Mức phạt nồng độ cồn mới nhất 2023: Người điều khiển xe ô tô, xe máy, xe đạp dịp Tết cần lưu ý | AutoFun
Do đó, tùy từng mức độ vi phạm (nồng độ cồn trong máu, nồng độ cồn trong hơi thở), mà sẽ mức xử phạt khác nhau đối với những người điều khiển xe máy, người điều khiển xe ô tô hoặc người điều khiển xe đạp.
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, thực tế pháp luật không cấm người dân uống rượu, bia. Thế nhưng lại có những quy định rõ ràng nhằm ngăn chặn tác hại của việc này. Trong đó, phải kể đến quy định xử phạt về vi phạm nồng độ cồn trong máu, nồng độ cồn trong hơi thở đã được ghi rõ tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Một hành vi vi phạm pháp luật vào mỗi dịp ‘Tết đến xuân về’ mà người dân dễ mắc phải chính là việc uống rượu, bia sau đó lại điều khiển xe đạp, xe gắn máy và nhất là xe ô tô.
Việc người dùng lái xe sau khi uống rượu bia sẽ phải đối diện với mức phạt hành chính và tước bằng lái. Chưa kể, việc làm này cũng có thể khiến người lái mất tập trung, xử lý không chính xác, thậm chí ngủ gật,…gây ra những tai nạn nghiêm trọng, phiền toái không đáng có.
Đối chiếu theo Nghị định 100, mức phạt đối với người uống rượu, bia lái xe sẽ là một trong những mức phạt tăng mạnh nhất, hiện được phân ra 3 mức phạt tùy theo nồng độ cồn đo được từ tài xế. Cụ thể:
Mục lục bài viết
Đối với xe đạp: 80.000 – 800.000 đồng
Với người điều khiển xe đạp, mức xử phạt trong trường hợp có nồng độ cồn trong máu hoặc trong cơ thể vượt ngưỡng cho phép sẽ thấp nhất là 80.000 đồng và cao nhất là 800.000 đồng.
Mức phạt xe đạp thấp nhất là 80.000 đồng và cao nhất là 800.000 đồng.
Đối với xe gắn máy: 2.000.000 – 8.000.000 đồng
Đối với người điều khiển xe gắn máy, mức xử phạt sẽ ở mức thấp nhất là 2.000.000 đồng và cao nhất là 8.000.000 đồng. Bên cạnh đó còn bị xử phạt bổ sung tước giấy phép lái xe từ 10 tháng cho đến tối đa 24 tháng.
Mức xử phạt sẽ xe máy thấp nhất là 2.000.000 đồng và cao nhất là 8.000.000 đồng.
Với xe ô tô: 6.000.000 – 40.000.000 đồng
Đối với người điều khiển xe ô tô, nếu nồng độ cồn vượt mức cho phép, sẽ bị xử phạt thấp nhất là 6.000.000 đồng và cao nhất là 40.000.000 đồng. Đáng chú ý, tài xế còn bị xử phạt bổ sung là tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến tối đa 24 tháng.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017 quy định về Tội vi phạm quy định về việc tham gia giao thông đường bộ, nếu phạm tội trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng,… thì có thể sẽ bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm tù.
Cách tính nồng độ cồn
Nồng độ cồn trong khí thở được tính theo công thức: B= C:210
Trong đó:
B: là nồng độ cồn trong khí thở.
C: là nồng độ cồn trong máu và C được tính theo công thức: C = 1,056*A:(10W*R)= (Theo công thức này A là số đvc uống vào, W là cân nặng, R là hằng số hấp thụ rượu theo giới tính (r = 0,7 với nam và r = 0,6 với nữ).
Ví dụ: Một nam giới 65kg uống 440ml bia 5% cồn tương đương 2 đơn vị cồn thì nồng độ cồn trong máu là C= 1,056*20:(10*65*0,7)= 0,04641 và tương đương 46,41mg/100ml máu.
Khi đó nồng độ cồn trong khí thở sẽ được tính là: B=46,41:210=0,22mg/lít khí thở. Với nồng độ cồn này là bạn đã bị cảnh sát giông thông xử phạt.
Trên đây là công thức tính nồng độ cồn (BAC) trong hơi thở, tuy nhiên đây chỉ ở mức tham khảo thôi nhé, vì có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến nồng độ cồn trong hơi thở nữa.
Đã uống rượu bia thì tuyệt đối không nên lái xe.
Trên thực tế, Tết là dịp để mọi người nghỉ ngơi, vui chơi, thăm hỏi bên người thân, bạn bè. Nhưng cũng vào dịp này, một số người vì không kiềm chế được bản thân nên dễ mắc phải một số vi phạm pháp luật và bị xử lý.
Qua quan sát thực tết nhiều năm qua, có thể thấy một số hành vi vi phạm pháp luật cụ thể và điển hình nhất là việc uống rượu, bia xong vẫn điều khiển xe ô tô, xe máy, thậm chí xe đạp gây nguy hiểm cho cả bản thân và người xung quanh.
Uống rượu bia rồi lái xe có thể khiến người lái mất tập trung, xử lý không còn chính xác, chạy xe với tốc độ cao, thậm chí là ngủ gục hoặc say xỉn,…gây nên nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Do đó, một khi đã uống rượu bia thì tuyệt đối không nên lái xe. Nếu chẳng may đã uống rượu bia, hãy gọi người thân tới đón hoặc thuê lái xe để đảm bảo an toàn.
Xem thêm: Top các lỗi khi điều khiển ô tô dễ bị phạt nguội nhất mà các tài xế nên nhớ