Môi trường vĩ mô trong Marketing gồm những gì? Ví dụ về môi trường vĩ mô trong Marketing | Brade Mar
Môi trường vĩ mô trong Marketing là một nhóm yếu tố môi trường dùng để phân tích tình hình vĩ mô để đánh giá các chiến lược Marketing một cách hiệu quả nhất. Vậy môi trường vĩ mô trong Marketing gồm những gì?
1. Môi trường vĩ mô trong Marketing là gì?
Môi trường vĩ mô trong Marketing đối với doanh nghiệp là nơi mà doanh nghiệp phải bắt đầu tìm kiếm những cơ hội và những mối đe dọa có thể xuất hiện, nó bao gồm tất cả các nhân tố và lực lượng có ảnh hưởng đến hoạt động và kết quả thực hiện của doanh nghiệp.
Môi trường vĩ mô trong Marketing bao gồm các yếu tố là những nguồn lực, tác động bên ngoài có khả năng tác động, chịu ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến các hoạt động phân tích môi trường vĩ mô trong Marketing của một doanh nghiệp. Khác với các yếu tố của môi trường vi mô, môi trường vĩ mô là điều kiện tồn tại trong toàn bộ nền kinh tế chứ không phải trong một lĩnh vực hoặc một khu vực cụ thể.
Một số đặc điểm của môi trường vĩ mô trong Marketing:
- Các yếu tố nằm ở bên ngoài của môi trường vĩ mô trong Marketing thường có mối quan hệ tương tác, hỗ trợ và bổ trợ lẫn nhau để cùng tác động đến các hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp.
- Các yếu tố bên trong của môi trường vĩ mô trong Marketing như môi trường tự nhiên, công nghệ, v.v. hay có tác động gián tiếp đến hoạt động và kết quả hoạt động chính của doanh nghiệp.
- Các yếu tố thuộc về phân tích môi trường vĩ mô trong Marketing đa số đều có sức ảnh hưởng đến tất cả mọi ngành khác nhau, mọi lĩnh vực của tất cả các tổ chức trong doanh nghiệp.
- Môi trường vĩ mô trong Marketing ảnh hưởng phần lớn đến hành vi của người tiêu dùng liên quan đến chi tiêu và đầu tư.
2. Môi trường vĩ mô trong Marketing gồm những gì?
2.1 Chính trị pháp luật (Politics)
Chính trị:
- Thể chế chính trị
- Tình hình chính trị
- Sự đổi mới về chính trị nổi bật trong những năm gần đây
Luật pháp:
- Hệ thống luật pháp về mảng kinh tế
- Những quy định cho phép, không cho phép nói chung về kinh tế
- Hệ thống thuế: Thuế môn bài; Thuế thu nhập doanh nghiệp; Thuế thu nhập cá nhân; Thuế tài nguyên; Thuế tiêu thụ đặc biệt; Các phí và lệ phí khác
- Quy định đầu tư
Chính phủ:
- Chính sách kinh tế của Chính Phủ: Chính sách ổn định kinh tế vĩ mô; Chính sách điều tiết hoạt động kinh tế; Chính sách kinh tế đối ngoại; Chính sách liên quan đến phát triển kinh tế
- Chính sách tài chính, tiền tệ của Chính Phủ: Chính sách tài chính (chính sách tài khóa); Chính sách tiền tệ
- Tình hình chi tiêu ngân sách của Chính Phủ
2.2 Kinh tế (Economics)
- Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế
- Lãi suất, chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái
- Lạm phát
Dân số:
- Số dân
- Tỉ lệ gia tăng dân số
- Kết cấu dân số (Tháp tuổi, Cơ cấu giới tính)
- Xu hướng dịch chuyển dân số giữa các vùng
Những quan niệm về đạo đức, thẩm mỹ, lối sống, nghề nghiệp của người dân:
- Đạo đức
- Thẩm mỹ
- Lối sống
- Nghề nghiệp
Những phong tục, tập quán
Những trào lưu, quan tâm của xã hội và trình độ nhận thức, học vấn chung của xã hội
2.4 Công nghệ (Technology)
- Những công nghệ mới
- Mức chi tiêu cho phát triển công nghệ theo từng ngành
- Những sự kiện công nghệ nổi bật
3. Ví dụ về môi trường vĩ mô trong Marketing
Dưới đây là một bài tóm tắt về môi trường vĩ mô trong Marketing
3.1 Chính trị pháp luật (Politics)
Môi trường vĩ mô trong Marketing – Chính trị:
- Thể chế chính trị: Trong hệ thống chính trị nước ta, vai trò, chức năng của Đảng là lãnh đạo chính trị, của Nhà nước là quản lý mọi hoạt động của xã hội, của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội là tập hợp đoàn viên, hội viên xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tạo đồng thuận xã hội, củng cố nền tảng chính trị của Đảng, Nhà nước.
