Nên đi du học hay học đại học trong nước? – Xu hướng của gen Z hiện nay

Nên đi du học hay học đại học trong nước có lẽ là câu hỏi của nhiều học sinh, sinh viên Việt Nam trong thời đại hội nhập. Khi mà chính bản thân các em cũng có những mong muốn được vươn mình ra thế giới, xem ngoài kia thế giới có gì? Cũng là cơ hội để thanh xuân thêm rực rỡ. Vậy hãy cùng Thanh Giang tĩnh lại, so sánh một chút xem hướng đi nào phù hợp với bản thân để có sự lựa chọn không làm các em phải hối hận.

lý do chọn đi du học

1. Học đại học ở Việt Nam

Theo thống kê đến năm 2020 cả nước có hơn 460 trường đại học và cao đẳng, điều này đồng nghĩa với việc để kiếm cho mình một cơ hội vào Đại học sau tốt nghiệp THPT không phải là vấn đề quá khó đối với các bạn học sinh hiện nay. Vậy học đại học trong nước sẽ có  những lợi ích cũng như những hạn chế gì?

1.1 Lợi ích của việc học đại học trong nước

Nếu du học gắn liền với việc bạn phải tạm xa bạn bè, người thân để đến một quốc gia xa lạ sinh sống và học tập thì học đại học trong nước ít nhiều cũng sẽ dễ dàng hơn.

Được sống gần gia đình và được hỗ trợ nhiều trong cuộc sống

Dù bạn sống ở miền Nam, nhưng ra Bắc để học đại học. Thì khi so với du học, khoảng cách này còn rất ngắn. Không những vậy, hiện nay phương tiện đi lại cũng rất dễ dàng, giá cả lại phải chăng, có ưu đãi cho sinh viên. Nên hằng năm, bạn có thể về thăm gia đình bất cứ lúc nào. 

Mặc dù thời gian đầu sẽ nhớ cha mẹ, phải tự lập một mình. Nhưng cùng một văn hóa, cùng một ngôn ngữ, bạn sẽ kết bạn nhanh chóng và cảm giác cô đơn sẽ dần biến mất. Ngoài ra, nếu có bạn bè học chung một thành phố hay tỉnh, bạn cũng có thể thường xuyên đi chơi và hẹn hò cùng họ. Đây là một ưu điểm rất lớn khi học đại học trong nước. 

Chương trình học của trường Đại học đã được nâng cao 

Hiện nay các trường đại học ở Việt Nam cũng đã bắt đầu có sự thay đổi về phương pháp giảng dạy và chương trình học để phù hợp hơn với nhu cầu nhân lực quốc tế. Chương trình học không còn chú trọng nhiều vào lý thuyết sách vở mà thay vào đó các em cũng sẽ được thực hành chuyên môn trong quá trình học rất nhiều. Các trường đại học cũng hợp tác với nhiều doanh nghiệp mang đến những kiến thức và cơ hội thực tập thực tế trong môi trường doanh nghiệp, giúp các em có kinh nghiệm thực tiễn, nắm vững và nâng cao kiến thức chuyên môn.

Trường đại học liên kết với doanh nghiệp nước ngoài 

Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều trường đại học hàng đầu có liên kết với các trường đại học, doanh nghiệp nước ngoài (như đại học kinh tế quốc dân, đại học quốc gia Hà Nội, RMIT, FPT,…). Có nhiều chương trình học mà bạn có thể học ở Việt Nam 50% và sang nước ngoài học 50%, cũng có những chương trình được cấp bằng cử nhân có giá trị quốc tế sau khi tốt nghiệp. Đặc biệt khi học các chương trình giáo dục quốc tế này, bạn cũng sẽ được nâng cao trình độ ngoại ngữ.

