Một số nét văn hóa tiêu biểu của dân tộc Kinh

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với 54 thành phần dân tộc khác nhau như Kinh, Thái, Tày, Nùng, Mường, Dao, chính vì thế không có gì ngạc nhiên khi Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có nền văn hóa đa dạng, phong phú và đặc sắc. Trong đó, dân tộc Kinh là cộng đồng lớn nhất cả nước chiếm khoảng 90% dân số trên khắp cả nước. Đây là một dân tộc không chỉ có bản sắc văn hóa rất độc đáo và khác biệt mà còn sở hữu các công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh nổi tiếng cả trong nước lẫn ngoài nước. Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu về một số nét văn hóa tiêu biểu của dân tộc Kinh qua bài viết dưới đây!

Dân tộc Kinh hay có tên gọi khác là người Việt, sinh sống dọc suốt chiều dài đất nước Việt Nam. Người Kinh cư trú khắp các tỉnh thành, nhưng hầu hết tập trung sống ở vùng đồng bằng và thành thị. Người Kinh có dân số lớn nhất trong tất cả 54 các dân tộc trong nước với số dân hơn 73 triệu người.

Về kinh tế, người Kinh sống bằng nghề lúa nước. Họ có truyền thống đắp đê, đào mương để mang nước về từ những con sông lớn nhằm cung cấp cho tưới tiêu và sinh hoạt. Ngoài ra họ còn có những mảnh vườn để trồng trọt và chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm. Các nghề đánh bắt thủy sản, trồng dâu nuôi tằm cũng khá phát triển. 

Về văn hóa, ở người Kinh có các thể loại văn hóa rất đa dạng thể hiện qua các lĩnh vực văn học và nghệ thuật. Văn học thì có văn truyền miệng (truyện cổ, ca dao, tục ngữ), có văn học viết bằng chữ (những áng thơ, văn, bộ sách, bài hịch). Nghệ thuật phát triển từ khá sớm và đạt đến trình độ cao như âm nhạc, điêu khắc, hội họa, hát, múa, diễn xướng… Hàng năm, hội làng được tổ chức là một dịp sinh hoạt văn nghệ rôm rả, hấp dẫn nhất ở các vùng nông thôn. Những điều này đã làm nên nét văn hóa tiêu biểu của dân tộc Kinh

Các phong tục tập quán với những nét đặc trưng khác biệt và đặc sắc là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự độc đáo cho văn hóa dân tộc Kinh. Là một dân tộc có truyền thống đoàn kết, gắn bó, cần cù, sáng tạo những giá trị đậm đà bản sắc dân tộc và phát huy truyền thống lâu dài của cha ông, chính vì thế đây là dân tộc vẫn còn lưu giữ và tiếp nối các phong tục tập quán của tổ tiên để lại. Người Kinh có tập quán ăn trầu cau, uống nước chè, nước vối.

Một số nét văn hóa tiêu biểu của dân tộc Kinh

Trong các bữa ăn đời thường, họ sẽ ăn cơm tẻ, cơm nếp hoặc cháo, xôi và một trong những món ăn độc đáo và làm nên sự khác biệt của dân tộc Kinh với các dân tộc khác trên cả nước đó chính là món mắm tôm, trứng vịt lộn. Bên cạnh đó, nhà ở của người Kinh sẽ là nhà trệt, giữa nhà đặt bàn thờ gia tiên.

Ở mỗi một vùng miền sẽ có những kiểu nhà khác nhau, miền Bắc thường là nhà ba gian hai trái còn miền Trung là nhà rường hoặc nhà mái lá. Ngoài ra, Dân tộc Kinh còn có những phong tục tập quán khác như hôn nhân theo chế độ một vợ một chồng, lễ tết Nguyên Đán, Rằm tháng giêng, tết Đoan Ngọ, tết Trung thu.

* Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp:

+ Người Kinh làm ruộng nước, trong nghề trồng lúa nước. Tập chung và phát triển ở các vùng đồng bằng, sử dụng các ứng dụng khoa học, kỹ thuật hiện đại. Người Kinh có truyền thống đắp đê, đào mương.

+ Nghề làm vườn, trồng dâu nuôi tằm, nghề nuôi gia súc và gia cầm, đánh cá sông và cá biển đều phát triển. Nghề gốm có từ rất sớm.

+ Người Kinh có tập quán ăn trầu cau, hút thuốc lào, thuốc lá, uống nước chè, nước vối. Đây cũng là nét văn hóa đặc trưng, gắn liền với đồ ăn, thức uống được mời khi khách đến nhà.

