Một số thành tựu văn minh tiêu biểu của người Trung Quốc cổ đại là gì?

Văn hóa Trung Quốc là một trong những nền văn hóa lâu đời và phong phú nhất trên thế giới. Văn hóa Trung Quốc đã thống trị và gây ảnh hưởng trải rộng khắp miền. Dưới đây là một số thành tựu văn minh tiêu biểu của người Trung Quốc cổ đại.

Một số thành tựu văn minh tiêu biểu của người Trung Quốc cổ đại:

1. Chữ viết

Ban đầu người Trung Quốc dùng phương pháp truyền miệng. Sau đó đến thời Hoàng Đế đã biết dùng cách thắt nút dây thừng để ghi nhớ sự việc. Từ thời nhà Thương, người Trung Quốc đã khắc chữ trên mai rua, xương thủ, gọi là giáp cốt văn. Đặc điểm của chữ này là: đường nét nhỏ và dài, nét gập ngay ngắn; kết cấu không thống nhất, to nhỏ khác nhau; cách viết linh hoạt, chữ dị thể nhiều. Sau này do yêu cầu ghi chép các động tác và khái niệm, trên cơ sở chữ tượng hình đã phát triển thành chữ biểu ý và hài thanh. Đến thời Tây Chu, số lượng chữ ngày càng nhiều. Điều đó đòi hỏi người Trung Quốc phải phát minh ra kiểu chữ mới đẹp hơn. Chữ viết tiêu biểu thời kì này là kim văn hay còn gọi là chung đỉnh văn. Kim văn từ thời Thương đã có nhưng rất hiếm. Đến thời Tây Chu, nhà vua thường đem ruộng đất cùng tiền thuế ban thưởng cho giới quý tộc. Mỗi lần như thế, vua Chu lại ra lệnh đúc đồ đồng rồi khắc sự kiện ấy lên đỉnh để làm kỉ niệm, và kim văn ở thời kì này cũng phổ biến. Chữ viết thời Tây Chu được ghi trên chuông đồng, khánh đá và thẻ tre. Đặc điểm chữ viết: đường nét to rộng, nét gập hơi tròn; kết cấu khá thống nhất, kích cỡ đồng đều; đường nét hóa, kí hiệu hóa nhiều hơn chữ tượng hình; chữ hình thanh xuất hiện nhiều, nhưng chữ dị thể vẫn còn khá lớn. Chữ đại triện đồng thời cũng có thể được xem là loại văn tự thời Xuân Thu Chiến Quốc cho đến nước Tần. Còn được gọi là Trứu Văn. Kiểu chữ Đại triện tiêu biểu là kiểu chữ được khắc trên “thạch cổ” (đá hình chiếc trống) vào năm 770 trước công nguyên (năm thứ 8 đời Tần Tướng Công) được gọi là “Thạch cổ văn”. Đặc điểm chữ: Đường nét hóa cách viết, nét gập tròn trịa; thể chữ đều đặn, vuông vức hơn. Đến thời Tần, Lý Tư đã dựa vào chữ nước Tần kết hợp với các chữ của nước khác, cải tiến cách viết tạo thành một loại chữ thống nhất gọi là chữ tiểu triện.Thịnh hành sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất 6 nước (Tề, Sở, Yên, Hàn, Triệu, Ngụy), tiêu biểu là thể chữ được khắc trên núi Thái Sơn, gọi là “Thái Sơn khắc thạch” Đặc điểm chữ: giảm bớt tính đồ họa, hướng đến ký hiệu hóa văn tự; xóa bỏ một loạt chữ dị thể. Chữ tiểu triện là kết quả của phong trào chuẩn hóa chữ Hán lần thứ nhất trong lịch sử Trung Quốc, có ý nghĩa cực kì quan trọng trong quá trình phát triển của chữ Hán, khiến chữ Hán từ giai đoạn văn tự biến hình chuyển sang giai đoạn văn tự biểu ý.

