Một Số Hóa Chất Cơ Bản Sử Dụng Thường Ngày Trong Đời Sống | CÔNG TY TNHH TM TÂN PHÚ TRUNG

hoa chat co ban kien thucCông ty TNHH TM Tân Phú Trung chuyên bán hóa chất cơ bản và hóa chất tổng hợp dùng trong sản xuất và ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày.

Bài viết sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu một số hóa chất cơ bản được dùng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày.

Đầu tiên chúng ta tìm hiểu hóa chất cơ bản là gì?

Câu trả lời: hóa chất cơ bản là hóa chất được sử dụng phổ biến, có nhiều ứng dụng trong thực tế. Một số sản phẩm gia dụng hiện nay đã cấu tạo nên từ hóa chất cơ bản, thành phần hóa chất cơ bản có trong: dầu gội đầu, sữa tắm, nước rửa chén, nước lau nhà, bột giặt, kem đánh răng, mỹ phẩm, sơn, v.v …

Chúng tôi liệt kê danh mục hóa chất cơ bản thông dụng thường thấy hiện nay như sau:

1. Hóa chất cơ bản Chloramine B

Thành phần hóa học: C6H5ClNO2S·Na

Hình thức: Màu trắng dạng bột như hạt bột ngọt.

Công dụng: Tẩy trùng bề mặt nhiễm khuẩn hoặc nước uống. Hiện nay vẩn còn dùng để xử lý nước sinh hoạt phòng bệnh tay, chân, miệng

2. Hóa chất cơ bản Soda (natri carbonate)

Thành phần hóa học: Na2CO3

Hình thức:Dạng bột màu trắng

Công dụng: Sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp, xà phòng và chất tẩy rửa (vd: nước rửa chén)

3. Hóa chất cơ bản Methanol (Cồn)

Thành phần hóa học: CH3OH

Hình thức: Dạng lỏng trong suốt, tan hoàn toàn trong nước

Công dụng: 

– Trong y tế dùng để sát khuẩn và vệ sinh vết thương.

– Trong công nghiệp: dung môi hòa tan mực, keo, v.v…

– Trong đời sống: sản xuất cồn thạch, cồn sáp để nấu ăn

4. Hóa chất cơ bản Acid Stearic ( Sáp trứng cá)

Thành phần hóa học: CH3-(CH2)16-COOH

Hình thức: Dạng hạt màu ngà

Công dụng: dùng trong các ngành công nghiệp sản xuất như nhựa, cao su, đèn cầy, xà phòng, cồn khô…

5. Hóa chất cơ bản dầu paraffin (dầu trắng), sáp paraffin

Thành phần hóa học: công thức tổng quát CnH2n+2, trong đó n lớn hơn 20

Hình thức: 

– Dạng lỏng màu trắng, sệt.

– Dạng sáp cứng, trắng đục

Công dụng:

– Dùng trong ngành công nghiệp để tạo bóng và bôi trơn máy móc

– Dùng để sản xuất đèn ly và đèn cày

6. Hóa chất cơ bản Potassium Permanganate (Thuốc tím )

Thành phần hóa học: KMnO4

Hình thức: Dạng hạt cát hoặc tinh thể màu tím than, có ánh kim

Công dụng:

– Chất oxi hóa của đường saccharin, vitamin C v.v…

– Chất làm bay màu của tinh bột, vải dệt, chất béo

– Chất hấp thụ khí gas

– Chất khử nhiễm trùng trong nước

– Chất khử trùng trong ngành dược

– Ngoài ra cũng được ứng dụng trong nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, ngành cơ khí luyện kim và môi trường

7. Hóa chất cơ bản Sodium Lauryl Sulphate ( Tạo bọt )

Thành phần hóa học: CH3(CH2)11OSO3Na

Hình thức: dạng hạt con sùng màu trắng

Công dụng:

– Được sử dụng như là một chất tạo bọt, tạo độ nhớt trong các sản phẩm tẩy rửa, sản phẩm chăm sóc cá nhân và dầu gội, đặc biệt là các sản phẩm cần độ pH thấp.

– Thành phẩn chính trong công thức rửa xe bọt tuyết .

8. Hóa chất cơ bản Hydrogen Peroxide  (oxy già)

Thành phần hóa học: H2O2

Hình thức: Dạng lỏng màu trắng trong

Công dụng:

– Sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp như giấy, dệt nhuộm, xà phòng và chất tẩy rửa.

– Trong y tế được dùng là chất xác khuẩn.

– Trong mỹ phẩm: thuốc nhuộm tóc

9. Hóa chất cơ bản Sodium Hydroxyde (Xút)

Thành phần hóa học: NaOH

Hình thức: Dạng vẩy miếng

Công dụng:

–  Sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp như giấy, dệt nhuộm, xà phòng và chất tẩy rửa.

– Ngoài ra còn có thể dùng thông bồn cầu, cống nghẹt

10. Hóa chất cơ bản Calcium Hypochlorite (Chlorine)

Thành phần hóa học: Ca(ClO)2

Hình thức: Dạng hạt hoặc dạng bột

Công dụng: dùng trong các ngành thủy sản, thú y, xử lý nước, ngành dệt, giấy…

Trong nước sinh hoạt có mùii clo là do thủy cục dùng để khử trùng khi nước cấp vào và nước lưu thông qua hệ thống đường ống.

