Một vài ứng dụng của laze – Trạng thái kích thích có năng lượng càng cao thì bán kính quỹ đạo c –

D. Trạng thái kích thích có năng lượng càng cao thì bán kính quỹ đạo của êlectron càng lớn Câu 6: Để nguyên tử hiđrô hấp thụ một phô tôn, thì phô tôn phải có năng lượng bằng năng lượng

2. Một vài ứng dụng của laze

Laze được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực:

– Trong y học: làm dao mổ trong các phẫu thuật tinh vi như mắt, mạch máu…

Ngoài ra người ta cũng sử dụng tác dụng nhiệt của tia laze để chữa một số bệnh như
các bệnh ngoài da…

– Trong thông tin liên lạc: liên lạc vô tuyến định vị, liên lạc vệ tinh, điều khiển các

con tàu vũ trụ; truyền tin bằng cáp quang….

-Trong công nghiệp: dùng để cắt, khoan, tôi… với độ chính xác trên nhiều chất

liệu như kim loại, compôzít…Người ta có thể khoan được những lỗ có đường kính
rất nhỏ và rất sâu mà không thể thực hiện được bằng các phương pháp cơ học.

– Trong trắc địa: dùng trong các công việc như đo khoảng cách , tam giác đạc,

ngắm đường thẳng…

– Laze còn được dùng trong các đầu đọc đĩa CD, trong các bút chỉ bảng, bản đồ,
trong các thí nghiệm quang học…

Câu 1. Tia laze không có đặc điểm nào dưới đây ?

A. Độ đơn sắc cao. B. Độ định hướng cao.

C. Cường độ lớn. D. Công suất lớn.

Câu 2. Trong laze rubi có sự biến đổi của dạng năng lượng nào dưới dây thành quang năng ?

A. Điện năng. B. Cơ năng. C. Nhiệt năng. D. Quang năng.

Câu 3. Hãy chọn câu đúng. Hiệu suất của một laze.

A. nhỏ hơn 1. B. bằng 1. C. lớn hơn 1. D. rất lớn so với 1.

Câu 4. Sự phát xạ cảm ứng là gì ?

A. Đó là sự phát ra phôtôn bởi một nguyên tử.

B. Đó là sự phát xạ của một nguyên tử ở trạng thái kích thích dưới tác dụng của một điện từ trường có cùng tần số.
C. Đó là sự phát xạ đồng thời cảu hai nguyên tử có tương tác lẫn nhau.

D. Đó là sự phát xạ của một nguyên tử ở trạng thái kích thích, hếu hấp thụ thêm một phôtôn có cùng tần số.

Câu 5. Khi một phôtôn bay đến gặp một nguyên tử thì có thể gây ra những hiện tượng nào dưới đây ?

A. Không tương tác gì.

B. Hiện tượng phát xạ tự phát của nguyên tử.

C. Hiện tượng phát xạ cảm ứng, nếu nguyên tử ở trạng thái kích thích và phôtôn có tần số phù hợp.
D. Hiện tượng hấp thụ ánh sáng, nếu nguyên tử ở trạng thái cơ bản và phôtôn có tần số phù hợp.

Câu 6. Một nguyên tử đang ở mức kích thích N. Một phôtôn có năng lượng  bay qua. Phôtôn nào dưới đây sẽ không

gây ra sự phát xạ cảm ứng của nguyên tử ?

A.  = EN – EM. B.  = EN – EL. C.  = EN – EK. D.  = EL – EK.

Câu 7. Một phôtôn có năng lượng 1,79eV bay qua hai nguyên tử có mức kích thích 1,79eV, nằm trên cùng phương của

phôtôn tới. Các nguyên tử này có thể ở trạng thái cơ bản hoặc trạng thái kích thích. Gọi x là số phôtôn có thể thu được
sau đó, theo phương của phôtôn tới. Hãy chỉ ra đáp số sai.

A. x = 0. B. x = 1. C. x = 2. D. x = 3.

Câu 8. Màu đỏ của rubi là do ion nào phát ra ?

A. Ion nhôm. B. Ion oxi. C. Ion crom. D. Các ion khác.

Câu 10. Bút laze mà ta thường dùng để chỉ bảng thuộc loại laze nào ?

A. Khí. B. Lỏng. C. Rắn. D. Bán dẫn.

Câu 11. Chùm ánh sáng do laze rubi phát ra có màu:

A. trắng. B. xanh. C. đỏ. D. vàng.

Câu 12. Chọn câu trả lời đúng.Laze là một nguồn sáng phát ra

A. chùm sáng song song, kết hợp, cường độ lớn.

B. một số bức xạ đơn sắc song song, kết hợp, cường dộ lớn.
C. chùm sáng đơn sắc song song, kết hợp, cường độ lớn.
D. chùm sáng trắng song song, kết hợp, cường độ lớn.

Xổ số miền Bắc