Một số ký hiệu của tiêu chuẩn thế giới về các thiết bị điện – Leta Việt Nam

Thông thường trên một số các thiết bị điện, điện tử, chúng ta hay gặp một số các ký hiệu. Tuy nhiên có nhiều người lờ đi những ký hiệu này mà không biết rằng chuỗi ký hiệu trên thực sự rất quan trọng bởi chúng đại diện cho các chứng nhận từ những tổ chức thương mại toàn cầu, cũng như các cơ quan thẩm quyền.
 

Ký hiệu các tiêu chuẩn về thiết bị điện

1.       ENEC:

Tiêu chuẩn ENEC(European Norms Electrical Certification) là tiêu chuẩn về điện được công nhận trên toàn lãnh thổ Châu âu. Đây là tiêu chuẩn áp dụng cho các thiết bị phát sáng, thiết bị điện… Chữ số đi kèm đằng sau ký hiệu này là mã của các nước, ví dụ như 10-Germany, 11-Austria, 13-Switzerland….

2.       CE:

Tiêu chuẩn CE(Conformity European) là cam kết của nhà sản xuất gắn với sản phẩm của họ, rằng sản phẩm này đáp ứng được mọi yêu cầu về mặt kỹ thuật cũng như pháp lý, và được lưu thông trên phạm vi toàn châu âu. Đây là ký hiệu bắt buộc của các sản phẩm khi lưu hành trong phạm vi châu âu. 

3.       CCC:

CCC (China Compulsory Certification) là ký hiệu chứng nhận của trung quốc đối với các sản phẩm lưu hành trên lãnh thổ trugn quốc. Theo luật pháp trung quốc và quy định về dấu chứng nhận sản phẩm bắt buộc, Hệ thống chứng nhận sản phẩm bắt buộc được áp dụng cho các sản phẩm liên quan đến sức khoẻ và đời sống con người, động vật, thực vật, bảo vệ môi trường và an ninh quốc gia.

Từ ngày 01/05/2002, các sản phẩm nhập khẩu không có dấu CCC có thể bị hải quan giữ lại ở biên giới Trung quốc và bị nộp phạt. Trong một số trường hợp, các bộ phân cấu thành nên sản phẩm hoàn thiện của nhà sản xuất cũng được yêu cầu có dấu chứng nhận CCC.

4.       VDE

VDE( Verband Deutscher Elektrotechniker-Association of German Electrotechnical Engineers) là tiêu chuẩn của Đức. Sản phẩm có dấu này được chứng nhận an toàn về điện, cơ, nhiệt trong quá trình sản xuất cũng như hoạt động.

5.       VDE-EMV

VDE-EMV là tiêu chuẩn về tương thích điện từ trường. Sản phẩm có ký hiệu này có thể sử dụng trong môi trường điện từ mà không làm ảnh hưởng đến các thiết bị khác.

6.       Tiêu chuẩn RoHS

RoSH được viết tắt từ Restriction of Certain Hazardous Substances- hạn chế vật chất nguy hiểm. Nó dùng luật pháp của Châu Âu cấm 06 loại chất đặc biệt nguy hiểm đối với môi trường và đối với sức khoẻ con người trong qúa trình sản xuất: Cadmium (Cd), Thuỷ ngân ( Hg), Chromium hoá trị 6, hợp chất của Brom như: PBBs (polybrominated biphenyls), PBDEs (polybrominated diphenyl ethers), và Chì (Pb).

7.       Tiêu chuẩn UL:

–          UL (Underwriters Laboratory) là tên viết tắt của tổ chức hợp tác giữa các phòng thí nghiệm. Tổ chức này có 3 nhiệm vụ chính là cung cấp dịch vụ thử nghiệm sản phẩm và vật liệu liên quan đến những nguy hiểm tác động đến cuộc sống hoặc tài sản, lập danh mục các sản phẩm hàng hóa an toàn và xây dựng tiêu chuẩn.

–          Tổ chức UL kiểm tra mức độ an toàn của các thiết bị điện tử. Nếu một thiết bị nào có tên trong danh mục UL-listed có nghĩa là thiết bị đó đã được tổ chức UL kiểm tra và xác nhận đạt tiêu chuẩn an toàn của UL.

–          Dấu hiệu UL được gắn trên các sản phẩm có nghĩa là tổ chức UL đã kiểm tra và chứng nhận mẫu đại diện.

8.       Tiêu chuẩn FCC:

FCC (Federal Communication Commission) là tên viết tắt của Ủy ban Truyền thông Liên bang là cơ quan đảm nhiệm việc quản về viễn thông, công nghệ thông tin, tần số vô tuyến điện… ở Mỹ. Cơ quan này độc lập với chính phủ.

9. Tiêu chuẩn VN: QCVN 19:2019

Ngày 25/09/2019 Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành thông tư số 08/2019/TT-BKHCN và Quy chuẩn QCVN 19:2019/BKHCN – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn và tương thích điện từ đối với sản phẩm chiếu sáng bằng công nghệ LED kèm theo.

Căn cứ theo thông tư số 08/2019/TT-BKHCN:

1. Kể từ ngày ngày 01 tháng 6 năm 2020, các sản phẩm đèn LED (bóng LED có ballast lắp liền, LED tube hai đầu, bộ đèn LED luminaire) sản xuất trong nước và nhập khẩu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo QCVN 19:2019/BKHCN phải đáp ứng yêu cầu về an toàn và giới hạn nhiễu điện từ (EMI) quy định tại Mục 2.1.1; 2.1.2; 2.1.3 và 2.2.1 của QCVN 19:2019/BKHCN trước khi lưu thông trên thị trường.

2. Kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2021, các sản phẩm quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo QCVN 19:2019/BKHCN phải đáp ứng tất cả các yêu cầu quy định tại Mục 2 của QCVN 19:2019/BKHCN trước khi lưu thông trên thị trường (bao gồm cả yêu cầu về an toàn, nhiễu điện từ EMI và miễn nhiễm điện từ EMS).

3. Khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm chiếu sáng bằng công nghệ LED áp dụng các quy định của QCVN 19:2019/BKHCN kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

Các loại đèn LED thông dụng cố định và di động bao gồm, bóng LED, LED tube, đèn rọi LED downlight, đèn điện LED Luminaire, và các loại loại đèn LED có ballast lắp liền đều thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn này. Các doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện thử nghiệm và chứng nhận hợp quy đèn LED theo QCVN 19:2019/BKHCN trước khi bán ra thị trường kể từ ngày 01/06/2020 (và phải thực hiện yêu cầu về hiệu suất năng lượng tối thiểu và dán nhãn năng lượng cho đèn LED có ballast lắp liền có đầu đèn E27 và B22 cùng tuýp LED 2 đầu loại đầu đèn G5 và G13 theo quy định của Bộ Công Thương đã áp dụng kể từ ngày 01/01/2020)

Tất cả sản phẩm của Asia Pacific Lighting được sản xuất theo tiêu chuẩn Châu Âu và đạt được chứng nhận QCVN 19:2019, CE và RoHS