11. Hóa chất cơ bản Acid Citric Anhydrous (bột chua)

Thành phần hóa học: C3H8O7

Hình thức: dạng tinh thể màu trắng

Công dụng:

– Citric acid có công dụng rộng rãi trong sản xuất thực phẩm (nước giải khát), dược phẩm (thành phần viên sủi)…

– Acid citric cũng được biết đến như là chất chỉnh độ pH.

– Nó cũng được dùng để chống oxy hóa cho sản phẩm, và để ngăn chặn dầu ăn bị ôi.

12. Hóa chất cơ bản Glycerine

Thành phần hóa học: C3H5(OH)3 hoặc C3H8O3

Hình thức: Dạng chất lỏng không màu, không mùi, có vị ngọt và tính hút ẩm

Công dụng:

– Được dùng trong thực phẩm và dược phẩm như chất tạo ẩm và chất bảo quản.

– Trong thực tế nó có trong kem đánh răng và khăn giấy ướt.

13. Hóa chất cơ bản Ascorbic Acid (Vitamin C)

Thành phần hóa học: C6H8O6

Hình thức: Dạng tinh thể có vị chua.

Công dụng:

– Vitamin C có nhiều trong các loại rau quả tươi như nước cam, chanh, quít, và có hàm lượng cao trong rau xanh, đặc biệt là bông cải xanh, tiêu, khoai tây, cải brussel,rau cải, cà chua, xoong cam, quýt, chanh, bưởi…

– Vitamin C có chức năng miễn dịch, tham gia sản xuất một số chất dẫn truyền thần kinh và hormon, tổng hợp carnitine, hấp thụ và sử dụng các yếu tố dinh dưỡng khác. Vitamin C cũng là một chất dinh dưỡng chống oxy hóa rất quan trọng.

14. Hóa chất cơ bản Sodium Bicarbonate

Thành phần hóa học: NaHCO3

Hình thức: Dạng bột, màu trắng

Công dụng:

– Được sử dụng làm thành phần của bột làm bánh trong sản xuất thực phẩm (vd: bánh phồng tôm).

– Sodium bicarbonate đóng vai trò quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, trong sản xuất muối và đồ uống sủi bọt.

– Ngoài ra, Sodium Bicarbonate còn được ứng dụng trong xử lý nước thải, trong các ứng dụng chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Chất tăng kiềm trong công nghệ nuôi tôm.

15. Hóa chất cơ bản Muối ăn (Natri Clorua)

Thành phần hóa học: NaCl

Hình thức: Dạng tinh thể màu trắng

Công dụng: 

– Thành phần phụ gia chế biến cơ bản trong bữa ăn hàng ngày.

– Muối ăn là cần thiết cho sự sống của mọi cơ thể sống, bao gồm cả con người. Muối ăn tham gia vào việc điều chỉnh độ chứa nước của cơ thể (cân bằng lỏng). Vị của muối là một trong những vị cơ bản.

– Muối dùng để ướp các thực phẩm tươi sống như cá, tôm, cua, thịt trước khi chế biến để tránh bị ươn, hư, dùng làm chất bảo quản cho các thực phẩm, để làm một số món ăn như muối dưa, muối cà, làm nước mắm,… Do có tính sát trùng nên muối ăn còn được pha loãng làm nước súc miệng hay rửa vết thương ngoài da.

– Muối ăn không chỉ dùng để ăn mà còn dùng cho các việc khác trong ngành công nghiệp đặc biệt là ngành hóa chất

16. Hóa chất cơ bản Monosodium glutamate (bột ngọt)

Thành phần hóa học: C5H8NNaO4

Hình thức: Bột kế tinh màu trắng

Công dụng: 

– Glutamat trong bột ngọt cho vị ‘umami’ (vị ngọt thịt) tương tự glutamat từ các loại thực phẩm khác.

– Về phương diện hóa học, glutamat trong bột ngọt và glutamat từ thực phẩm tự nhiên là giống nhau.

– Các nhà sản xuất thực phẩm giới thiệu và sử dụng bột ngọt như một chất điều vị bởi nó giúp cân bằng, hòa trộn và làm tròn đầy vị tổng hợp của thực phẩm

Ngoài các hóa chất cơ bản trên còn rất nhiều chất khác cũng là hóa chất cơ bản, nhưng phạm vi bài viết chưa thể liệt kê giới thiệu ra tất cả.

Bài viết này tổng hợp từ trên website http://www.hoachatsg.com của Công ty TNHH TM Tân Phú Trung.

Vui lòng ghi rõ liên kết nguồn gốc bài viết từ website khi chia sẻ nội dung.

Trân  trọng.

 

Công ty TNHH TM Tân Phú Trung

Địa chỉ:

539/35 Lũy Bán Bích F.Phú Thạnh Q.Tân Phú TPHCM

Điện thoại: 028.3860.9465 – 028.3860.6917

Di động: 0932.522.166 Mr.Trung – 0909.952.166 Ms.Liên – 0902.728.288 Ms Thoa

Email: [email protected]

Website: http://hoachatsg.com