NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA VĂN HÓA GỐM NGƯỜI VIỆT ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG | Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam
Mục lục bài viết
Tóm tắt
Là một trong ba tiểu vùng của Bắc Bộ Việt Nam, đồng bằng sông Hồng được hình thành bởi sự bồi lấp phù sa của các dòng sông trong hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Trải qua thời gian, đồng bằng sông Hồng đã mang trong mình những đặc điểm chung về bối cảnh địa lý, lịch sử và văn hoá của vùng đất này. Người Việt có mặt ở nơi đây đã nhiều thiên niên kỉ. Trên cảnh quan địa lý đa dạng: sông ngòi, núi đồi, đồng bằng, duyên hải, biển và hải đảo…, người Việt dần thích nghi với môi trường để tạo lập cuộc sống và góp phần định hình diện mạo văn hoá của mình. Một trong những diện mạo ấy là đồ gốm và văn hóa gốm nảy sinh, tồn tại và phát triển suốt quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc.