Một Số Nghi Lễ Truyền Thống Khi Xây Dựng Nhà Cửa – XÔI CHÈ ĐẬU ĐẬU
Mục lục bài viết
Một Số Nghi Lễ Truyền Thống Khi Xây Dựng Nhà Cửa
Ngôi nhà trong tâm thức người Việt có một vị trí quan trọng, cho nên khi xây dựng nhà mới hay thậm chí là sửa sang lại nhà, người xưa đều có những nghi lễ cụ thể. Theo người xưa, “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá“, vì vậy ngay khi khởi công xây dựng là phải có lễ Động thổ. Sau đó là các lễ khác như lễ mừng Tân gia, lễ Nhập trạch… Như vậy thì gia chủ mới có thể sống hạnh phúc, vui vẻ, ấm no.
Những nghi lễ khi xây dựng nhà mới
Từ khi bắt
tay vào xây dựng nhà đến khi ngôi nhà được hoàn tất, thuở xưa người Việt phải
tiến hành nhiều nghi lễ như sau.
Lễ Bình cơ
Gia chủ đem
lễ vật cúng trên miếng đất chọn xây dựng nhà, dọn dẹp sạch sẽ khu đất đó. Rồi
sau gia chủ mới đi mời thợ đến bàn việc làm nhà.
Lễ Trúc cơ: Bắt đầu đắp nền nhà.
Lễ Phạt mộc (lễ khởi công)
Gia chủ làm
hai mẫm cỗ, một để cúng tổ tiên và thổ thần, một để cúng tổ sư thợ mộc. Cúng
xong người thợ cả cầm rìu chặt ba nhát vào cây gỗ định làm cột cái để làm phép.
Người thợ cả nhất thiết phải lên rui mực (định kích thước ngôi nhà vào một
thanh tre gọi là rui mực, sào nhà hay tầm thước). Sau đó, nhóm thợ bắt đầu công
việc cưa xẻ gỗ.
Lễ cúng động thổ bắt đầu khởi công cho công việc xây dựng nhà.
Lễ Định tảng
Hay gọi là
lễ in tảng, làm lễ để đổ nền nhà, định nơi đặt cục tảng (đá kê chân cột).
Lễ Tàng giá
Còn gọi là sàn
vài (ráp thử các vài cột của căn nhà). Chỗ nào chưa tốt thì sửa chữa lại.
Lễ Thượng lương (gác đòn dông hay lễ cất nóc)
Lễ này được
coi là quan trọng nhất không thể bỏ qua. Chọn được ngày tốt, gia chủ nhờ một
người nào đó trong thân tộc, vợ chồng song toàn, lắm con nhiều cháu, làm ăn
phát đạt để đưa cây đòn dông (vịn vào) cùng với số lượng mấy người phụ đỡ lên
gian chính giữa. Trong khi làm lễ, cây đòn dông đó được buộc hai cành lá thiên
tuế, một vài vuông vải đỏ hay lụa đại hồng có vẽ hình bát quái, quyển lịch Tàu
hay sách chữ Nho.
Lễ Cái ốc: Bắt đầu lợp nhà.
Lễ Nhập trạch (an thổ)
Làm lễ này
cúng báo để tổ tiên biết, nhà đã làm xong. Trong số lễ vật đó có gạo rang trộn
với nước rắc vào bốn góc nhà.
Lễ Động sàng
Cúng báo gia
tiên để dọn về nhà mới và được kê gia cụ vào nhà.
Lễ Tân gia (lễ hoàn thành hay còn gọi là lễ lạc thành, lễ cài sào)
Gia chủ làm
lễ cúng gia tiên rồi gác thước tầm lên hai đầu cột cái của gian chính giữa. Lễ
này tổ chức ăn uống mời bà con họ hàng, khách khứa xa gần tới dự. Những người
được mời thường đem tiền, câu đối, pháo đến chúc mừng gia chủ.
Lễ Hoàn công (trả công thợ)
Làm lễ này
do thợ tổ chức cúng Tổ Sư Lỗ Ban, để nhận tiền công.
Lễ An cư
Làm lễ tạ tổ
tiên, Thổ thần để báo cho biết chủ nhân đã làm ăn yên ổn trong nhà mới.
Đọc thêm bài viết: Các Nghi Lễ Truyền Thống Trong Việc Xây Nhà Mới
Văn khấn lễ Động thổ (dùng cho lễ khởi công)
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Kính lạy
– Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần
– Quan Đương niên
– Các Tôn thần bản xứ
Hôm nay là ngày ………… tháng ………… năm ………… (âm lịch)
Tín chủ chúng con là …………………… cùng toàn gia quyến, nhất tâm xây dựng công trình (nhà ở, cửa hàng, công xưởng…)
Ngụ tại ……………………
Nay chọn ngày lành, tháng tốt làm lễ khởi công động thổ.