 

2. Phật giáo

Thời nhà Đường, phật giáo ở Trung Quốc rất thịnh hành, được dân chúng quan tâm và chú ý. Có nhiều nhà sư nổi tiếng lúc bấy giờ như: Huyền Trang, Nghĩa Tĩnh đã có dịp đến Ấn Độ để nghiên cứu về giáo lý đạo Phật. Bên cạnh đó cũng có khá nhiều nhà sư lớn nhỏ từ ở những nơi khác nhau đã tìm về Trung Quốc để truyền giáo. Chính nhờ việc truyền đạo mà phật giáo của Trung Quốc ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn và gây được tiếng vang to lớn. Do quần chúng đều rất quan tâm đến phật giáo nên càng ngày càng nhiều các cuốn sách về Kinh Phật được in bằng chữ Hán nhằm thoả mãn nhu cầu của độc giả. Không những vậy nhà vua thời Bắc Tống cũng rất tôn sùng Phật giáo. Ông đã cho xây dựng những ngôi chùa, đúc tượng và làm ra rất nhiều sách. Ngoài ra, ông đã tiến cử rất nhiều những nhà sư sang Ấn Độ để nghiên cứu thêm về đạo Phật. Có thể nói Phật giáo giữ vị trí rất lớn trong văn hoá Trung Quốc thời phong kiến.

 

3. Nho giáo

Nho giáo giữ vai trò trung tâm của ý thức hệ phong kiến, cũng được xem là vũ khí quan trọng trong bảo vệ chế độ quân chủ.

 

4. Văn học

Nói về nền văn hoá Trung Quốc thời phong kiến không thể không nhắc đến văn học. Văn học là một trong những thành tựu lớn nhất của Trung Quốc. Nó như một tấm gương phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội thời phong kiến. Văn học thời phong kiến đã đạt đến những đỉnh cao của nghệ thuật và đóng góp không nhỏ vào nền văn học của thế giới. Có rất nhiều nhà thơ nổi tiếng với một số lượng tác phẩm đồ sộ thời kỳ này như: Lý Bạch, Bạch Cư Dị, Đỗ Phủ,…… Ngoài ra, cũng có các thể loại khác như: Thơ, truyện,…… Nhiều tác phẩm kinh điển không thể không kể đến như: Tam quốc diễn nghĩa, Thuỷ hử của Thi Nại Am, Tây du ký của Ngô Thừa Ân, Tam Quốc chí của La Quán Trung, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần,….. Những tác phẩm này đã được dựng lên phim truyền hình và được nhiều khán thính giả tiếp nhận một cách nhiệt tình. Ngoài ra, một thành tựu cũng rất lớn của văn học nền văn hoá Trung Quốc thời phong kiến chính là chữ Nôm. Lúc đó chữ Nôm thường được dịch là chữ “Quốc ngữ” hoặc “Quốc âm”. Ở Việt Nam tầng lớp Nho sĩ tiêu biểu phải nói đến chính là Nguyễn Trãi. Ngoài văn học bằng chữ viết thì nền văn hoá thời kỳ phong kiến cũng xuất hiện văn học truyền miệng thông qua các câu ca dao, tục ngữ, hò, vè. Đặc điểm của loại hình văn hoá truyền miệng này là dễ hiểu, dễ thuộc và dễ ghi nhớ. Được phổ biến khá rộng rãi trong dân gian. Ngoài ra thời này cũng có nhiều lễ hội khác nhau: kéo co, cướp cờ, đâm ngựa, đấu vật, ô ăn quan,…..

 

