Nền kinh tế Việt Nam đứng thứ mấy trên thế giới?

Trong thập kỷ vừa qua, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều chuyển biến đáng kinh ngạc.

Không tự nhiên mà Việt Nam trở thành câu chuyện kinh tế hấp dẫn nhất ở Đông Nam Á.

Dĩ nhiên không phải vì nền kinh tế Việt Nam là lớn nhất hay tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực…

…mà điểm thu hút ở đây đó là công cuộc tái cơ cấu kinh tế của Việt Nam.

Nhờ đó mà nước ta đã đạt được nhiều thành tựu về của cải, thương mại và đầu tư.

Vậy so với thế giới, nền kinh tế Việt Nam đang đứng ở đâu?

Top 10 quốc gia có nền kinh tế mạnh nhất thế giới

Nhắc đến quốc gia có nền kinh tế mạnh nhất, hiển nhiên ai cũng biết là Mỹ.

Cho đến năm 2018, Mỹ vẫn giữ vững vị trí đầu bảng trong bảng xếp hạng các nước có nền kinh tế mạnh nhất thế giới.

top-10-quoc-gia-co-nen-kinh-te-manh-nhat

Theo số liệu thống kê của International Monetary Fund (IMF), giá trị nền kinh tế Mỹ tăng từ 19.4 nghìn tỷ đô lên đến 20.4 nghìn tỷ đô chỉ sau một năm.

Vị trí thứ hai là Trung Quốc, với giá trị nền kinh tế đạt 14 nghìn tỷ đô, tăng tận 2 nghìn tỷ so với năm trước đó.

Tiếp theo ngay sau đó là Nhật Bản với 5.1 nghìn tỷ đô, tăng nhẹ so với năm 2017.

Những vị trí tiếp theo trên bảng xếp hạng lần lượt thuộc về 3 nước châu Âu: Đức, Anh, Pháp

Ấn Độ bất ngờ vượt lên chiếm vị trí thứ 7 ngay sau Pháp. Ngay sau đó là Ý và Brasil.

Vị trí cuối trong top 10 thuộc về Canada.

Tuy cùng nằm trong top 10, nhưng tổng giá trị nền kinh tế của các nước thuộc top sau cộng lại vẫn chưa bằng Mỹ.

Có thể khẳng định vị trí dẫn đầu của Mỹ khó có thể lật đổ trong vài năm sắp tới.

Kinh tế Việt Nam đứng thứ mấy trên bảng xếp hạng?

Năm 2018 giá trị nền kinh tế của Việt Nam đạt mức 240 tỷ đô.

Việc tăng 20 tỷ đô so với năm 2017 đã giúp Việt Nam lọt vào top 50 với vị trí 49 trong bảng xếp hạng.

Tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay đang trên đà phát triển khá thuận lợi.

viet-nam-o-dau-tren-bang-xep-hang

Cụ thể?

Xét về nợ công, theo báo cáo đánh giá cuối nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, khi đó nợ công của Việt Nam là 64.8% GDP.

Mức này chỉ thấp hơn một chút so với ngưỡng cho phép của Quốc hội là 65%.

Nhưng tính đến thời điểm đầu năm 2018, quy mô nền kinh tế tăng cao, nợ công giảm xuống còn 61%. Đây là một dấu hiệu tốt cho sự phát triển kinh tế.

Quy mô GDP lúc bấy giờ đạt trên 5 triệu tỷ đồng. Tình hình sẽ còn cải thiện đáng kể nếu đạt trên 7 tỷ đồng với tốc độ 6.7%/năm.

Về tình hình ngoại hối, dự trữ ngoại hối tăng từ 28 tỷ USD vào cuối nhiệm kỳ, sau 2 năm rưỡi tăng lên gần 64 tỷ USD.

Bên cạnh đó tỷ giá cũng ổn định hơn và lạm phát thấp.

Một tín hiệu đáng mừng nữa cho nền kinh tế Việt Nam đó là việc cả nước có thêm 127,000 doanh nghiệp mới thành lập vào năm 2017.

Riêng quý I/2018 cũng đã thêm đến 49,000 doanh nghiệp ra đời. Nhờ vậy mà tỷ lệ thất nghiệp giảm dần, việc làm cho người dân được cải thiện.

Từ đó, ta dễ nhận thấy nền kinh tế Việt Nam đang có những chuyển biến hết sức tích cực.

Thị trường chứng khoán đã tăng hơn 250% từ 2012 đến nay.

Nếu cứ tiếp tục nỗ lực trên đà như thế này,…

…kinh tế Việt Nam sẽ được cải thiện đáng kể và sớm trở thành một nền kinh tế vững mạnh.

Tiềm năng phát triển của kinh tế Việt Nam những năm sắp tới

Nếu đánh giá tình hình kinh tế Việt Nam trong những năm vừa qua, có thể thấy…

…tiềm năng phát triển của nền kinh tế Việt Nam là không hề nhỏ.

Gần đây, PwC (PricewaterCoopers) đã đưa ra những nhận định về vị trí của nền kinh tế Việt Nam trên thị trường thế giới.

Theo kết quả của nghiên cứu “Thế giới năm 2050” của PwC – một dự báo về triển vọng tăng trưởng GDP của 32 nền kinh tế lớn nhất – Việt Nam xếp thứ 32 trong danh sách này.

Thời gian sắp tới, các thị trường mới nổi sẽ có thể chiếm tỷ trọng lớn hơn trong dài hạn.

Các chuyên gia của PwC cho rằng, sẽ có sự chuyển dịch kinh tế từ các nước đã phát triển sang các nước có nền kinh tế mới nổi trên toàn cầu.

Do đó, thứ hạng dựa trên GDP giữa các nước cũng sẽ có sự thay đổi lớn.

PwC chỉ ra Việt Nam, Ấn Độ, Bangladesh sẽ là các nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất từ nay đến 2050, mức tăng trưởng hàng năm đạt khoảng 5%.

Cũng bởi vậy, PwC dự đoán năm 2050 Việt Nam sẽ có thể vươn lên…

…tới vị trí 20 trong bảng xếp hạng kinh tế toàn cầu.

tiem-nang-phat-trien-cua-kinh-te-viet-nam

Lời kết

Tuy tình hình có vẻ tích cực là vậy, nhưng hiện tại tất cả mới chỉ nằm trong dự đoán.

Với sự biến động không ngừng của kinh tế toàn cầu, Việt Nam vẫn còn phải nỗ lực hoàn thiện hơn nữa.

Việt Nam cần phải nhanh chóng xây dựng, tái cơ cấu kinh tế bền vững, thể chế hoàn thiện hơn.

Đặc biệt cần chú tâm hoàn thiện giáo dục – đào tạo hiệu quả hơn…

…để tạo ra nguồn lao động chất lượng cho nền kinh tế dài hạn.