NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC CẦN GHI NHỚ
Page Content
Ngày 28 tháng 02 năm 2020 Chính phủ ban hành Nghị định số 26/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ bí mật nhà nước số 29/2018/QH14 được thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2018 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2020 tại kỳ họp Quốc hội thứ 6 khóa XIV
Theo Quy định của Luật bảo vệ bí mật nhà nước các phương tiện, thiết bị sử dụng để soạn thảo, lưu trữ, sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước không được kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, trừ trường hợp thực hiện theo quy định pháp luật về cơ yếu.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/7/2020. Nghị định này làm hết hiệu lực Nghị định 33/2002/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 1002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước.
Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018 quy định về bí mật nhà nước, hoạt động bảo vệ bí mật nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định của Luật này, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Hình thức chứa bí mật nhà nước bao gồm tài liệu, vật, địa điểm, lời nói, hoạt động hoặc các dạng khác.
Bảo vệ bí mật nhà nước là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng lực lượng, phương tiện, biện pháp để phòng, chống xâm phạm bí mật nhà nước.
Lộ bí mật nhà nước là trường hợp người không có trách nhiệm biết được bí mật nhà nước.
Mất bí mật nhà nước là trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước không còn thuộc sự quản lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quản lý.
Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước là khoảng thời gian được tính từ ngày xác định độ mật của bí mật nhà nước đến hết thời hạn sau đây:
– 30 năm đối với bí mật nhà nước độ Tuyệt mật;
– 20 năm đối với bí mật nhà nước độ Tối mật;
– 10 năm đối với bí mật nhà nước độ Mật.
Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước về hoạt động có thể ngắn hơn thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật này và phải xác định cụ thể tại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước khi xác định độ mật. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước về địa điểm kết thúc khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền không sử dụng địa điểm đó để chứa bí mật Nhà nước.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020, trừ các quy định của Luật này liên quan đến lập, thẩm định, ban hành danh mục bí mật nhà nước, thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước, gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019.
Ngày 10 tháng 03 năm 2020, Bộ Công an cũng ban hành Thông tư số 24/2020/TT-BCA quy định về biểu mẫu sử dụng trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước
Theo đó, 19 biểu mẫu sử dụng trong công tác bảo vệ bí mật Nhà nước bao gồm: Văn bản xác định độ mật đối với vật, địa điểm, lời nói, hoạt động, hình thức khác chứa bí mật Nhà nước; Dấu chỉ độ Tuyệt mật, Tối mật, Mật; Dấu Giải mật; Dấu điều chỉnh độ mật; Dấu quản lý số lượng tài liệu bí mật Nhà nước; Văn bản trích sao; Dấu Bản sao; Sổ đăng ký bí mật Nhà nước đi; Sổ đăng ký bí mật Nhà nước đến; Thống kê bí mật Nhà nước;…
Cần lưu ý, mực dùng để đóng các loại dấu chỉ độ mật là mực màu đỏ. Trường hợp tài liệu bí mật Nhà nước, sách chứa đựng nội dung bí mật Nhà nước được in, xuất bản với số lượng lớn thì cơ quan, tổ chức soạn thảo, tạo ra bí mật Nhà nước được in dấu độ mật bằng mực màu đỏ ở bên ngoài tài liệu, bìa sách.
Thông tư có hiệu lực từ ngày 01/7/2020. Thông tư này làm hết hiệu lực Thông tư 33/2015/TT-BCA ngày 20 tháng 7 năm 2015 của Bộ Công an hướng dẫn thực hiện Nghị định 33/2002/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ bí mật Nhà nước.
Ngày ngày 26 tháng 10 năm 2020 Thủ tướng Chính Phủ ban hành Quyết định: 1660/QĐ-TTg Quyết định về việc ban hành danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường.
Ngày 28/01/2022 UBND tỉnh Hà Nam ban hành Quyết định số 02/2022/QĐ-UBND Ban hành Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Ngày 08/12/2021 Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành Quyết định số 341/QĐ-STN&MT Quyết định ban hành Nội quy bảo vệ bí mật nhà nước trong cơ quan Sở Tài nguyên và Môi trường.
NỘI DUNG CÁC VĂN BẢN: Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018, Nghị định số 26/2020/NĐ-CP, Thông tư số24/2020/TT-BCA, Quyết định: 1660/QĐ-TTg Quyết định về việc ban hành danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường. Quyết định số 02/2022/QĐ-UBND Ngày 28/01/2022 của UBND tỉnh Hà Nam, Quyết định số 341/QĐ-STN&MT ngày 08/12/2021 của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nam.
Ngoài các văn bản quy định về công tác bảo vệ bí mật trên khi thực hiện các công việc khác công chức, viên chức và người lao động cũng cần tìm hiểu các quy định cụ thể khác cho từng lĩnh vực được giao.
Nội dung đính kèm xem chi tiết tại đây
Luật 29.2018.QH14 BVBMNN.pdf
Nghị định26.signed.pdf
QĐ 02.2022.QĐ.pdf
Quy chế BVBMNN tiếp thu VP UBND tỉnh-3 (1).pdf
Nội quy bảo vệ bí mật nhà nước của sở tài nguyên và môi trường xem chi tiết noi quy bao ve bi mat nha nuoc qd 341.pdf