+ Ngoài cơm tẻ, cơm nếp, còn có cháo, xôi. Gạo được biến tấu trong nhiều món ăn, trong đó cơm là thức ăn gần như xuất hiện phổ biến trong mâm cơm thường nhật. Mắm tôm, trứng vịt lộn là món ăn độc đáo của người Kinh. Mang đến các đặc trưng, món ăn tuy bình dân nhưng đặc biệt.

Trong hoạt động công nghiệp, dịch vụ: Mang đến các sáng tạo, phát triển trên nhiều lĩnh vực. Người kinh tham gia chủ yếu vào các công việc đòi hỏi chuyên môn, kỹ thuật và kinh nghiệm.

* Tổ chức cộng đồng:

Làng người Kinh thường trồng tre bao bọc xung quanh, nhiều nơi có cổng làng chắc chắn. Trong đó, mang đến nét đẹp Cây đa, giếng nước, mái đình. Mỗi làng có đình là nơi hội họp và thờ cúng chung.

* Văn hóa:

Vốn văn học cổ của người Kinh khá lớn. Mang đến kho tàng văn thơ của các giai đoạn lịch sử và hiện đại:

+ Có văn học miệng (truyện cổ, ca dao, tục ngữ),

+ Có văn học viết bằng chữ (những áng thơ, văn, bộ sách, bài hịch).

Nghệ thuật phát triển sớm và đạt trình độ cao về nhiều mặt: ca hát, âm nhạc, điêu khắc, hội họa, múa, diễn xướng. Đặc biệt là các nét đẹp văn hóa được lưu giữ qua nhiều thời kỳ lịch sử. Hội làng hàng năm là một dịp sinh hoạt văn nghệ rôm rả, hấp dẫn nhất ở nông dân.

Người Kinh có một nền ẩm thực vô cùng độc đáo và phong phú. Chính điều đó đã tạo nên sức hút văn hóa của người Kinh với nhiều thực khách trên thế giới. Nét văn hóa tiêu biểu của dân tộc Kinh qua bức tranh ẩm thực muôn màu muôn vẻ được thể hiện qua văn hóa ẩm thực từng vùng miền trải dài từ Bắc vào Nam.

Ẩm thực của người Kinh đa dạng qua các vùng miền

Những món ăn từ ba miền Bắc, Trung, Nam có sự riêng biệt trong cách chế biến và cách sử dụng nguyên liệu. Những món ăn luôn có một điểm chung là nhất định phải có nước chấm và gia vị.

Một số nét văn hóa tiêu biểu của dân tộc Kinh

Ẩm thực miền Bắc thường rất cầu kỳ từ việc chọn lựa các nguyên liệu cho đến cách phối hợp các loại gia vị, nổi tiếng với những món ăn như phở bò, bún chả, bún thang. Còn ẩm thực miền Trung thì riêng biệt, cay nồng và mặn mà. Những món của miền Trung thường được nhắc đến đó là bún bò Huế, bánh xèo, bánh bột lọc, cao lầu, mì quảng. Người miền Nam thì ưa chuộng những món ăn có  một chút ngọt ngào, một chút béo như là các món cơm tấm, gỏi cuốn, bánh bò, chè ba ba.

+ Nhà cửa

Trong nghệ thuật kiến trúc, dân Việt lấy gỗ hay tre làm vật liệu căn bản.  Nhà cửa đều là một hệ thống kèo cột rằng rịt lấy nhau có mái nặng đè xuống cho vững. Lấy cột làm chỗ tựa cho mái, chứ không lấy tường, như lối kiến trúc của nhiều dân tộc, vách và tường chỉ dùng để chắn gió mưa. Cột nhà đều tựa chân trên tảng đá. Bộ phận chính của nhà là  3 gian và hai hàng cột  ở giữa. Nhà thì có 4 mái: hai mái chính và hai mái chái. Nhà nào cũng ít cửa, nên trong nhà thường tối. 

Mặt sau của gian giữa thì không bao giờ có cửa vì đấy là nơi đặt bàn thờ Tổ Tiên.  Nhà được cất theo chữ nhất kiểu nhà của vùng Quảng Trị hoặc chữ nhị  gồm nhà trước nhà sau kiểu nhà vùng Quảng Nam hoặc chữ Đinh kiểu nhà   của vùng Quảng Ngãi. Nhà dù kiểu nào đi nữa thì kết cấu vẫn gồm cột kèo, xiên, trính, đòn tay,rui mè.

Với thời gian, gỗ và tre bị mối mọt không bảo quản được, nên từ từ những vật liệu này được thay thế bằng xi măng và gạch ngói. Trong lối kiến trúc nhà thường dân ngày nay thì cửa sổ là  một khung vòng tròn có bông sen. Vòng tròn biểu tượng bánh xe luân hồi và bông sen là hai âm hưởng của Phật Giáo được đưa vào kiến trúc.

