NHỮNG SAI LẦM CẦN LƯU Ý KHI ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN CUỐI NĂM
Thời điểm cuối năm vô cùng quan trọng, là dịp để các nhà quản lý doanh nghiệp thực hiện quy trình đánh giá chất lượng làm việc nhân viên và cũng là cơ hội để đôi bên có thể cởi mở trò chuyện, nêu lên những mong muốn, giải pháp để cùng nhau cải thiện chất lượng công việc trong năm mới. Nói một cách khác, thì hoạt động đánh giá nhân viên cuối năm đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp.
Và để giúp nhà quản lý có thể đảm bảo đánh giá nhân viên cuối năm được chính xác và phát huy tối đa hiệu quả, hãy lưu ý những sai lầm không đáng có trong quy trình triển khai được đề cập trong bài viết sau.
Không áp dụng tiêu chuẩn cụ thể vào quy trình đánh giá
Nếu như quy trình đánh giá nhân viên cuối năm không theo một tiêu chuẩn cụ thể được xây dựng trước đó thì rất có thể nhà quản lý không thể đảm bảo được tính công bằng khi đánh giá. Để có tiêu chuẩn cụ thể cho mỗi vị trí, chức vụ cá nhân, bạn có thể dựa vào mô tả công việc của nhân viên cùng các mục tiêu mà nhân viên đã cam kết thực hiện trong quá trình làm việc. Tránh trường hợp so sánh nhân viên với các đồng nghiệp không cùng đảm nhận nhiệm vụ công việc giống nhau sẽ cho ra kết quả đánh giá sai lệch.
Ảnh hưởng của hiệu ứng hào quang
Hiệu ứng hào quang được hiểu theo một cách đơn giản là một ưu điểm tốt nào có của nhân viên khiến bạn ấn tượng và điều đó cũng ảnh hưởng tới cách đánh giá của bạn tới họ theo hướng trở nên tích cực hơn. Cũng từ hiệu ứng hào quang, chỉ nhìn vào một điểm nổi trội của nhân viên mà nhà quản lý có thể đánh giá tốt toàn bộ các hoạt động làm việc hay các khía cạnh khác mà cá nhân này thể hiện. Ví dụ như khi bạn làm việc với một nhân viên marketing làm việc đúng tiến độ thì rất có khả năng bạn nhận định rằng nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, chiến lược định vị thương hiệu họ cũng có thể làm rất tốt, mặc dù thực tế chất lượng hiệu quả của nhiệm vụ này chưa được triển khai và kiểm chứng.
Chỉ tập trung vào khuyết điểm của nhân viên
Khác với hiệu ứng hào quang nói trên thì việ chú trọng quá mức vào các khuyết điểm, lỗi sai của nhân viên cũng là một sai lầm trong quy trình đánh giá nhân viên cuối năm của nhiều nhà quản lý hiện nay. Mặc dù nhân viên có thể yếu thế hơn và cảm thấy khó khăn trong một nhiệm vụ nào đó nhưng không phải tất cả các nhiệm vụ khác cũng sẽ như vậy. Thậm chí, ở những công việc khác nhân viên lại làm rất xuất sắc. Chính vì thế, trong quá trình đánh giá, nhà quản lý cần đảm bảo tính bao quát và khách quan, đừng bỏ qua những hành vi cần cải thiện và tập trung nhiều hơn đến những việc mà nhân viên đang làm tốt.
Có xu hướng đưa ra đánh giá tiêu cực
Trong thực hiện công việc, nhân viên không thể tránh những vướng mắc hay thiếu sót. Tuy nhiên, nếu nhà quản lý chỉ tập trung nhấn mạnh vào những thiết sót và mặt yếu kém của nhân viên để thực hiện đánh giá cuối năm là không công bằng. Sự phản hồi tiêu cực từ phía nhà quản lý có thể vô hình chung đặt nhân viên vào thế phòng thủ, giảm đi tinh thần nhiệt huyết trong công việc và sự tiến bộ sau này sẽ khó có thể đạt được. Đánh giá nhân viên cuối năm là quy trình mang tính tổng hợp, tổng kết toàn bộ các hoạt động làm việc của nhân viên. Không chỉ đưa ra những nhận xét tiêu cực, sự tích cực cũng cần phải được nêu lên cùng với giải pháp để cải thiện chất lượng.
Không yêu cầu nhân viên phản hồi đánh giá
Mục đích của quy trình đánh giá nhân viên cuối năm là để cải thiện chất lượng làm việc, tăng khả năng giữ và tương tác giữa đội ngũ quản lý và nhân viên. Đây là một quy trình hai chiều, yêu cầu bạn phải tương tác với nhân viên để đánh giá chính xác nhất. Nếu như báo cáo đánh giá nhân viên cuối năm không có ý kiến phản hồi của chính nhân viên đó thì rất có thể nhà quản lý đang mắc phải sai lầm khiến cho nhân viên giảm sút tinh thần làm việc. Bảng đáng giá nhân viên với những ghi nhận về sự cố gắng, nỗ lực sẽ là cơ sở quan trọng giúp nhân viên có động lực làm việc chăm chỉ hơn.
>> Quy trình đào tạo nhân viên mới hiệu quả và chuyên nghiệp
>> Các bước xây dựng quy trình làm việc trong doanh nghiệp
Thiếu giải pháp khắc phục
Một sai lầm khác trong đánh giá nhân viên cuối năm đó là không nêu lên giải pháp khắc phục hay bất kỳ hướng dẫn thay đổi nào từ nhà quản lý. Nếu bạn là một nhà quản lý tốt, quan tâm đến nhân viên của mình thì nên cung cấp cho họ những lời khuyên hữu ích, giải pháp cụ thể để khắc phục nhược điểm, nhanh chóng cải thiện hiệu suất làm việc của nhân viên.
Đánh giá nhân viên cuối năm là một hoạt động quan trọng mà nhà quản lý doanh nghiệp nên chú trọng trong quá trình thực hiện và tránh những sai lầm không đáng có khi không đảm bảo tính khách quan và bao quát mọi vấn đề, khía cạnh xung quanh và cần đề cao quyền lợi của nhân viên. Acabiz chúc các bạn thành công.