Nên thành lập công ty TNHH 1 thành viên hay 2 thành viên trở lên?
Mục lục bài viết
Nên thành lập công ty TNHH 1 thành viên hay 2 thành viên trở lên?
Khi thành lập công ty TNHH rất nhiều chủ doanh nghiệp phân vân không biết nên chọn thành lập công ty TNHH 1 thành viên hay 2 thành viên trở lên? TinLaw sẽ so sánh điểm giống và khác nhau cũng như ưu và nhược điểm của 2 hình thức này để các bạn có thể đưa ra lựa chọn phù hợp với điều kiện của mình nhé!
Điểm giống và khác nhau giữa công ty TNHH 1 thành viên và 2 thành viên trở lên
Giống nhau
- Có tư cách pháp nhân sau khi có giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp;
- Đều không được phát hành trái phiếu;
- Chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty trong phạm vi góp vốn của mình;
- Có thể điều chỉnh việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ;
- Không bắt buộc phải thành lập ban kiểm soát;
- Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, phá sản, giải thể tương tự như nhau;
- Không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp công ty TNHH chuyển thành công ty cổ phần.
Công ty TNHH 1 thành viên hay 2 thành viên trở lên có ưu nhược điểm riêng
Khác nhau
Công ty TNHH 1 thành viên
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Số lượng thành viên
Do một cá nhân hoặc một tổ chức góp vốn và làm chủ sở hữu.
Do nhiều thành viên là cá nhân hoặc tổ chức cùng góp vốn và làm chủ sở hữu. Số lượng thành viên phải trên 02 và không vượt quá 50.
Tăng, giảm vốn điều lệ
Công ty TNHH tăng vốn điều lệ thông qua việc chủ sở hữu công ty góp thêm vốn hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Chủ sở hữu công ty quyết định hình thức tăng và mức tăng vốn điều lệ.
Lưu ý: Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải tổ chức quản lý theo loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.
Công ty có thể tăng vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:
Tăng vốn góp của thành viên;
Tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới.
Công ty có thể giảm vốn bằng cách mua lại phần vốn góp của thành viên theo quy định tại Điều 51 Luật Doanh nghiệp 2020.
Quyền chuyển nhượng vốn góp
Chủ sở hữu công ty có toàn quyền chuyển nhượng và định đoạt toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty.
Thành viên của công ty muốn chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người khác thì phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại.
Các thành viên còn lại có quyền ưu tiên mua trong vòng 30 ngày kể từ ngày chào bán và sau đó nếu các thành viên còn lại không mua, thành viên đó có quyền chuyển nhượng cho bên thứ ba với cùng điều kiện và điều khoản đã chào bán cho các thành viên còn lại.
Cơ cấu tổ chức
Không bắt buộc phải có Hội đồng thành viên.
Công ty TNHH 1 thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:
Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Trách nhiệm đối với vốn góp
Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp.
Ưu nhược điểm của công ty TNHH 1 thành viên và 2 thành viên trở lên
Công ty tnhh 1 thành viên
Ưu điểm
- Chủ sở hữu công ty sẽ có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty.
- Chủ sở hữu công ty và các thành viên trong công ty chỉ phải chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty, vì vậy, hạn chế rủi ro cho chủ sở hữu.
- Do số lượng thành viên không nhiều cho nên việc quản lý công ty sẽ dễ dàng do cơ cấu tổ chức đơn giản.
Nhược điểm
- Quy trình chuyển nhượng do có tính chặt chẽ của pháp luật hơn.
- Việc huy động vốn của công ty tnhh 1 thành viên sẽ khó khăn hơn so với loại hình doanh nghiệp khác.
- Đối với trường hợp muốn góp thêm vốn thì phải thay đổi loại hình doanh nghiệp.
- Không được phát hành cổ phần. Do đó đây cũng là một nhược điểm của loại hình này khi khả năng huy động vốn là khó khăn hơn.
>> Xem thêm: Hướng dẫn thành lập công ty TNHH 1 thành viên
Công ty tnhh 2 thành viên trở lên
Ưu điểm
- Các chủ thể đang muốn kinh doanh trong phạm vi nhỏ, vừa hoặc không có nhu cầu phát hành cổ phần để huy động vốn thì rất phù hợp.
- Thành viên chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp nên trong trường hợp công ty xảy ra rủi ro thì trách nhiệm của người góp vốn lúc này sẽ ít hơn so với loại hình công ty hợp danh hoặc tư nhân.
- Số lượng thành viên nhiều nên thuận lợi trong việc huy động vốn và quản lý sẽ dễ dàng.
- Việc chuyển nhượng phần vốn góp của các thành viên hạn chế hơn nên dễ dàng kiểm soát việc có thêm thành viên mới của công ty. Tránh trường hợp bị người lạ thâm nhập vào công ty.
Nhược điểm
- Do đã được quy định chặt chẽ về số lượng thành viên nên số thành viên bị giới hạn trong một phạm vi nhất định, không thể thêm người hoặc bớt người nếu vượt quá hoặc không đủ người trong phạm vi đã quy định.
- Quy trình chuyển nhượng do có tính chặt chẽ như đã nêu ở trên nên khả năng huy động vốn sẽ khó khăn hơn.
- Công ty tnhh 2 thành viên trở lên phông được phát hành cổ phần. Vì vậy đây cũng là một nhược điểm của loại hình này khi khả năng huy động vốn là khó khăn hơn.
>> Xem thêm: Hướng dẫn thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Một số câu hỏi thường gặp
Công ty TNHH có tư cách pháp nhân không?
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 74 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về công ty TNHH một thành viên như sau:
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Như vậy, công ty TNHH có tư cách pháp nhân.
Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH 1 thành viên là tổ chức hợp pháp được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 79. Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu cụ thể như sau:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:
a) Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
b) Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
2. Đối với công ty có chủ sở hữu công ty là doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật này thì phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp khác do công ty quyết định. Cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc, tiêu chuẩn, điều kiện, miễn nhiệm, bãi nhiệm, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên thực hiện tương ứng theo quy định tại Điều 65 của Luật này.
3. Công ty phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật là người giữ một trong các chức danh là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty.
4. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định khác thì cơ cấu tổ chức, hoạt động, chức năng, quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc thực hiện theo quy định của Luật này.
Công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể huy động vốn bằng cách nào?
Công ty TNHH hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, có thể huy động vốn bằng những phương thức như sau:
- Huy động vốn bằng cách tăng vốn điều lệ;
- Huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu.
Trên đây là ưu nhược điểm của công ty TNHH 1 thành viên và 2 thành viên trở lên. Hy vọng các thông tin trong bài viết là cơ sở để Quý độc giả chọn thành lập công ty phù hợp với nhu cầu của mình. Nếu chưa biết nên chọn loại hình doanh nghiệp nào, hãy liên hệ với TinLaw để được tư vấn thành lập công ty miễn phí.
Gọi ngay!!!
Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: [email protected]
Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho Chuyên gia của chúng tôi 24/07: 1900 633 306
Làm nhanh, lấy gấp đáp ứng nhu cầu công việc, lên ngay Văn phòng TinLaw