Một số thiết bị ngoại vi thường gặp của máy tính

Những cách phân loại thiết bị trên máy tính??? Dựa vào vị trí kết nối, các linh kiện trên máy tính được chia thành thiết bị nội vi và ngoại vi. Bài này sẽ giới thiệu một số thiết bị ngoại vi (peripherals) như màn hình, chuột, bàn phím, máy in.

1. Màn hình (monitor)

Là thiết bị chính cho phép hiển thị thông tin và giao tiếp giữa người sử dụng với máy tính.

Có những loại màn hình: CRT (Cathode Ray Tube), LED (Light Emitting Diode), LCD (Liquid Crystal Display), PLASMA,…

Một số hãng sản xuất màn hình: SAMSUNG, IBM, DELL, LG,…

Đặc trưng của màn hình

Kích thước màn hình: 15/17/19/21,… inch, được tính theo đường chéo (tỉ lệ chuẩn 4:3, 16:9)

Độ phân giải là một biểu thị số điểm ảnh hàng ngang x số điểm ảnh hàng dọc. Mỗi điểm là 1 pixel.

Pixel là đơn vị chỉ kích cỡ ảnh, mỗi 1 pixel là sự kết hợp của 3 màu RGB (Red-Green-Blue).

Ví dụ: 1024×768 có nghĩa là có 1024 điểm ảnh theo chiều ngang và 768 điểm ảnh theo chiều dọc.

Tần số làm tươi: Thể hiện số khung hình đạt được trong 1s. Tần số làm tươi thông dụng của màn hình như 60, 70, 85Hz.

Thời gian đáp ứng là thời gian biến đổi hoàn toàn một màu sắc của 1 điểm ảnh (tính bằng ms).

2. Chuột máy tính (mouse)

Giúp điều khiển và làm việc với máy tính. Sử dụng chuột phải thông qua màn hình để xác định tọa độ và thao tác của chuột trên màn hình.

Nếu phân loại chuột máy tính theo môi trường truyền dữ liệu thì có chuột có dây và không dây. Chuột không dây gửi tín hiệu vào máy tính thông qua một bộ phận thu/phát (Bluetooth, RFID (sóng vô tuyến) hay radio, hồng ngoại,…)

Nếu phân loại theo nguyên lý hoạt động thì có chuột bi và chuột quang,…

Chuột bi                             

Viên bi đặt ở đáy chuột, có khả năng tiếp xúc với bề mặt phẳng, lăn tự do theo các chiều hướng khác nhau. 2 trục xoay tiếp xúc với viên bi. 2 bộ phận cảm biến ánh sáng để xác định chiều quay và tốc độ quay. Mạch điện tử giải mã tín hiệu và truyền kết quả đến mainboard.

Chuột quang

Chuột quang có thiết bị bắt hình siêu nhỏ, liên tục “chụp” lại bề mặt mà người dùng di chuyển chuột.

Thông qua phép so sánh giữa những bức hình này bộ xử lý trong chuột sẽ tính toán được toạ độ và truyền kết quả về mainboard.

Cổng kết nối chuột máy tính (Đọc thêm bài Các cổng kết nối ở Back Panel của mainboard)

    • Serial – cổng COM
    • PS/2
    • USB

3. Bàn phím (keyboard)

Là thiết bị nhập, cho phép đưa dữ liệu vào máy tính. Ngoài ra, bàn phím có thể thay thế chuột để điều khiển máy tính thông qua các tổ hợp phím chức năng.

Bàn phím được chia thành 4 khu vực chính: các phím chức năng, các phím kí tự, các phím số & các phím điều khiển.

Kết nối bàn phím (Đọc thêm bài Các cổng kết nối ở Back Panel của mainboard)

    • PS/2
    • USB

4. Máy in (printer)

Máy in là một thiết bị ngoại vi dùng để thể hiện nội dung được soạn thảo lên các chất liệu khác nhau.

Có nhiều loại máy in như in kim, in phun.

Hãng sản xuất: HP, Canon, Epson,…

Mời bạn đánh giá bài viết