- Tình hình chính trị: Nền chính trị Việt Nam nhìn chung khá ổn định, dưới sự chỉ đạo tài tình và phân minh của Đảng, nhân dân đang được sống một cuộc sống trong hòa bình và ngày một ổn định về mặt kinh tế. Nền chính trị không chỉ dừng lại ở việc ổn định trong nước mà còn phát triển và hòa nhã với các nước khác trên thế giới.
- Sự đổi mới về chính trị nổi bật trong những năm gần đây: Quan hệ chính trị tốt đẹp giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đang có những thành tựu nổi bật: Trong khi Chiến tranh chính trị và kinh tế Mỹ Trung đang trong giai đoạn căng thẳng thì việc Hoa Kỳ và Triều Tiên lựa chọn Việt Nam là địa điểm cho Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ hai vào ngày 27-28/02/2019 được các chuyên gia Việt Nam và nước ngoài nhìn nhận.
Môi trường vĩ mô trong Marketing – Luật pháp:
- Hệ thống luật pháp về mảng kinh tế: Chiến lược hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 đưa ra 6 định hướng hoàn thiện thể chế.
- Những quy định cho phép, không cho phép nói chung về kinh tế: Năm 2019 có nhiều thay đổi trong việc đăng ký giấy phép kinh doanh.
- Hệ thống thuế: Thuế môn bài; Thuế thu nhập doanh nghiệp; Thuế thu nhập cá nhân; Thuế tài nguyên; Thuế tiêu thụ đặc biệt; Các phí và lệ phí khác
- Quy định đầu tư: Nghị định 73/2019/ND-CP quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Môi trường vĩ mô trong Marketing – Chính phủ:
- Chính sách kinh tế của Chính Phủ: Chính sách ổn định kinh tế vĩ mô; Chính sách điều tiết hoạt động kinh tế; Chính sách kinh tế đối ngoại; Chính sách liên quan đến phát triển kinh tế
- Chính sách tài chính, tiền tệ của Chính Phủ: Chính sách tài chính (chính sách tài khóa); Chính sách tiền tệ
- Tình hình chi tiêu ngân sách của Chính Phủ: Năm 2019, tình hình thu ngân sách tăng 3,3% so với dự toán, tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước đạt 23,7% GDP. Tỷ lệ huy động từ thuế, phí vào ngân sách nhà nước chỉ đạt 20,2% GDP.
3.2 Kinh tế (Economics)
- Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế: Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2019 đã vượt mọi dự báo. Công nghiệp chế biến, chế tạo và tiêu dùng cuối cùng của hộ dân là 2 động lực quan trọng giúp GDP năm nay tăng 7,02% – cao hơn rất nhiều so với mục tiêu Quốc hội đặt ra (6,6 – 6,8%).
- Lãi suất, chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái: Năm 2019, thị trường ngoại hối vẫn chịu sức ép từ lộ trình tăng lãi suất của FED song không còn quá mạnh và NHNN đủ khả năng điều tiết nhờ dự trữ ngoại hối cao với biên độ tăng tỷ giá VND/USD 2%.
- Lạm phát: Trong nước, nền kinh tế 6 tháng đầu năm tiếp tục chuyển biến tích cực, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp nhưng cũng đối mặt không ít khó khăn, thách thức với thời tiết diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng cây trồng.
Môi trường vĩ mô trong Marketing – Dân số:
- Số dân: Dân số hiện tại của Việt Nam là 96.913.355 người vào ngày 15/01/2020 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Dân số Việt Nam hiện chiếm 1,25% dân số thế giới.