Nhà là nơi diễn ra  những sự kiện như sinh, hôn, tử của một vòng đời. Từ đó, ngôi nhà không chỉ có ý nghĩa đối với gia đình mà còn mang ý nghĩa cộng đồng xã hội, không chỉ là nhu cầu về vật chất là để trú ngụ nắng mưa, ngủ nghỉ, mà còn đáp ứng nhu cầu tâm linh.

Người Kinh rất trọng hướng nhà, vì vậy, hướng nhà phải do một thầy địa lý có tiếng chọn riêng theo tuổi của gia chủ. Họ quan niệm làm nhà đúng hướng sẽ đem lại tài lộc và may mắn đến cho gia đình. Nhà cửa thường quay về hướng Nam để tránh thời tiết nóng  và lạnh Nhà cửa  thường tránh cổng ngõ hoặc lối đi, hoặc góc ao hoặc đao mái đình.   Cổng ngõ hoặc lối đi không đâm thẳng vào trung tâm gian giữa. Nếu bất đắc dĩ, người ta không tránh được  những điều kiêng kỵ đó, người ta chôn hoặc con chó đá ở trước cổng, hoặc treo một cái gương ở trên cửa  chính trừ tà khí .Tại thành thị, nếu nhà mình phải nhà hàng xóm chiếu chính giữa, người ta thường treo cửa hình bát quái hay một tấm gương con nếu nhà đối diện cũng treo gương hay hình bát quái. Nhà lợp tranh vách đất vật liệu bằng gỗ hay tre. Loại nhà này không cao vì tránh gió to và bão táp,

Bên trong nhà không rộng lớn, vì phải dành chỗ làm sân, ao và vườn. Người Việt quan niệm  nhà lớn không tốt hơn là đủ thực phẩm để ăn. Lối kiến trúc nhà cửa  hòa hợp với môi trường sống  thiên nhiên

+ Hôn nhân gia đình

Trong gia đình người Kinh, người chồng (người cha) là chủ. Con cái lấy họ theo cha và họ hàng phía cha là “họ nội”, còn đằng mẹ là “họ ngoại’. Con trai đầu có trách nhiệm tổ chức thờ phụng cha mẹ, ông bà đã khuất. Mỗi họ có nhà thờ họ, có người trưởng họ quán xuyến việc chung.

Hôn nhân theo chế độ một vợ một chồng. Việc cưới xin phải trải qua nhiều nghi thức, nhà trai hỏi vợ và cưới vợ cho con. Người Kinh coi trọng sự trinh tiết, đức hạnh của các cô dâu, đồng thời chú ý đến gia thế xuất thân của họ.

+ Trang phục

Thời phong kiến, trang phục của phụ nữ là: váy đen, yếm trắng, áo tứ thân, đầu chít khăn mỏ quạ, thắt lưng hoa lý. Bộ lễ phục gồm ba chiếc áo, ngoài cùng là áo dài tứ thân bằng the thâm hay màu nâu non, kế đến là chiếc áo màu mỡ gà và trong cùng là chiếc áo màu cánh sen. Khi mặc, cả ba chiếc áo chỉ cài khuy bên sườn, phần từ ngực đến cổ lật chéo để lộ ba màu áo. Bên trong là chiếc yếm thắm. Ðầu đội nón trông rất duyên dáng và kín đáo.

Tới nay, trang phục truyền thống của người Việt đã thay đổi. Bộ âu phục dần thay thế cho bộ đồ truyền thống của đàn ông. Chiếc áo dài của phụ nữ ngày càng được cải tiến và hoàn thiện hơn như ngày nay, mặt khác do yêu cầu của lao động, công việc, không phải lúc nào phụ nữ cũng mặc áo dài mà chỉ những ngày trang trọng, ngày vui… thì mới có dịp để “thể hiện mình”.

Trang phục các dịp lễ, tết, hội hè:

Nam thường mặc áo dài màu đen, đầu đội khăn xếp với quần tọa màu trắng. Áo dài xẻ nách hai bên,  không trang trí hoa văn. Chân đi guốc mộc.

Trong những dịp này phụ nữ Việt thường mang áo dài, để tóc dài vấn khăn thành vành tròn quanh đầu. Kết hợp với đồ trang sức là các loại trâm, vòng cổ, hoa tai, nhẫn, vòng tay mang phong cách từng vùng.

Bài viết này Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu về một số nét văn hóa tiêu biểu của dân tộc Kinh. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt!