Một số đề đọc hiểu hay và cách làm phần 2
MỘT SỐ ĐỀ ĐỌC HIỂU HAY VÀ CÁCH LÀM PHẦN 2
ĐỀ 4
-
Ứng xử là thái độ, hành vi, lời nói thích hợp trong quan hệ giao tiếp giữa người với người, giữa người với thiên nhiên. Thuật ngữ văn hóa đặt trước ứng xử có nghĩa là tô động chiều cao phẩm chất, chiều rộng quan hệ của người ứng xử. có con người là có cách ứng xử giữa họ với nhau, giữa họ với môi trường sống. Nhưng văn hóa ứng xử được hình thành từ khi văn minh phát triển ở một cấp độ nào đó nhằm diễn đạt cách ứng xử con người đối với thiên nhiên, đối với xã hội và đối với chính mình…
-
Ở các nền văn hóa khác nhau có hệ chuẩn không giống nhau, nhưng vẫn có giá trị chung. Đó là sống có lý tưởng, Trung với nước, hiếu với cha mẹ, tình thương đối với đồng bào, trung thực với bạn bè, giữ chữ tín trong mọi quan hệ. Trong văn hóa phương Đông, Khổng Tử khuyên mọi người tu tâm những tín với sáu chữ: nhất nhật tâm tĩnh ngô thân. Đối với người Nhật, nhân cách văn hóa được công thức hóa: Thiện, ích, đẹp. Nước ta coi trọng mục tiêu giá trị: chân, thiện, mỹ. Ở châu Âu, người ta nói tính cách, khi bàn giá trị nhân cách tiêu biểu dân tộc. Tính cách Nga được thể hiện ở lòng đôn hậu, tình thủy chung, nghĩa cử quốc tế cao cả. Khẩu hiệu tri thức là sức mạnh được nhiều nước tư bản châu Âu viện dẫn và ảnh hưởng tới hành động đã mấy trăm năm. Bí quyết hàng đầu của người Do Thái là sự Trọng học, đề cao vai trò của trí tuệ, tôn sùng học vấn và tài năng. Để con gái lấy được học giả hoặc lấy được con người là học giả làm vợ thì không tiếc tài sản. Tuy nhiên, họ cũng coi tri thức mà thiếu thực tiễn chẳng khác nào chứ lừa chỉ biết thồ trên lưng sách vở.
Câu1. Nội dung chính của từng đoạn?
Câu 2. Thao tác lập luận chủ yếu ở (1) và ( 2)?
Câu 3. 2 tiêu chí giao tiếp thể hiện văn hóa ứng xử trong cuộc sống hàng ngày.
Câu 4. Điều gì khiến anh chị tâm đắc nhất qua đoạn trích
Bài làm
Câu 1.
Đoạn trích bàn về văn hóa ứng xử và tiêu chí văn hóa ở từng nơi.
Câu 2.
Ở đoạn (1), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác giải thích. Ở đoạn 2, tác giả sử dụng thao tác chứng minh.
Câu3.
Để thể hiện văn hóa ứng xử, người giao tiếp cần trung thực và giữ chữ tín. Cả hai điều này đều giúp ta tạo dựng lòng tin, thể hiện phông văn hóa của bản thân. Khi bước vào một mối quan hệ, nếu ta không chân thành thì thứ ta nhận lại cũng sẽ là những điều giả dối. Cũng giống như vậy, nếu ta liên tục thất hứa mối quan hệ của chúng ta sẽ không thể tiến xa được.
Câu 4
Điều khiến em tâm đắc nhất qua đoạn trích trên chính là quan niệm của người Do Thái. Dù coi trọng kiến thức nhưng họ vẫn cho rằng: “tri thức mà thiếu thực tiễn chẳng khác nào chứ lừa chỉ biết thồ trên lưng sách vở”. Học phải đi đôi với hành. Nếu chỉ tập trung vào những lý thuyết sách vở, người học sẽ đánh mất nhiều điều,rất khó để tiếp nhận kiến thức mà chẳng mang lại được điều gì thiết thực. Ta cần nhớ rằng tri thức bắt nguồn từ cuộc sống và phải được tiếp nhận để phục vụ cho cuộc sống.
