Năng lực lãnh đạo quản lý là gì. Những vấn đề xoay quanh năng lực này
1. Định nghĩa chuẩn nhất về năng lực lãnh đạo quản lý là gì
Năng lực lãnh đạo quản lý từ lâu đã là hai yếu tố vô cùng quan trọng trong việc vận hành công ty và chỉ đạo nhân viên. Một lãnh đạo có khả năng kết hợp hai năng lực này với nhau sẽ có khả năng dẫn dắt, chỉ công ty vận hành một cách trơn tru và hiệu quả.
Định nghĩa chuẩn nhất về năng lực lãnh đạo quản lý
Năng lực lãnh đạo quản lý có thể hiểu một cách rõ ràng nhất là sự kết hợp giữa hai năng lực lãnh đạo và năng lực quản lý, hay còn gọi là khả năng và thực lực quản lý của người lãnh đạo. Hai yếu tố này bổ trợ, phát triển lẫn nhau và góp phần rất lớn vào việc điều hành công ty.
Năng lực lãnh đạo quản lý được tạo thành thông qua việc trải nghiệm thực tế, tích lũy kinh nghiệm trong làm việc cũng như học tập cũng như phát huy được tố chất, thực lực trong bản thân. Sự song hành đó tạo ra sự đa dạng trong năng lực lãnh đạo quản lý của mỗi người. Có thể lấy ví dụ về các năng lực lãnh đạo quản lý khác nhau như năng lực lãnh đạo quản lý của Steve Jobs và của Donald Trump. Họ đều là những người có năng lực quản lý rất giỏi nhưng cách họ quản lý, chỉ đạo nhân viên thì trái ngược hoàn toàn nhau.
Xem thêm: việc làm quản lý điều hành
2. Những kỹ năng lãnh đạo quản lý cần thiết với một người quản lý giỏi
Như đã đề cập ở phần trên, năng lực lãnh đạo quản lý bao gồm rất nhiều yếu tố khác nhau. Những yếu tố đó được kết hợp, bổ trợ lẫn nhau trong quá trình thực hiện công việc quản lý. Một số năng lực lãnh đạo quản lý cần thiết đối với những cấp quản lý và lãnh đạo mà nhiều công ty tìm kiếm bao gồm:
2.1. Kỹ năng lãnh đạo
Một nhà lãnh đạo thì kỹ năng lãnh đạo phải là ưu tiên đầu tiên. Đây là kỹ năng quan trọng với bất kì nhà lãnh đạo nào. Người lãnh đạo phải biết điều chỉnh, phân bố công việc và tạo động lực cho nhân viên. Trong kinh doanh việc thay đổi sản phẩm, hệ thống sản xuất hay kế hoạch phát triển cũng đều là nhà lãnh đạo xem xét và giao việc. Vậy làm sao để có thể lãnh đạo tốt, tạo được ảnh hưởng tốt với nhân viên của mình cũng là một kỹ năng phải trau dồi học hỏi.
Kỹ năng lãnh đạo
2.2. Kỹ năng lập kế hoạch
Thông qua việc lên kế hoạch, người quản lý có thể chuẩn bị cho những dự định trong tương lai của công ty. Kế hoạch càng chính xác, càng chi tiết sẽ càng hiệu quả trong việc dẫn dắt công ty. Một chức năng khác của việc lên kế hoạch đó chính là giúp đỡ, phân chia công việc cho nhân viên. Một bản kế hoạch tốt sẽ khai thác được những điểm mạnh của nhân viên, giao cho nhân viên những công việc phù hợp đúng với nguyện vọng của nhân viên. Từ đó, giúp nhân viên nắm bắt kế hoạch nhanh chóng cũng như làm việc nhanh nhẹn, hiệu quả hơn.
Khả năng lên kế hoạch
2.3. Khả năng giải quyết vấn đề nhanh chóng
Các vấn đề xảy ra trong công ty là chuyện không thể tránh khỏi đối với bất kỳ công ty nào những việc giải quyết vấn đề ấy như thế nào sẽ thể hiện được rằng người lãnh đạo đó có thật sự tài giỏi hay không. Nhà lãnh đạo giỏi sẽ giải quyết vấn đề nhanh gọn, chính xác, khéo léo cùng với sự công bằng tạo ra sự hài lòng với cả hai bên của vấn đề. Các vấn đề đã xảy ra cũng sẽ được đảm bảo để không lặp lại hoặc có những phương án được đặt ra để giải quyết vấn đề đó nhanh gọn nếu nó xảy ra thêm.
Khả năng giải quyết vấn đề nhanh chóng
2.4. Sử dụng phân bổ nguồn lực tốt
Nhà lãnh đạo không thể làm hết được tất cả các công việc mà phải phân công bố trí công việc ra cho các nhân viên khác. Làm thế nào để phân công công việc phù hợp cho nhân viên để đạt hiệu quả tốt nhất? Đó lại là việc lãnh đạo phải xem xét, có mắt nhìn tốt đánh giá năng lực nhân viên.
