Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị bán hàng

5/5 – (1 bình chọn)

Dưới đây là Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị bán hàng, được Luận Văn Tốt dành nhiều thời gian để tìm kiếm thu thập và gửi đến các bạn sinh viên khoa quản trị kinh doanh có nhu cầu đang tìm kiếm các bài tương tự, hy vọng quy trình thao tác chuẩn dưới đây sẽ mang về cho các bạn một mẫu tài liệu có ích.

Nếu các bạn đang viết bài tiểu luận, báo cáo thực tập, khóa luận,… mà gặp bất cứ khó khăn gì cứ liên hệ qua zalo của Luận Văn Tốt để được hỗ trợ cũng như hoàn thiện bài làm trọn gói cho các bạn nhé.

……………………………………………………………………………….

1. Doanh thu bán hàng

 Doanh thu bán hàng: Là số tiền mà doanh nghiệp thu được từ hoạt động bán hàng theo hóa đơn, bao gồm toàn bộ số tiền mặt thu được và các khoản phải thu từ khách hàng mua chịu hàng hóa. Doanh thu phụ thuộc vào sự biến động của hai yếu tố như số lượng và giá bán (TS. Nguyễn Thị Xuân Hương, 1998) và doanh thu được xác định bằng công thức:

Doanh thu bán hàng

=

Số lượng hàng bán ra

x

Giá bán trung bình

Doanh thu thuần: Là khoảng chênh lệch giữa tổng doanh thu theo hóa đơn với các khoản giảm trừ như chiết khấu bán hàng, giảm giá bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp và được xác định bằng công thức:

Doanh thu thuần

=

Tổng doanh thu theo

hóa đơn

Chiết khấu

bán hàng

Giảm

giá hàng đã bán

Hàng

bị

trả lại

Thuế tiêu thụ

đặc biệt,

thuế xuất khẩu

2. Lợi nhuận bán hàng

Lợi nhuận gộp về bán hàng và tỷ lệ lãi gộp

– Lợi nhuận gộp về bán hàng: Là khoảng chênh lệch giữa doanh thu thuần với trị giá hàng đã bán. Lợi nhuận gộp được sử dụng để bù đắp các chi phí hoạt động, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và được xác định bằng công thức:

Lợi nhuận gộp về bán hàng

=

Doanh thu thuần

Trị giá hàng đã bán

– Tỷ lệ lãi gộp: Được tính trên cơ sở lấy tổng lợi nhuận gộp về bán hàng hoặc doanh thu chia cho giá vốn hàng bán. Tỷ lệ này càng cao có nghĩa hoạt động bán càng hiệu quả, đóng góp nhiều cho doanh nghiệp và được xác định bằng công thức:

Tỷ lệ lãi gộp

=

Tổng lợi nhuận gộp về bán hàng

hoặc

Doanh thu

Giá vốn hàng bán

Giá vốn hàng bán

 Lợi nhuận thuần từ kết quả hoạt động kinh doanh: Đây là khoảng chênh lệch giữa lợi nhuận gộp về bán hàng với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của số hàng đã bán. Lợi nhuận chịu sự ảnh h­ưởng của nhiều yếu tố nh­ư doanh thu, các khoản giảm trừ, chi phí về bán hàng, giá vốn hàng bán và quản lý bán hàng và được xác định bằng công thức:

Lợi nhuận thuần từ kết quả hoạt động kinh doanh

=

Lợi nhuận gộp về

bán hàng

Chi phí

bán hàng của

số hàng đã bán

Chi phí quản lý DN của số hàng đã bán

– Chi phí bán hàng: Là toàn bộ chi phí cần thiết liên quan đến quá trình tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ. Các yếu tố thuộc chi phí bán hàng bao gồm chi phí vận chuyển bốc dỡ hàng hóa, phân loại, đóng gói, bao bì, thuê kho bãi trong quá trình bán hàng và trả lương cho nhân viên bán (TS. Nguyễn Thị Xuân Hương, 1998).

Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị bán hàng

3. Thị phần bán hàng của doanh nghiệp

Thị phần bán hàng là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp chiếm giữ. Được tính trên cơ sở lấy doanh số bán hàng của doanh nghiệp chia cho tổng sản phẩm tiêu thụ của thị trường hoặc số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp chia cho tổng sản phẩm tiêu thụ của thị trường và được xác định bằng công thức:

Thị phần

bán hàng

=

Doanh số bán hàng của DN

hoặc

Số sản phẩm bán ra của DN

Tổng doanh số của thị trường

Tổng sản phẩm tiêu thụ thị trường

Thị phần bán hàng thể hiện phần sản phẩm tiêu thụ riêng của doanh nghiệp so với tổng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. Trong kinh doanh, để giành giật mục tiêu thị phần bán hàng trước đối thủ, doanh nghiệp phải có chính sách giá phù hợp thông qua mức giảm giá cần thiết, nhất là khi bắt đầu thâm nhập vào thị trường mới. Khi mọi yếu tố khác tương đối ổn định thì việc gia tăng thêm thị phần bán hàng cũng thể hiện hiệu quả của hoạt động bán hàng được nâng cao. Thị phần bán hàng càng cao chứng tỏ năng lực doanh nghiệp càng mạnh, chiếm lĩnh khu vực thị trường lớn (TS. Nguyễn Thị Xuân Hương, 1998).

XEM THÊM DỊCH VỤ VIẾT THUÊ UY TÍN, CHẤT LƯỢNG

4. Năng suất lao động bán hàng

Năng suất lao động trong doanh nghiệp là mức tiêu thụ hóa hàng bình quân của một nhân viên bán hàng trong một đơn vị thời gian. Tăng năng suất lao động trong doanh nghiệp là tăng mức tiêu thụ hàng hóa bình quân của một nhân viên bán hàng trong một đơn vị thời gian hoặc giảm thời gian lao động cần thiết để thực hiện một đơn vị giá trị hàng hóa tiêu thụ và được đo bằng công thức:

Năng suất lao động bình quân

của nhân viên bán hàng

=

Tổng doanh thu bán hàng

Tổng số nhân viên bán hàng

Tăng năng suất lao động luôn gắn liền với giảm hao phí lao động, giảm giá thành sản xuất kinh doanh. Việc tăng năng suất lao động có ý nghĩa rất quan trọng trong doanh nghiệp, vì nó gắn liền với mở rộng tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp, tạo điều kiện phục vụ tốt cho khách hàng, rút ngắn thời gian hàng hóa dừng trong khâu lưu thông, thúc đẩy nhanh quá trình tái sản xuất, tiết kiệm hao phí lao động, chi phí và tăng tích luỹ cho doanh nghiệp, xã hội, cải thiện đời sống người lao động.

………………………………………………………………………….

Trên đây là Các SOP – Quy trình thao tác chuẩn tại công ty dược được Luận Văn Tốt viết ra để hỗ trợ các bạn, có thể dùng tham khảo khi viết bài luận văn thạc sĩ của mình, nếu gặp bất kỳ khó khăn gì trong  làm bài, các bạn có thể liên hệ với mình để được hỗ trợ viết bài điểm cao trọn gói của Luận Văn Tốt.

Nguyễn Thị Hiền Luận Văn Tốt

Mình tên là Nguyễn Thị Hiền, năm nay 32 tuổi, tốt nghiệp thạc sĩ  trường Đại học Tài Chính, mình hiện nay Chuyên phụ trách nội dung trên website: luanvantot.com. Luận Văn Tốt được thành lập từ năm 2010, nhóm gồm các thành viên tốt nghiệp đại học và thạc sĩ  loại khá giỏi từ các trường Đại học trên cả nước, với niềm đam mê viết lách, soạn thảo văn bản, phân tích kinh tế, chúng mình nhận hỗ trợ sinh viên, học viên cao học hoàn thành tốt bài luận văn, khóa luận  https://luanvantot.com/ – Hoặc ZALO: 09345.73149