- Tỉ lệ gia tăng dân số: Trong năm 2020, dân số của Việt Nam dự kiến sẽ tăng 830.254 người và đạt 97.734.158 người vào đầu năm 2021. Gia tăng dân số tự nhiên được dự báo là dương. Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên vào khoảng 0,85%.
- Kết cấu dân số (Tháp tuổi, Cơ cấu giới tính): Độ tuổi dưới 15 (chiếm 25,2%); Độ tuổi từ 15 – 64 (chiếm 69,8%); Độ tuổi trên 64 (chiếm 5,5%).
- Xu hướng dịch chuyển dân số giữa các vùng: Xu hướng di cư nông thôn – đô thị, tích tụ dân số vào một số vùng công nghiệp hoá, đô thị hoá, với người di cư chủ yếu là lực lượng thanh niên. Họ sẽ đi đến các thành phố lớn như Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai, v.v. để tìm kiếm cơ hội việc làm và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Môi trường vĩ mô trong Marketing – Những quan niệm về đạo đức, thẩm mỹ, lối sống, nghề nghiệp của người dân:
- Đạo đức: Các giá trị đạo đức ở Việt Nam hiện nay là sự kết hợp sâu sắc truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc với xu hướng tiến bộ của thời đại, của nhân loại.
- Thẩm mỹ: Ngày nay trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa vừa có thời cơ nhưng cũng chứa đựng những nguy cơ phức tạp khó lường trên tất cả các phương diện KT, VH, XH, QPAN, sự tác động đó làm thay đổi lối sống, phong tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo, tư tưởng, đạo đức, quan niệm về cái đẹp, v.v. đòi hỏi sự giao thoa về các giá trị văn hóa thẩm mỹ
- Lối sống: Lối sống là một thói quen có định hướng, là phương cách thể hiện tổng hợp tất cả các cấu trúc, nền văn hóa, đặc trưng văn hóa của con người hay cộng đồng.
- Nghề nghiệp: Ở Việt Nam trong những năm gần đây, do sự chuyển biến của nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường, nên đã gây ra những biến đổi sâu sắc trong cơ cấu nghề nghiệp của xã hội.
Môi trường vĩ mô trong Marketing – Những phong tục, tập quán: Phong tục – Tập quán đã trở thành nếp trong lối sống, trong lao động ở một cá nhân, một cộng đồng. Tập quán gần gũi với thói quen ở chỗ nó mang tính tĩnh tại, bền lâu, khó thay đổi. Trong những tình huống nhất định, tập quán biểu hiện như một hành vi mang tính tự động hoá.
Môi trường vĩ mô trong Marketing – Những trào lưu, quan tâm của xã hội và trình độ nhận thức, học vấn chung của xã hội: Sở thích của người VN đa dạng, ví dụ người VN không thích hẵn 1 màu sắc riêng biệt nào như người Trung Quốc ưa màu đỏ là màu của sự hạnh phúc. Người Việt nói chung không khó khăn thứ gì liên quan đến thẩm mỹ trừ những trường hợp có liên quan đến thuần phong mỹ tục của họ.
3.4 Công nghệ (Technology)
- Những công nghệ mới: Các công ty công nghệ của Việt Nam cũng đang bắt kịp xu hướng phát triển công nghệ mới của thế giới trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ở hầu hết các lĩnh vực như dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI/ML, IoT, Blockchain), chuyển đổi số, v.v.
- Mức chi tiêu cho phát triển công nghệ theo từng ngành: Nguồn lực tài chính cho phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) đã được bố trí tăng dần trong những năm gần đây, theo đó trong năm 2019, tổng chi sự nghiệp cho KH&CN đạt 12.825 tỷ đồng, tăng khoảng 22% so với năm 2016.
- Những sự kiện công nghệ nổi bật: Thiết kế, chế tạo, phóng thành công vệ tinh MicroDragon; Hệ thống tính cước thời gian thực của Viettel đoạt giải vàng kinh doanh quốc tế; v.v.
Brade Mar
5/5 – (10 bình chọn)