NGƯỜI VIỆT TRONG VĂN HÓA LAO ĐỘNG – Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển
Tác giả: Hàn vũ Linh – Thứ hai – 01/09/2014 12:23
Người Việt Nam xưa nay là mẫu người lao động cần cù, trung thực, yêu lao động và sống bằng thành quả lao động của đôi tay mình.
Việc lập làng của người Việt từ thời đồ đá đã đánh dấu một bước ngoặt cơ bản, một cuộc cách mạng về kỹ thuật. Từ việc chỉ biết săn bắn, hái lượm theo mùa hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên, người Việt đã chuyển sang trồng trọt và chăn nuôi từ rất sớm. Từ việc chỉ sử dụng nhiều công cụ thô sơ như ngọn lao, viên đá nhọn, người Việt đã biết sáng tạo ra những công cụ lao động mới phục vụ quá trình sản xuất nông nghiệp. Kỹ thuật canh tác đất và công việc trồng lúa nước đã thể hiện sự tác động một cách có ý thức của người Việt trong quá trình biến đổi tự nhiên.
Những thành quả đầu tiên của lao động một cách có tổ chức, hạt gạo, bát cơm đã không chỉ đem lại một cuộc sống ấm no, đáp ứng nhu cầu về lương thực tạo điều kiện cho sự phát triển của các ngành nghề, mà còn mang lại những giá trị tinh thần nhất định cho người Việt trong lao động nghề nghiệp. Lao động đã trở thành một chuẩn mực và giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt từ đó.
Lao động sản xuất luôn là trung tâm của đời sống của mỗi cá nhân và cộng đồng. Tuy nhiên, như người ta đã từng nói nếu như bàn tay phải của thiên nhiên ban phát của cải cho con người thì bản tay trái của nó lại giật lại. Thiên nhiên như đùa giỡn với con người Việt Nam. Nó vừa hào phóng, lại vừa tàn nhẫn. Vùng rừng sâu núi thẳm luôn là nơi “rừng thiêng, nước độc” chứa đầy những cạm bẫy và thú dữ. Biển cả và những đợt sóng hung dữ làm đắm nhiều thuyền bè, cướp đi sinh mạng của bao dân chài lưới. Thuỷ triều ở các sông lớn luôn là mối đe doạ đối với những người làm nông nghiệp. Hàng năm vào lúc “Thuỷ Tinh nổi giận”, nước dâng cao lại phá vỡ đê, cuốn hút đi tất cả những thành quả lao động làm cho những người nông dân mất trắng, “nhà cửa tan nát”. Khí hậu thất thường, khi thì mưa kéo dài xói mòn hết đất trồng, khi thì hạn hán nắng như đổ lửa thiêu cháy đồng ruộng, hoa màu và cây cỏ. Biết bao nhiêu loại dịch tễ, sâu bệnh luôn phát sinh, phá hoại mùa màng, cản trở quá trình sản xuất. Thiên nhiên đã buộc con người Việt Nam phải thích ứng với những ưu điểm và với sự khắc nghiệt, sự phá hoại lao động của nó.
Mặt khác, lao động của người dân, đặc biệt là lao động nông nghiệp trồng lúa nước cũng lại là loại lao động hết sức nặng nhọc và vất vả, phải trải qua nhiều công đoạn, nhiều thời kỳ, nhiều đòi hỏi của kỹ thuật cây trồng. Tất cả các khâu trồng cấy đều đòi hỏi một chuỗi những nguyên tắc nghiêm ngặt, từ chọn giống, gieo mạ, cấy hái, làm cỏ, bón phân, điều hòa nước tưới đến khi gặt hái, phơi phóng, xay, giã.. Lơi lỏng một chút kỹ thuật đều có thể gây nên thất thu, kéo theo là mất mùa, đói kém.
Để làm ra được hạt gạo, người ta đã phải chịu đựng biết bao nhiêu gian khổ và hy sinh, phải đổ biết bao nhiêu công sức, mồ hôi và nước mắt.
Những công việc đắp đập, đào mương, làm thuỷ lợi, khai hoang, lấn biển, đắp đê phòng chống bão lụt không chỉ thể hiện sự gian khổ, sự cần cù, chịu khó trong lao động, mà nó còn thể hiện sự đối chọi gay gắt giữa con người với thiên nhiên. Con người Việt Nam đã tự khẳng định sự tồn tại của mình đối với thiên nhiên bằng sự lao động cần cù và dũng cảm. Từ đời này qua đời khác, nếu mỗi lần sông Hồng dâng nước lên cao, thì người dân lại đắp đê cao hơn nữa, xóm làng được bảo vệ và con người đã chiến thắng thiên nhiên giống như chàng Sơn Tinh chiến thắng Thuỷ Tinh vậy.
