Mức Phạt Các Lỗi Vi Phạm Giao Thông Đối Với Ô Tô Mới Nhất

Nghị định 46/2016 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, thay thế Nghị định số 171/2013 và Nghị định số 107/2014. Theo đó, điểm đáng chú ý nhất của nghị định mới là những mức phạt cho tài xế ôtô vi phạm giao thông sẽ tăng cao

Nguồn: Nghị Định Quy Định Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Giao Thông Đường Bộ Và Đường Sắt Số: /2015/NĐ-CP (dự thảo 25.8.2015)

Dưới đây là các lỗi và mức phạt đối với các vi phạm khi điều khiển xe ôtô

>>>Xem Lỗi + mức phạt đối với xe môtô, gắn máy 2018 

muc-phat-oto-theo-quy-dinh-moi

 

 

 Lỗi vi phạm của người điều khiển xe ô tô

Mức phạt

VNĐ

01

 Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường

150.000 – 250.000

02

 

   Khi dừng xe, đỗ xe không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết

150.000 – 250.000

03

   Bấm còi hoặc gây ồn ào, tiếng động lớn trong đô thị, khu đông dân cư từ 22 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau

150.000 – 250.000

04

   Người điều khiển, người được chở trên xe ô tô có trang bị dây an toàn mà không thắt dây an toàn khi xe đang chạy

150.000 – 250.000

05

   Chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước

300.000 – 400.000

06

   Chở người trên buồng lái quá số lượng quy định

300.000 – 400.000

07

   Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính

300.000 – 400.000

08

   Xe lắp thiết bị phát tín hiệu sai quy định hoặc sử dụng thiết bị phát tín hiệu mà không có giấy phép

300.000 – 400.000

09

   Dừng xe sai quy định (dừng trên phần đường xe chạy, dừng xe không sát lề đường, hè phố phía bên phải, dừng xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm đường điện thoại…)

300.000 – 400.000

10

   Quay đầu xe trái quy định trong khu dân cư, quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt… hoặc những nơi có biển báo Cấm quay đầu xe

300.000 – 400.000

11

   Lùi xe ở đường một chiều, đường cầm đi ngược chiều, khu vực cấm dừng,… Lùi xe không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước

300.000 – 400.000

12

   Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn

300.000 – 400.000

13

   Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h

600.000 – 800.000

14

   Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ

600.000 – 800.000

15

   Không sử dụng đủ đèn chiếu sáng từ 19 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều

600.000 – 800.000

16

   Dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe

600.000 – 800.000

17

   Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần; lùi xe, quay đầu xe, dừng xe, đỗ xe, vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định

800.000 – 1.200.000

18

  Đi ngược chiều, đi vào đường cấm, khu vực cấm

800.000 – 1.200.000

19

   Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép

800.000 – 1.200.000

20

   Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông, đèn tín hiệu giao thông

800.000 – 1.200.000

Tước 1-3 tháng

21

   Vượt trong các trường hợp cấm vượt; không có báo hiệu trước khi vượt; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép

2.000.000 – 3.000.000

22

   Tránh xe đi ngược chiều không đúng quy định; không nhường đường cho xe đi ngược chiều theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật

2.000.000 – 3.000.000

23

   Chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h

3.000.000 – 5.000.000

24

   Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h

5.000.000 – 7.000.000

Tước 1-3 tháng

25

   Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h; điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc

8.000.000 – 12.000.000

Tước 2-4 tháng

26

   Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn, không tham gia cấp cứu người bị nạn

5.000.000 – 7.000.000

Tước 2-4 tháng

27

   Dừng xe, đỗ xe sai quy định trên đường cao tốc 

 5.000.000 – 6.000.000

Tước 1-3 tháng

28

   Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở

8.000.000 – 12.000.000

Tước 4-6 tháng

29

   Nồng độ cồn quá 80 miligam/100 ml máu hoặc quá 0,4 miligam/1 lít khí thở 

16.000.000 – 18.000.000

Tước 4-6 tháng

30

   Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người kiểm soát giao thông hoặc người thi hành công vụ

16.000.000 – 18.000.000

Tước 10-12 tháng

31

 Lạng lách, đánh võng, chạy quá tốc độ đuổi nhau, dùng chân điều khiển vô-lăng  

16.000.000 – 18.000.000

Tước 10-12 tháng

32

   Trong cơ thể có chất ma túy khi điều khiển xe 

16.000.000 – 18.000.000

Tước 10-12 tháng

Như vậy có thể thấy mức phạt đã tăng lên rất cao đối với những lỗi tưởng chừng đơn giản như nồng độ cồn hoặc quá tốc độ, hi vọng nghị định 46 sẽ được chấp hành nghiêm túc giữa người vi phạm và CSGT,  đẩy lùi được tình hình tai nạn giao thông đang có chiều hướng gia tăng gần đây. 

 * Ngoài mức phạt trên còn có các hình thức bổ sung, tăng nặng như tạm giữ phương tiện, giấy tờ xe, bằng lái xe tuỳ theo mức độ vi phạm và sự hợp tác của người vi phạm.

* Mức áp dụng tăng nặng tịch thu giấy phép lái xe trong một khoảng thời gian nhất định là hình phạt tước quyền điều khiển phương tiện tham gia giao thông trong khi thi hành hình phạt.

Hiện nay, pháp luật chỉ quy định về trường hợp được phép điều khiển phương tiện khi không có giấy phép lái xe là trong trường hợp giấy phép này bị tạm giữ. Khoản 2, Điều 75 Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định: (nghị định 46 không thay đổi nội dung này)

Cảnh sát giao thông có quyền tạm giữ phương tiện, giấy tờ liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt hoặc xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt. Khi bị tạm giữ giấy tờ, nếu quá thời hạn hẹn ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến để giải quyết mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.
Như vậy, nếu không bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong thời gian chờ giải quyết vi phạm thì giấy hẹn có giá trị thay thế những giấy tờ bị tạm giữ, người không có giấy phép lái xe vẫn được điều khiển phương tiện trong thời gian chờ xử phạt. Nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết nhưng không đến giải quyết mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông thì mới bị xử phạt như trường hợp không có giấy tờ

 

Trong quá trình tham gia giao thông, các lỗi nào còn hay bị phạt mà thiếu sót xin vui lòng đóng góp ý kiến cho chúng tôi hoàn thiện kiến thức hỗ trợ các bạn tốt hơn nữa.

 ———————————————————

Trung Tâm Dạy Lái Xe Ô Tô Minh Phước
Học lái xe ôtô bằng B2, C – Cho thuê xe tập lái
Chúc các bạn có được những phút giây giải trí vui vẻ hoặc thu thập được những thông tin bổ ích.