ra những cải tiến, thay đổi, giải pháp công nghệ, vừa là tiềm năng vừa là thách thức đe dọa nhiều tổ chức. 

  • Môi trường pháp lý chính trị

Tất cả các chính sách, bộ luật của nhà nước hiện hành tại một quốc gia hoặc các tổ chức, cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động của ngành nghề/lĩnh vực sẽ thuộc vào môi trường chính trị pháp lý. Các marketer cần chú ý tuân thủ và thực hiện theo đúng các quyền và nghĩa vụ được quy định của mình để không làm ảnh hưởng danh tiếng công ty. 

  • Môi trường văn hóa xã hội 

Khía cạnh văn hóa xã hội được xem xét gồm phong cách sống, giá trị văn hóa, di sản, tôn giáo, đức tin v.v của nhân dân cũng tác động đến chiến dịch marketing của thương hiệu. Triển khai các kế hoạch truyền thông tôn trọng bản sắc, văn hóa vùng miền là cách tạo ấn tượng tốt đẹp trong nhận thức khách hàng. 

Con người, cơ sở vật chất, v.v là một trong những yếu tố thuộc môi trường marketing bên trong của doanh nghiệp
Con người, cơ sở vật chất, v.v là một trong những yếu tố thuộc môi trường marketing bên trong của doanh nghiệp

Ví dụ môi trường marketing hiện nay

Dưới đây là những ví dụ điển hình cho việc áp dụng môi trường marketing giúp chiến lược tiếp thị thành công rực rỡ mà bạn không nên bỏ qua: 

Thương hiệu Pizza Domino’s 

Đây là một bài học sâu sắc chứng minh khả năng ảnh hưởng của môi trường văn hóa xã hội lên các hoạt động marketing, kinh doanh của thương hiệu. Cụ thể, khi đặt chân đến những quốc gia, vùng văn hóa khác nhau, Domino’s sẽ có những thay đổi trong nguyên liệu pizza để phù hợp hơn với khẩu vị người địa phương. Sự thành công của thương hiệu pizza Domino’s trên toàn thế giới đã khẳng định được giá trị của việc cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ phù hợp với lối sống, bản sắc của từng địa phương trong tiến trình phát triển của doanh nghiệp.  

Thương hiệu bia Heineken

Đây là dòng bia có xuất từ Hà Lan với mức độ nổi tiếng trên toàn cầu, trở thành một doanh nghiệp hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) phổ biến tại nhiều quốc gia. Lý giải cho sự thành công này là nhờ thương hiệu luôn tập trung triển khai các kế hoạch kinh doanh, truyền thông vào một môi trường marketing khẩu học cụ thể. Nét đặc trưng trong tất cả các quảng cáo của Heineken là một nhóm nam thuộc thế hệ millennial đang vừa trò chuyện vừa tận hưởng các chia/lon bia Heineken. Điều này hoàn toàn hợp lý với thói quen, sở thích của phần lớn nam giới thế hệ millennial là xuất hiện các sản phẩm bia, đồ uống có cồn trong các bữa tiệc, cuộc vui. Bằng cách thấu hiểu nhân khẩu học, Heineken đã tạo ra các chiến dịch quảng cáo mang đậm bản sắc và cá tính thương hiệu. 

Kết luận 

Từ những chia sẻ trên của Pharmarketing có thể thấy được, việc phân tích và thấu hiểu môi trường marketing có ý nghĩa quan trọng trước khi đưa ra định hướng, kế hoạch truyền thông nào. Hẹn gặp lại các bạn ở nhiều bài viết marketing hữu ích khác tại Pharmarketing nhé!

Xổ số miền Bắc