Sự lao động cần cù nhẫn nại và khéo léo đã làm cơ sở cho những tìm tòi sáng tạo trong lao động. Cha ông ta đã đúc kết các kinh nghiệm trong sản xuất truyền từ đời này qua đời khác. Đời sau bổ sung cho đời trước. Công cụ sản xuất được dần dần cải biến, sản phẩm lao động cũng phong phú và đa dạng hơn, những thói quen lao động của người Việt Nam đã dần dần trở thành những kỹ năng lao động hoàn hảo.
Đối với một thiên nhiên phong phú và đa dạng như nước ta, sáng tạo trong lao động được biểu hiện qua sự phát triển của các ngành nghề khác nhau. Theo Piere Gourou, đã có thời kỳ ở vùng châu thổ sông Hồng người ta ước tính được 800 nghề thủ công khác nhau, trong đó có những nghề đạt tới trình độ công nghệ với kỹ thuật tinh vi, phức tạp và sự phân công lao động khá cao. Kỹ năng sáng tạo còn là sự say mê tìm tòi các tri thức khoa học, áp dụng vào thực tiễn lao động sản xuất không ngừng cải biến, sáng chế công cụ sản xuất tiện lợi, nâng cao năng xuất lao động.
Thành quả lao động đạt được từ nỗi nhọc nhằn vất vả đã dẫn đến một tình cảm đặc biệt, một ý nghiã sâu sắc trong đời sống tinh thần của người Việt dành cho lao động. Lao động đã không chỉ là một thước đo của nghĩa vụ, của công việc, của ý thức trách nhiệm ở mỗi con người trước sự tồn tại và phát triển của cộng đồng mà nó còn là những tình cảm tự nhiên gắn bó của người Việt với lao động : yêu quý lao động, tôn trọng lao động. Sự tôn trọng, yêu quý lao động được bắt đầu từ mảnh đất từng đem lại ấm no cho nhà nông, mảnh đất luôn được người lao động gìn giữ : “Tấc đất, tấc vàng” đến những công cụ sản xuất như con trâu, cái cày, cái cuốc những người bạn đồng hành thân thiết của người nông dân. Những sản phẩm được làm ra từ bàn tay lao động luôn được người Việt trân trọng, nâng niu. Cha ông ta luôn nhắc nhở nhau khi được hưởng những thành quả lao động thì không nên quên lúc vất vả khó nhọc. Đối với người Việt Nam việc vô tình đạp chân lên những hạt cơm rơi vãi có thể bị coi là một tội lỗi và bị lên án gay gắt.
Do tình cảm của người Việt đối với lao động : yêu lao động, tôn trọng lao động, mà lao động càng ngày càng ăn sâu trong tiềm thức trong tâm tư tình cảm của các thế hệ một cách tự nhiên. Nó đã góp phần vào việc xây dựng, củng cố những mối quan hệ tốt đẹp giữa con người và con người, với tự nhiên và với xã hội. Quá trình lao động sản xuất cũng là quá trình mà những người lao động gắn bó, đồng cam cộng khổ, chia ngọt xẻ bùi, lá lành đùm lá rách. Yêu lao động, yêu những con người chân lấm tay bùn đã dẫn đến tình yêu quê hương làng xóm, đó cũng là nguồn gốc, cơ sở của tình yêu quê hương, đất nước, yêu dân tộc Việt Nam. Tình cảm đối với lao động của người Việt vừa giản dị, lại vừa thiêng liêng, vừa mang ý nghĩa giản đơn bình thường của cuộc sống hàng ngày lại vừa mang ý nghĩa to lớn và sâu xa. Một đứa trẻ Việt Nam ngay từ lúc nằm trong nôi đã được nghe những lời ru ngọt ngào của mẹ.: “ À ơi!…con ơi, con ngủ cho ngoan để mẹ đi cấy để cha đi cày”. Lời ru đó không chỉ thể hiện những tình cảm, tình thương yêu trong sáng và thấm đượm tình người, mà dường như còn trở thành một bài học đầu tiên cho mỗi con người Việt Nam : Bài học về những giá trị của lao động và người lao động.