5. Sử học

Đối thời phong kiến Trung Quốc, lịch sử nổi bật với bộ sách của Tư Mã Thiên. Sử ký được xem là bộ sách kinh điển của Trung Quốc cổ đại. Nó lưu giữ và sắp xếp lại bằng những dữ liệu lịch sử cực kỳ phong phú suốt hơn ba ngàn năm từ thời Ngũ đế cho tới giữa thời Tây Hán. Điều này đã tạo nên nền móng vững chắc cho lịch sử giáo dục Trung Quốc. Thông qua Sử ký chúng ta có thể biết: Trung Quốc là một đất nước có nghìn năm văn minh rực rỡ, văn minh Trung Hoa là nền văn minh độc nhất vô nhị trên thế giới lâu đời, không bao giờ đứt đoạn và luôn luôn tươi mới. Sử ký ghi chép lại một cách chi tiết, cụ thể và sống động về sự phát triển trong các thời kỳ khác nhau của văn minh Trung Hoa, đó là những bài học lịch sử để tổ tiên người Trung Quốc xây dựng lên nền văn minh. Đọc Sử Ký, chúng ta sẽ biết đến Trung Quốc và từ đó sẽ hiểu nền lịch sử văn minh lâu dài của nhân loại. Sử Ký vừa là một bộ sử học vĩ đại, vừa là một tác phẩm văn học vĩ đại của nhân loại. Tư Mã Thiên đã vận dụng tư tưởng vĩ đại cùng khả năng quan sát sắc sảo của ông cộng với thủ pháp nghệ thuật tài tình để thể hiện hết sức sống động, qua đó khắc hoạ được vô số những nhân vật lịch sử khác nhau với phong thái đa dạng. Chính nhờ những đặc điểm trên nên Sử Ký đã đóng vai trò to lớn đối với lịch sử học nhân loại, và Sử Ký thực sự là một kho sử liệu đồ sộ. Tư Mã Thiên đặc biệt coi trọng tư tưởng chính trị trong lao động sản xuất và cuộc sống bình dân. Nếu so với sử Hy Lạp thì Sử Ký rõ ràng hợp lí và tiến bộ hơn rất nhiều. Hiện tại Sử Ký đã được dịch sang nhiều thứ tiếng Pháp, Nga, Đức, Anh,……. và ảnh hưởng vô cùng rộng lớn. Đến thời Đường, cơ quan biên soạn lịch sử của nhà nước (Sử quán) được thành lập.

 

6. Kỹ thuật

Một trong những thành tựu lớn của nền văn hoá Trung Quốc đó là đã phát minh ra: Giấy, kỹ thuật in, la bàn và thuốc súng. Đây chính là sự cống hiến to lớn của nhân dân Trung Quốc cho nền văn minh thế giới. Vào năm 105 người Trung Quốc thời phong kiến đã tạo nên sự đột phá mạnh mẽ và đầy sáng tạo khi phát minh ra giấy vệ sinh bằng vải mỏng, vỏ cây, dây gai,….. Kỹ thuật in cũng được người Trung Quốc phát triển khá mạnh. Thay vì in chữ rời bằng gạch nung hay bằng giấy thì người Trung Quốc đã cải tiến chữ rời bằng đồng. Nghề in phát triển, việc truyền bá văn hoá, tôn giáo và tri thức đã trở nên thuận lợi hơn rất nhiều. Không những vậy, Trung Quốc thời phong kiến đã tạo ra la bàn để xác định phương hướng. Ngay sau khi Trung Quốc khám phá ra từ lực và đá nam châm thì la bàn đã được phát minh. Ngoài ra, thuốc súng cũng là một trong các phát minh quan trọng của văn hoá thời phong kiến.

 