Kính cẩn sắm biện trầu cau, hương hoa, lễ vật …………
Lòng thành tâu lên đức Thần linh bốn cõi
Chúng con trộm nghĩ rằng:
Tôn thần cai quản lãnh thổ, hùng cứ một phương
Thông minh sáng láng, thương đến dân lành
Chứng giám lòng thành, giáng lâm lễ bạc
Giúp cho tín chủ thuận lợi dựng xây
Một thời xây dựng, muôn năm trường tồn
Chủ thợ được bình an
Công việc hanh thông, ngày tháng hưởng phần lợi lạc
Âm phù dương trợ, sở nguyện tòng tâm.
Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị tiền chủ hậu chủ
Cùng các vị hương linh, cô hồn phảng phất trong khu vực này
Xin mời tới đây chiêm ngưỡng, thụ hưởng lễ vật,
Phù trì tín chủ, khiến cho công việc chóng thành
Giãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo.
Lễ bồi hoàn địa mạch
Theo quan
niệm xưa, khi gia đình có người đào đất, khơi mương, lấp ao, xây tường… không
may làm tổn thương đến long mạch thì sẽ sinh tai họa. Nếu động đến long mạch
thì gia đình phải làm lễ bồi hoàn địa mạch.
Văn khấn Bồi hoàn địa mạch
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Kính lạy:
– Đức U minh giáo chủ Địa Tạng Vương Bồ Tát
– Các ngài Ngũ phương, Ngũ đế, Ngũ nhạc, Thánh đế
– Nhị thập tứ khí thần quan, Địa mạch thần quan
– Thanh Long Bạch Hổ, chư vị Thổ thần
– Các ngài Kim niên Đương cai Tôn thần
– Bản cảnh Thành Hoàng cùng các vị thần minh cai quản trong khu vực này.
Hôm nay là ngày ………… tháng ………… năm ………… (âm lịch)
Tín chủ con là ……………………
Ngụ tại ………………………………
Thành tâm sửa biện hương hoa, đăng trà, quả thực
Xin bồi hoàn địa mạch
Trước đây, gia đình đào đất lấp ao, gây nên chấn động
Làm tổn thương long mạch, mạo phạm Thần uy,
Cúi xin thương xót tín chủ chúng con,
Nhận lời cầu thỉnh, chuẩn tâu sám tạ,
Giáng phó án tiền, thụ hưởng lễ vật.
Nguyện cho phong thổ phì nhiêu,
Khí sung vượng mạch, thần an tiết thuận,
Nhân vật hưng long, sở cầu như ý
Giãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo.
Tục mừng nhà mới của người thân
Ngày xưa,
người nông dân Việt Nam quan niệm xây dựng nhà là một trong ba việc lớn của cả
cuộc đời. “An cư mới lạc nghiệp” nghĩa là chỗ ở có yên ổn mới lo được
sự nghiệp. Quan niệm ấy đến nay vẫn còn gắn bó với người dân Việt Nam. Bởi thế
ai ai cũng phấn đấu để có được một chỗ ở, một cơ ngơi riêng. Nhiều người có khi
đến cuối đời mới cố xây được một ngôi nhà. Mặc dù sống chẳng được bao lại nhưng
sau này để lại cho con cháu. Có người khi chết vẫn chưa có chỗ nương thân thì
rất khổ.
Với ý nghĩa
quan trọng như vậy nên một phong tục rất phổ biến ở người Việt là tục mừng nhà
mới. Chủ nhân khi làm xong một ngôi nhà mới (thậm chí chỉ sửa chữa, nâng cấp
nhà hay di chuyển đến nơi ở mới) đều sắm một lễ cúng. hàng xóm, bạn bè, họ hàng
được mời đến uống chén rượu, chén trà mừng cho gia chủ, chúc cho gia chủ bình
an, làm ăn gặp may, phát đạt.
Tục lệ này
đến nay vẫn còn khá phổ biến đối với văn hóa của người Việt.
Xem thêm: 3 Lễ Cúng Quan Trọng Khi Xây Nhà Mới
Lễ Tân gia của gia chủ khi nhà mới xây
dựng xong
Đối với
người Việt, ngôi nhà không chỉ đơn thuần là nơi trú ngụ, mà đó còn là tổ ấm
thân yêu đối với mỗi con người. Là nơi ta cảm thấy thoải mái, tự tin, giúp
chúng ta lấy lại được sự bình yên sau những giờ làm việc căng thẳng mệt mỏi ở
bên ngoài.
Tiệc mời khách mừng tân gia nhà mới.
Ngôi nhà
cũng là nơi chúng ta tiếp khách, nôi sum họp của cả gia đình, là nơi thể hiện
trình độ văn hóa, thẩm mỹ và sở thích của chủ nhân.
Theo tục
xưa, sau lễ Nhập trách dọn về nhà mới, gia chủ phải làm lễ Tân gia. Lễ Tân gia
thường được tổ chức long trọng.
Dâng lễ bao
gồm: hương, hoa, vàng mã, trầu, rượu và mâm cỗ mặn thịnh soạn để cúng Táo quân,
Thổ thần, Gia tiên. Tiếp đó mời bạn bè, họ hàng, người thân, hàng xóm đến dự lễ
Tân gia ăn mừng nhà mới. Những người được mời thường mang lễ vật đến như: các
bức đại tự, câu đối, trầu cau, quà kỷ niệm… và nói lời chúc mừng gia chủ.