1.2 Bất lợi của việc học đại học trong nước

Môi trường đại học có tỉ lệ cạnh tranh cao

Một điều mà có thể vẫn còn nhiều tiêu cực mỗi mùa thi đại học ở Việt Nam đó là các em thường được bố mẹ định hướng, chọn nghề gì, trường gì thì sẽ cố gắng để đạt được điều đó chứ phần lớn không phải là mong muốn của nhiều em học sinh. Và nếu lỡ như các em không đỗ thì có khi chính gia đình các em lại là những người gây nên sức ép lớn nhất làm ảnh hưởng đến tâm lý của các em rất nhiều, đặc biệt trong cái độ tuổi đầy nhạy cảm. Một điều không thể phủ nhận đó là hiện nay sự cạnh tranh trong để vào đại học ở nước ta rất lớn đặc biệt là các trường top đầu như đại học y, đại học kinh tế quốc dân, đại học ngoại thương, đại học bách khoa,… Áp lực học hành, điểm số quá cao khiến nhiều em từ bỏ dù đã nỗ lực rất nhiều. 

Tỉ lệ làm trái ngành, không có công việc ổn định sau khi ra trường cũng là con số không nhỏ

Sự cạnh tranh kiếm việc cao với tỷ lệ cử nhân mỗi năm ngày càng tăng. Hoạt động định hướng nghề nghiệp đang còn quá bất cập khiến học sinh không thể xác định được ngành nghề mình yêu thích. Do đó có thể lúc vào học đâm ra chán nản, không muốn tiếp tục nhưng cũng không dám từ bỏ vì công sức thời gian đã bỏ ra cùng với sự kỳ vọng của bố mẹ. Học trong lay lắt cho qua môn. Thành ra khi ra trường không đáp ứng được nhu cầu của nguồn nhân lực vô cùng cạnh tranh và cũng không có đủ đam mê để làm việc trong chuyên ngành mà mình tốt nghiệp.

Lúc này, các bạn phải chấp nhận làm những công việc vất vả, lao động chân tay với mức lương thấp để trang trải cuộc sống hàng ngày, điều này dễ dẫn đến tâm lý chán nản và thất vọng.

Thực ra, thất nghiệp hay không là do chính bản thân mỗi chúng ta mà thôi, tại sao có người vừa ra trường rất dễ tìm kiếm việc làm thậm chí còn có được việc làm ổn định lương cao, còn một số người thì ngược lại? Bạn hãy thử nghĩ xem khoảng thời gian 4-5 năm trên giảng đường đại học bạn đã học được những gì? Đây chính là giai đoạn có lẽ quan trọng  nhất trong quá trình trưởng thành mà Thanh Giang rút ra được từ bản thân và những người xung quanh. Những người thành công họ sử dụng rất tốt quỹ thời gian này để học thêm ngoại ngữ, để làm thêm, để đi thực tập ngay khi mới năm nhất năm hai trên giảng đường. Còn bạn? Phải chăng ngoài thời gian tham gia các môn học thì dành để lướt web, xem phim…? 

Học trong  nước bạn không có nhiều nỗi lo về cơm áo gạo tiền cũng như nhận được nhiều sự giúp đỡ từ gia đình và người thân. Có thể đây cũng chính là lý do khiến bản thân càng thêm ỷ lại, không chịu cố gắng?

2. Vậy có nên đi du học?

các hình thức du học

2.1 Những lợi thế của việc du học

Không thể phủ nhận nền giáo dục ở nước ngoài rất được chú trọng. Không những vậy, các phương pháp giáo dục của nước ngoài cũng giúp du học sinh mở mang tầm mắt, thêm sự hứng thú trong học tập. Ngoài ra du học nước ngoài còn mang lại một số lợi ích như sau:

Cơ hội tiếp xúc với nền văn hóa mới

Xét về du học, chắc chắn rằng bạn sẽ bước chân lên một đất nước mới, một lãnh thổ xa lạ. Chính điều này sẽ cho bạn những trải nghiệm và cơ hội tiếp cận với một nền văn minh, văn hóa mới. Bạn sẽ được nhìn thấy và cảm nhận về văn hóa, cách người dân nước đó sống ra sao. Từ đó sẽ hiểu hơn về thế giới rộng lớn này. Đây cũng chính là ước muốn của thế hệ gen Z hiện nay, những người luôn muốn khám phá và sáng tạo hơn những thế hệ trước rất nhiều.

Là cơ hội để thành thạo thêm một ngôn ngữ mới 

Du học là cách tốt nhất để bạn được học và phát triển ngôn ngữ bản xứ cũng như vốn ngoại ngữ của chính mình vì hiện nay khả năng ngoại ngữ là điều kiện quan trọng giúp bạn tìm kiếm được công việc tốt ở bất cứ ngành nghề nào với mức lương ổn định. Ví dụ như nếu bạn từng đi du học Nhật Bản có trình độ tiếng Nhật N1 hay N2 JLPT thì mức lương trên 20 triệu là vô cùng đơn giản.

Cơ hội được làm việc trong môi trường quốc tế

Bạn có thể du học ở các nước phương Tây có nền giáo dục hiện đại như Anh, Đức, Mỹ… hay những nước phương Đông với nền giáo dục hàng đầu như Nhật Bản hay Hàn Quốc thì sau khi tốt nghiệp bạn đều có thể nhận được những tấm bằng có giá trị quốc tế cùng với khả năng thành thạo thêm một loại ngôn ngữ mới. Bên cạnh những kiến thức, kỹ năng tích lũy được trong quá trình học tập cũng sẽ giúp bạn dễ dàng hòa nhập trong những môi trường doanh nghiệp có sự hợp tác quốc tế.

Chi phí du học không quá cao cùng nhiều chương trình học bổng hỗ trợ từ các quốc gia trên thế giới

Hiện nay, bạn sẽ mất khoảng thời gian từ 4 – 5 năm (thậm chí là 6 năm) để cầm được tấm bằng cử nhân trong tay. Với khoảng thời gian này thì chi phí sinh hoạt và học tập mỗi năm dự kiến bạn sẽ phải tiêu tốn khoảng 40 – 50 triệu đồng. Tóm lại, để tốt nghiệp Đại học, bạn sẽ phải bỏ ra mức chi phí khoảng 160 triệu – 200 triệu.

Trong khi đó nếu bạn du học tại nước ngoài cũng cùng với mức học phí đó thì bạn còn có thể nhận được rất nhiều học bổng cũng như hưởng chính sách làm thêm hấp dẫn tăng thêm thu nhập cá nhân. Điều này giúp bạn tự chủ trong suốt quá trình học tập mà không cần dựa dẫm quá nhiều vào bố mẹ.

Du lịch và cơ hội giao lưu với bạn bè quốc tế

Ngoài ra du học dường như sẽ mang đến nhiều cơ hội hơn so với khi bạn học đại học trong nước. Cụ thể bạn được trải nghiệm trong môi trường học tập quốc tế chuyên nghiệp, gặp gỡ bạn bè khắp năm châu, khám phá những nền văn hoá mới từ đó suy nghĩ hay tư tưởng cũng sẽ thay đổi theo hướng tích cực hơn.

Bên cạnh đó khi đến một vùng đất mới bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm những nét văn hóa đặc sắc, thăm thú những địa danh nổi tiếng, du lịch ngay tại quốc gia mà mình du học. Bạn sẽ được khám phá những điều thú vị mà từ trước đến giờ chỉ biết qua sách báo, phim ảnh.

2.2 Những khó khăn khi đi du học

Học tập tại một đất nước xa lạ chưa bao giờ là điều dễ dàng đối với các du học sinh và thử thách lớn nhất của các bạn sinh viên Việt Nam khi học tập ở nước ngoài không chỉ là vấn đề tâm lý, sinh hoạt mà còn là cách làm quen với những phương pháp giảng dạy hoàn toàn mới.