7. Nghệ thuật, kiến trúc

Các công trình kiến trúc tiêu biểu thời cổ này gồm có: Thành Trường An, Vạn Lý Trường Thành, Lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng, Kim tự tháp, tượng Phật vẫn còn gìn giữ đến hôm nay. Chế độ phong kiến thay thế cho chế độ nô lệ bóc lột người lao động đã làm cho kinh tế xã hội Trung Quốc phát triển mạnh mẽ. Bước phát triển từ nhà nước phong kiến cát cứ sang nhà nước cộng hoà phong kiến tự chủ, một mặt làm cho nhà nước phong kiến kiểm soát được nhiều tài nguyên, nhân lực, vật lực. người làm nghề thử công có khả năng quản lý, điều tiết nhân lực, vật lực; đồng thời cũng thúc đẩy sự trao đổi và hợp tác kỹ thuật kiến trúc các địa phương. Thời kỳ này, nền văn hoá và kỹ thuật kiến trúc của dân tộc Hán tiếp tục lan toả lên phương Bắc, Tây Bắc, Tây Nam và một số vùng dân tộc ít người ở phương Nam tạo ra diện mạo mới cho nền văn hoá thời Hán. Hệ thống kiến trúc Trung Quốc thời thượng cổ và thời Hán đã hình thành một cách căn bản. Gạch và gỗ đã phát triển hoàn chỉnh trở thành những loại vật liệu kiến trúc quan trọng về kinh tế và kỹ thuật. Từ sau Đông Hán đến thời Tuỳ kéo dài trên 300 năm, mâu thuẫn xã hội rất trầm trọng, tham nhũng, chia rẽ tôn giáo, và tranh giành quyền lực trong nội bộ tầng lớp thống trị mục nát, khiến cho tình hình chính trị bất ổn liên miên. Xu thế chung về kinh tế xã hộ tuy có phát triển đi lên, nhưng sản xuất ở khu vực lưu vữ sông Trườn Giang và sông Hoàng Hà bị thiệt hại nặng nề, nhân dân luôn sống trong cảnh đói khổ Thời Nguỵ, Tần, Nam Bắc triều, đạo Phật truyền bá rộng rãi. Thời gian này, kiến trúc đền, chùa phát triển rộng khắp. Sự lao động sáng tạo của người dân đã sản sinh nên một nền kiến trúc và nghệ thuật đạo Phật thật là phong phú. Gạch, đá và kỹ thuật kết cấu được phát triển. Thời Đường trở thành thời kỳ hoàng kim của xã hội phong kiến Trung quốc, nông nghiệp và kinh tế tiếp tục phát triển rực rỡ, nền văn hoá khoa học cũng vươn lên đỉnh cao chưa từng có. Trung Quốc trở thành trung tâm giao lưu kinh tế văn mình với nhiều nước châu Á. Quy mô kiến trúc trong giai đoạn này vô cùng hùng vĩ, kỹ thuật kết cấu gỗ và gạch đá đã thu được nhiều thành tựu, vật liệu bằng thuỷ tinh đã sử dụng trong kiến trúc, hình thức kiến trúc và nghệ thuật hội hoạ cũng phát huy các thành quả của thời Nam Bắc Triều và trở nên phong phú rực sắc hơn trước. Đô thành Trường An là trung tâm chính trong các thành thị của thế giới thời cổ xưa. Kiến trúc lúc bấy gian, từ kết cấu đến thiết kế đô thị và phong cách kiến trúc đã thể hiện sự nâng cao của nền kiến trúc Trung Quốc thậm chí là có ảnh hưởng các nền kiến trúc châu Á khác. Công trình kiến trúc tiêu biểu: Chùa Phật Quang, Tháp Tiểu Nhạn, hang đá Đôn Hoàng, Hang đá Long Môn.

 

8. Các lĩnh vực Toán học, Vật lý, Y dược,…… cũng đạt nhiều thành tựu

Phát minh ra Cửu chương toán thuật sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để xác định diện tích và khối lượng.

Phát minh ra nông lịch: chia 1 năm làm 24 tiết, điều này đã giúp người nông dân có thể căn cứ vào để xác định đúng thời vụ canh tác, qua đó cải thiện năng suất cây trồng. Trương Hành còn phát minh ra địa động nghi – một dụng cụ để đo động đất, giúp người dân biết được thiệt hại do động đất tạo nên cũng như từ đó có kế hoạch làm việc hợp lí.

Thời kỳ này xuất hiện những thầy thuốc tài giỏi và có tiếng. Thầy thuốc nổi tiếng thời kỳ này phải nhắc đến là Hoa Đà (thời Hán), đây được xem là người duy nhất của Trung Quốc có thể điều trị bệnh tật bằng phương pháp phẫu thuật. Tác phẩm Dược cương mục của lý Thời Trân là một quyển sách thuốc đặc biệt có giá trị ở thời này và đóng góp to lớn trong công cuộc chữa bệnh cứu người của nhân loại lúc bấy giờ.

Bên cạnh đấy nhiều lĩnh vực như Toán học, Y dược, Thiên văn học,….. cũng đạt những thành tựu to lớn: đó là sự xuất hiện của ngành hoá thuật, nông lịch,…… Thời điểm phong kiến Việt Nam đã có khá đông những thầy thuốc tài giỏi như: Hoa Đà (thời Hán),….. 

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho quý bạn đọc những kiến thức hữu ích, chúc các bạn học tốt.