Đề 5
Tôi tin rằng, mái nhà nào cũng từng có lúc đồng nghĩa với niềm vui và sự bình yên. Nhưng bạn của tôi ơi, sự bình yên của nhà không phải là điều có sẵn. Nhà là phần cứng, còn sự bình yên, hạnh phúc, niềm vui là phần mềm. Gia đình là phần cứng, còn tình yêu và sự thấu hiểu là phần mềm.
Vậy cho nên, sự bình yên phải được thiết lập, và vì thế, có thể tái thiết lập. Nếu ta là một phần của nhà, dù chỉ là một phần nhỏ, nếu ta thật mong muốn mái nhà thân yêu của ta có được sự bình yên, hay lại có nó một lần nữa, thì ta phải tham gia vào quá trình thiết lập đó. Bằng một nụ cười xoa dịu, bằng một câu nói vị tha, bằng sự yêu thương nhẫn nhịn, bằng trái tim sẵn sàng sẻ chia, bằng một cái nắm tay thấu hiểu, hay có thể bằng một giọt nước mắt. Dù thế nào, cũng không phải bằng sự buông xuôi. Để kéo những trái tim về gần với nhau hơn. Để biến nhà thành một nơi phải luyến tiếc khi rời xa và luôn mong mỏi quay trở về.
Câu 1. Phương thức biểu đạt? Căn cứ vào đâu?
Câu 2. Anh chị hiểu thế nào về “phần cứng”, “phần mềm”?
Câu 3. Anh chị hiểu thế nào về câu: “vậy cho nên sự bình yên phải được thiết lập và có thể tái thiết lập”?
Câu 4. Thông điệp ý nghĩa nhất?
Bài làm
Câu 1.
đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt biểu cảm và phương thức biểu đạt nghị luận.
Tác giả đã sử dụng nhiều từ ngữ mang sắc thái biểu cảm như: “bạn của tôi ơi”, “mái nhà thân yêu”,…
Bên cạnh đó, tác giả đã sử dụng những thao tác lập luận. Điều đó cho thấy đoạn trích cũng mang phương thức biểu đạt nghị luận.
Câu 2.
“Phần cứng ” là những điều sờ nắm được. Còn “phần mềm” là thứ không hiện hữu cụ thể, không sờ nắm.
Trong văn bản, nhà ,gia đình chính là phần cứng Bởi ta sinh ra đã được sống dưới mái nhà. Ta có thể nhìn được nó, sờ được nó.
Tình cảm gia đình chính là phần mềm bởi ta chỉ có thể cảm nhận nó mà thôi.
Câu 3
Câu nói của tác giả: “vậy cho nên sự bình yên phải được thiết lập và có thể tái thiết lập” mở ra cho ta nhiều suy nghĩ.
Sự bình yên không có sẵn, nó cần ta tạo dựng. Ta cần suy nghĩ tích cực, sống bao dung, nhường nhịn, thấu hiểu. Đó là cách để tạo Bình Yên. Cách ứng xử đó đều thuộc khả năng của chúng ta. Cho nên, tác giả với khẳng định: “sự bình yên có thể thiết lập”.
Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng có được sự bình yên. Tranh chấp, mâu thuẫn, cãi vã, thậm chí thủ ghét đều là những điều có thể xảy ra trong một gia đình. Khi ấy, nếu mỗi người đều ý thức cần phải thay đổi suy nghĩ và hành động của mình để cải thiện quan hệ gia đình thì sự bình yên hoàn toàn có thể “tái thiết lập”.
Câu 4
Đoạn văn tuy ngắn nhưng đã mang cho ta một thông điệp ý nghĩa. Nếu ta là một thành viên trong gia đình, ta cần phải tham gia thiết lập sự bình yên. Phạm Hữu Ân đã giúp ta nhận ra trách nhiệm của mỗi người với việc xây dựng, vun đắp tình cảm gia đình mình. Là cha mẹ, tao đôi khi quá mải mê với công việc mà quên đi gia đình, hãy thử một lần cùng gia đình bên bữa cơm sum họp. Là con cái, ta đôi khi nông nổi, chỉ biết nhận sự ân cần mà không biết phải thể hiện sự quan tâm với cha mẹ. Ta hãy thử một lần ôm bố từ phía sau, thử một lần làm tặng mẹ một tấm thiệp ý nghĩa. Tất cả chúng ta hãy sống thấu hiểu hơn, bao dung hơn để nhà mãi mãi là nơi có tiếng cười.
Đề 6
Thành công và thất bại chỉ đơn thuần là những điểm mốc nối tiếp nhau trong cuộc sống để tôi luyện nên sự trưởng thành của con người. Thất bại giúp con người đúc kết được kinh nghiệm để vươn tới chiến thắng và khiến những thành công đạt được thêm phần ý nghĩa.
Không có ai luôn thành công hay thất bại, tuyệt đối thông minh hay Dại Khờ, tất cả đều phụ thuộc vào nhận thức, tư duy tích cực hay tiêu cực của mỗi người. Như chính trị gia người Anh, Sir Winston Churchill từng nói: “người bi quan nhìn thấy khó khăn trong mỗi cơ hội, còn người lạc quan nhìn thấy cơ hội trong khó khăn”. Sẽ có những người bị ám ảnh bởi thất bại, bị chúng bủa vây, che lấp những cơ hội dẫn tới thành công. Tuy nhiên, đừng sa vào vũng lầy đi quan đó, thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống. Đó là một điều bạn không thể tránh khỏi,nếu không muốn nói thực sự là trải nghiệm mà bạn nên có trong đời. Vì vậy,hãy thất bại một cách tích cực.
Câu 1. Xác định chủ đề
Câu 2. Tại sao tác giả lại nói: “thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống”?
Câu 3. Anh chị hiểu như thế nào về lời khuyên: “hãy thất bại một cách tích cực”?
Câu 4. Điều tâm đắc nhất
Bài làm
Câu 1.
Văn bản bàn về sự thất bại và ý nghĩa của sự thất bại trong cuộc sống con người.
Câu 2
Tác giả cho rằng:”thất bại là một lẽ tự nhiên và là một điều tất yếu của cuộc sống” vì không có ai luôn thành công hay thất bại, tuyệt đối thông minh hay Dại Khờ. Con người không hoàn hảo cho nên ta không thể tránh xa hoàn toàn vấp ngã hay sai lầm.
Câu 3.
“Hãy thất bại một cách tích cực”- lời khuyên này đã khích lệ tất cả chúng ta. Thất bại giúp ta có thêm kinh nghiệm, nó làm cho sự thành công thêm trân quý. Thất bại để trưởng thành chính là một thất bại tích cực. Chính vì vậy ta cần dũng cảm để đối mặt với những vấp ngã, những sai lầm.
Câu 4.
Một đoạn trích không quá dài nhưng đã gửi tới cho ta thông điệp lớn: “Thất bại là một trải nghiệm đáng có trong đời”. Một cuộc đời bình lặng, êm đềm liệu có thực sự thú vị? Khi sống những tháng ngày an phận với mức nhàm chán, có lẽ con người ta mới nhận ra chính thất bại đã giúp ta có được một cuộc đời đáng sống. Cuộc đời này cũng giống như thanh sôcôla, có đắng, có ngọt mới hấp dẫn nhiều người. Thất bại tạo ra thử thách để ta đứng đầu, để ta thay đổi bản thân và để thay đổi hương vị của cuộc sống.
Các bạn đọc thêm bài viết: Một số đề đọc hiểu hay và cách làm phần 3 nhé.
Người viết: Nguyễn Minh Hòa
Mục lục bài viết