Khả năng sử dụng nguồn lực
3. Cách phát triển năng lực lãnh đạo quản lý trong mỗi cá nhân
Nhiều người đặt ra câu hỏi, liệu năng lực lãnh đạo quản lý có thể phát triển được hay không. Câu trả lời là hoàn toàn có, bên cạnh việc phát huy những phẩm chất bên trong, năng lực quản lý còn được tạo ra nhờ việc học hỏi, tiếp thu kiến thức và tích lũy kinh nghiệm trong cuộc sống. Năng lực quản lý cũng có nhiều loại, và việc phát triển mỗi loại cũng có nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số cách để cải thiện năng lực lãnh đạo quản lý để nhắm đến những chức vụ cao hơn trong công ty như sau:
– Quan tâm đến những người xung quanh: Đây là một trong những bước quan trong trước khi tham gia vào việc quản lý. Bằng việc biết rõ những người xung quanh, bạn có thể gia tăng năng lực đánh giá cũng như biết rõ điểm mạnh điểm yếu để dễ dàng phát huy năng lực. Ngoài ra việc giữ một mối quan hệ tốt với cấp dưới cũng mang lại những góc nhìn khác nhau trong quá trình làm việc.
– Tham gia vào những khóa học nâng cao nghiệp vụ quản lý: Đây là những khóa học được mở ra nhằm phổ biến thêm cho bạn những kiến thức, kỹ năng quản lý. Tham gia những khóa học này có thể giúp bạn nhìn nhận thêm về bản thân, xác định những gì còn thiếu và cải thiện nó trong tương lai.
Cách phát triển năng lực lãnh đạo quản lý trong mỗi cá nhân
– Tích lũy kinh nghiệm và kiến thức trong công việc: Nếu muốn thành công, hãy trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của bạn. Điều này cũng rất đúng đối với cấp quản lý. Ngoài làm việc trong công ty, hãy dành thêm thời gian để tiếp thu thêm những kiến thức về chuyên ngành làm việc của bạn. Sở hữu vốn kiến thức sâu rộng cũng là nền tảng để phát triển những kỹ năng như phân tích, định hướng hay lập kế hoạch trong tương lai.
4. Phẩm chất, tính cách ảnh hưởng tới năng lực quản lý của người quản lý
Cách lãnh đạo thường được chi phối bởi nhiều yếu tố như con người, môi trường ngoại cảnh tác động,… Những tính cách chủ yếu quyết định tới năng lực của người quản lý có thể kể đến:
-
Sự tự tin: Là sự tin tưởng vào bản thân, nhận thức đúng đắn, nắm rõ được bản thân nhưng không mù quáng. Một nhà lãnh đạo có thể thuyết phục được cấp dưới là người có phong thái tự tin, quả quyết khiến cho nhân viên cảm thấy có được sự tin tưởng. Sự tự tin thông thường được rèn luyện qua nhiều năm kinh nghiệm mà hình thành, qua sự học hỏi không ngừng.
-
Tầm nhìn: một nhà lãnh đạo chắc chắn phải có tầm nhìn xa trông rộng, phán đoán được xu thế hay các sự cố có thể xảy ra trong tương lai. Bên ạnh đó, nhà quản lý còn có con mắt nhìn người, nhìn nhận được năng lực nhân viên để ra quyết định sáng suốt.
-
Lắng nghe khiêm tốn: đức tính khiêm tốn luôn được đề cao dù bạn ở vị trí nào. Một người giỏi luôn khiêm tốn sẽ khiến nhân viên nể phục và kính nhường. Trong quản lý thì lắng nghe luôn là một trong những kỹ năng không thể thiếu bởi muốn biết được chuyện gì đang xảy ra, nhân viên đang có khúc mắc gì cũng đều phải lắng nghe
-
Khả năng thích nghi, sự linh hoạt và kiên trì: mọi tình huống trong kinh doanh đều có thể xảy ra và vấn đề là đối mặt xử lý như thế nào là tốt. Sự thích nghi, tính linh hoạt sẽ khiến nhà quản lý sáng suốt nhanh chóng hành động.
-
Chấp nhận mạo hiểm, thách thức: Một tổ chức doanh nghiệp không thể mãi giậm chân tại chỗ mà phải có bước đột phá, việc mạo hiểm trong kinh doanh trong chiến lược là cần thiết. Những người quản lý có tính cách này thường chấp nhận được rủi ro thất bại nhưng vẫn lường trước được % rủi ro trong kế hoạch.
-
Chịu trách nhiệm, thừa nhận những sai lầm: đây là tính cách không phải người quản lý nào cũng có được, biết nhận sai lầm đối với một nhân viên bình thường đôi khi cũng khó khăn. Thế nhưng với người quản lý, thừa nhận sai lầm sẽ không làm giảm mất cái uy của bản thân mà vẫn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối.
Qua bài viết trên, vieclam88.vn đã giới thiệu cho bạn những thông tin cần thiết về năng lực lãnh đạo quản lý. Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã có thể tự giải đáp những thắc mắc như năng lực lãnh đạo quản lý là gì, năng lực quản lý bao gồm những yếu tố gì hay cách để phát triển năng lực lãnh đạo quản lý!