Người Việt Nam xưa nay là mẫu người lao động cần cù, trung thực, yêu lao động và sống bằng thành quả lao động của đôi tay mình.Việc lập làng của người Việt từ thời đồ đá đã đánh dấu một bước ngoặt cơ bản, một cuộc cách mạng về kỹ thuật. Từ việc chỉ biết săn bắn, hái lượm theo mùa hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên, người Việt đã chuyển sang trồng trọt và chăn nuôi từ rất sớm. Từ việc chỉ sử dụng nhiều công cụ thô sơ như ngọn lao, viên đá nhọn, người Việt đã biết sáng tạo ra những công cụ lao động mới phục vụ quá trình sản xuất nông nghiệp. Kỹ thuật canh tác đất và công việc trồng lúa nước đã thể hiện sự tác động một cách có ý thức của người Việt trong quá trình biến đổi tự nhiên.Những thành quả đầu tiên của lao động một cách có tổ chức, hạt gạo, bát cơm đã không chỉ đem lại một cuộc sống ấm no, đáp ứng nhu cầu về lương thực tạo điều kiện cho sự phát triển của các ngành nghề, mà còn mang lại những giá trị tinh thần nhất định cho người Việt trong lao động nghề nghiệp. Lao động đã trở thành một chuẩn mực và giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt từ đó.Lao động sản xuất luôn là trung tâm của đời sống của mỗi cá nhân và cộng đồng. Tuy nhiên, như người ta đã từng nói nếu như bàn tay phải của thiên nhiên ban phát của cải cho con người thì bản tay trái của nó lại giật lại. Thiên nhiên như đùa giỡn với con người Việt Nam. Nó vừa hào phóng, lại vừa tàn nhẫn. Vùng rừng sâu núi thẳm luôn là nơi “rừng thiêng, nước độc” chứa đầy những cạm bẫy và thú dữ. Biển cả và những đợt sóng hung dữ làm đắm nhiều thuyền bè, cướp đi sinh mạng của bao dân chài lưới. Thuỷ triều ở các sông lớn luôn là mối đe doạ đối với những người làm nông nghiệp. Hàng năm vào lúc “Thuỷ Tinh nổi giận”, nước dâng cao lại phá vỡ đê, cuốn hút đi tất cả những thành quả lao động làm cho những người nông dân mất trắng, “nhà cửa tan nát”. Khí hậu thất thường, khi thì mưa kéo dài xói mòn hết đất trồng, khi thì hạn hán nắng như đổ lửa thiêu cháy đồng ruộng, hoa màu và cây cỏ. Biết bao nhiêu loại dịch tễ, sâu bệnh luôn phát sinh, phá hoại mùa màng, cản trở quá trình sản xuất. Thiên nhiên đã buộc con người Việt Nam phải thích ứng với những ưu điểm và với sự khắc nghiệt, sự phá hoại lao động của nó.Mặt khác, lao động của người dân, đặc biệt là lao động nông nghiệp trồng lúa nước cũng lại là loại lao động hết sức nặng nhọc và vất vả, phải trải qua nhiều công đoạn, nhiều thời kỳ, nhiều đòi hỏi của kỹ thuật cây trồng. Tất cả các khâu trồng cấy đều đòi hỏi một chuỗi những nguyên tắc nghiêm ngặt, từ chọn giống, gieo mạ, cấy hái, làm cỏ, bón phân, điều hòa nước tưới đến khi gặt hái, phơi phóng, xay, giã.. Lơi lỏng một chút kỹ thuật đều có thể gây nên thất thu, kéo theo là mất mùa, đói kém.Để làm ra được hạt gạo, người ta đã phải chịu đựng biết bao nhiêu gian khổ và hy sinh, phải đổ biết bao nhiêu công sức, mồ hôi và nước mắt.Những công việc đắp đập, đào mương, làm thuỷ lợi, khai hoang, lấn biển, đắp đê phòng chống bão lụt không chỉ thể hiện sự gian khổ, sự cần cù, chịu khó trong lao động, mà nó còn thể hiện sự đối chọi gay gắt giữa con người với thiên nhiên. Con người Việt Nam đã tự khẳng định sự tồn tại của mình đối với thiên nhiên bằng sự lao động cần cù và dũng cảm. Từ đời này qua đời khác, nếu mỗi lần sông Hồng dâng nước lên cao, thì người dân lại đắp