Rào cản về ngôn ngữ

Ngoại ngữ là yếu tố quan trọng mà bất kỳ du học sinh nào cũng cần phải chuẩn bị từ trước nếu có ý định đi du học. Nếu vốn ngoại ngữ hạn hẹp thì bạn sẽ gặp không ít khó khăn trong quá trình học tập trên lớp cũng như việc giao tiếp sinh hoạt hàng ngày với người bản xứ. Tuy nhiên trên thực tế ngôn ngữ vẫn là một trong những rào cản của phần lớn du học sinh, đây cũng là nguyên nhân có thể khiến bạn trở nên thu mình trong thế giới mới và khó tìm kiếm công việc làm thêm khi ngoại ngữ không tốt.

Khó khăn về tâm lý, nhớ nhà

Lựa chọn đi du học sẽ đồng nghĩa với việc bạn phải xa gia đình, bạn bè đến một đất nước hoàn toàn xa lạ, sống trong nền văn hóa khác biệt đã khiến không ít bạn trẻ bị shock và cảm thấy hụt hẫng, khó khăn khi phải tự lập, không được bố mẹ và gia đình giúp đỡ như khi ở nhà. Thêm vào đó là tâm lý nhớ nhà, cô đơn là những cảm giác mà du học sinh đều sẽ phải trải qua trong thời gian đầu đi du học. Nếu không chuẩn bị tinh thần từ trước thì chắc chắn rằng bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để thích nghi và hòa nhập với cuộc sống nơi đây.

Tâm lý cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến quá trình học tập của du học sinh, vậy nên bạn cần tạo được hứng thú cũng như tìm kiếm nhiều niềm vui mới cho bản thân mình hơn.

Gánh nặng chi phí

Nếu học trong nước những khoản chi phí sẽ được đóng một cách “từ từ” thì khi đi du học bạn sẽ phải đóng khoản tiền lớn cùng một lúc. Thêm vào đó, kinh tế gia đình phải ổn định thì bạn mới có thể an tâm học hành được. Nếu đi học mà cứ nghĩ đến việc làm, kiếm tiền thì thực sự rất mệt mỏi và ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập và sức khỏe của bạn. Đã có nhiều bạn du học sinh vì quá áp lực với công việc làm thêm mà dẫn đến rất nhiều hệ lụy như bỏ học, ốm đau, kiệt sức,…

>>> Để giảm bớt gánh nặng tài chính, bạn có thể tham khảo BẢNG PHÍ DU HỌC NHẬT GIÁ RẺ tại Thanh Giang


 

Vậy Nên học trong nước hay đi du học? Bạn có thế căn cứ vào một số điểm mà Thanh Giang vừa phân tích để có sự lựa chọn phù hợp với bản thân và quan trọng hơn hết để trả lời câu hỏi này đó là bạn cần xác định mục tiêu cho tương lai của bạn là gì? Bạn có đam mê với lĩnh vực nào không? Bạn muốn học cái gì? Bạn muốn trở thành người như thế nào trong tương lai? Từ đó sẽ cho bạn biết điều mà bạn phải làm để dần dần chạm đến những mục tiêu đấy.

 

CLICK NGAY để được tư vấn và hỗ trợ MIỄN PHÍ

Chat trực tiếp cùng Thanh Giang 

Link facebook: https://www.facebook.com/thanhgiang.jsc

>>> Link Zalo: https://zalo.me/0964502233

>>> Link fanpage

  • DU HỌC THANH GIANG CONINCON.,Jsc

    : https://www.facebook.com/duhoc.thanhgiang.com.vn

  • XKLĐ THANH GIANG CONINCON.,Jsc

    : https://www.facebook.com/xkldthanhgiangconincon

Bài viết cùng chủ đề Hỏi đáp du học Nhật Bản

  • Nên du học Nhật hay Hàn trong bối cảnh hiện nay? – Thực trạng du học