đê cao hơn nữa, xóm làng được bảo vệ và con người đã chiến thắng thiên nhiên giống như chàng Sơn Tinh chiến thắng Thuỷ Tinh vậy.Sự lao động cần cù nhẫn nại và khéo léo đã làm cơ sở cho những tìm tòi sáng tạo trong lao động. Cha ông ta đã đúc kết các kinh nghiệm trong sản xuất truyền từ đời này qua đời khác. Đời sau bổ sung cho đời trước. Công cụ sản xuất được dần dần cải biến, sản phẩm lao động cũng phong phú và đa dạng hơn, những thói quen lao động của người Việt Nam đã dần dần trở thành những kỹ năng lao động hoàn hảo.Đối với một thiên nhiên phong phú và đa dạng như nước ta, sáng tạo trong lao động được biểu hiện qua sự phát triển của các ngành nghề khác nhau. Theo Piere Gourou, đã có thời kỳ ở vùng châu thổ sông Hồng người ta ước tính được 800 nghề thủ công khác nhau, trong đó có những nghề đạt tới trình độ công nghệ với kỹ thuật tinh vi, phức tạp và sự phân công lao động khá cao. Kỹ năng sáng tạo còn là sự say mê tìm tòi các tri thức khoa học, áp dụng vào thực tiễn lao động sản xuất không ngừng cải biến, sáng chế công cụ sản xuất tiện lợi, nâng cao năng xuất lao động.Thành quả lao động đạt được từ nỗi nhọc nhằn vất vả đã dẫn đến một tình cảm đặc biệt, một ý nghiã sâu sắc trong đời sống tinh thần của người Việt dành cho lao động. Lao động đã không chỉ là một thước đo của nghĩa vụ, của công việc, của ý thức trách nhiệm ở mỗi con người trước sự tồn tại và phát triển của cộng đồng mà nó còn là những tình cảm tự nhiên gắn bó của người Việt với lao động : yêu quý lao động, tôn trọng lao động. Sự tôn trọng, yêu quý lao động được bắt đầu từ mảnh đất từng đem lại ấm no cho nhà nông, mảnh đất luôn được người lao động gìn giữ : “Tấc đất, tấc vàng” đến những công cụ sản xuất như con trâu, cái cày, cái cuốc những người bạn đồng hành thân thiết của người nông dân. Những sản phẩm được làm ra từ bàn tay lao động luôn được người Việt trân trọng, nâng niu. Cha ông ta luôn nhắc nhở nhau khi được hưởng những thành quả lao động thì không nên quên lúc vất vả khó nhọc. Đối với người Việt Nam việc vô tình đạp chân lên những hạt cơm rơi vãi có thể bị coi là một tội lỗi và bị lên án gay gắt.Do tình cảm của người Việt đối với lao động : yêu lao động, tôn trọng lao động, mà lao động càng ngày càng ăn sâu trong tiềm thức trong tâm tư tình cảm của các thế hệ một cách tự nhiên. Nó đã góp phần vào việc xây dựng, củng cố những mối quan hệ tốt đẹp giữa con người và con người, với tự nhiên và với xã hội. Quá trình lao động sản xuất cũng là quá trình mà những người lao động gắn bó, đồng cam cộng khổ, chia ngọt xẻ bùi, lá lành đùm lá rách. Yêu lao động, yêu những con người chân lấm tay bùn đã dẫn đến tình yêu quê hương làng xóm, đó cũng là nguồn gốc, cơ sở của tình yêu quê hương, đất nước, yêu dân tộc Việt Nam. Tình cảm đối với lao động của người Việt vừa giản dị, lại vừa thiêng liêng, vừa mang ý nghĩa giản đơn bình thường của cuộc sống hàng ngày lại vừa mang ý nghĩa to lớn và sâu xa. Một đứa trẻ Việt Nam ngay từ lúc nằm trong nôi đã được nghe những lời ru ngọt ngào của mẹ.: “ À ơi!…con ơi, con ngủ cho ngoan để mẹ đi cấy để cha đi cày”. Lời ru đó không chỉ thể hiện những tình cảm, tình thương yêu trong sáng và thấm đượm tình người, mà dường như còn trở thành một bài học đầu tiên cho mỗi con người Việt Nam : Bài học về những giá trị của lao động và người lao động.