Nên thành lập công ty cổ phần hay công ty TNHH 2 thành viên?

NÊN THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN
HAY CÔNG TY TNHH 2 THÀNH VIÊN?

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. So sánh công ty TNHH 2 thành viên và công ty cổ phần.

2. Nên thành lập công ty cổ phần hay công ty TNHH 2 thành viên?

Nên thành lập công ty cổ phần hay công ty TNHH 2 thành viên?
Nên thành lập công ty cổ phần hay công ty TNHH 2 thành viên? (ảnh minh họa)

Công ty TNHH 2 thành viên và công ty cổ phần là hai loại hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam. Cá nhân, tổ chức nếu có ý định kinh doanh thì nên chọn loại hình nào trong 02 loại hình trên? Luật Thịnh Trí sẽ phân tích những quy định pháp luật để quý khách hàng có cách thức lựa chọn phù hợp nhất.

So sánh công ty TNHH 2 thành viên và công ty cổ phần
So sánh công ty TNHH 2 thành viên và công ty cổ phần.

Để có thể đưa ra được quyết định loại hình doanh nghiệp nào thì cá nhân, tổ chức có thể dựa trên những điểm khác và giống nhau của hai loại hình này. Cụ thể:

Điểm giống nhau

  • Mặc dù là hai loại hình khác nhau nhưng giữa công ty cổ phần và công ty TNHH 2 thành viên vẫn có những điểm giống nhau:

    • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần là các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân kể từ ngày nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

    • 02 công ty đều có sự tách biệt giữa tài sản cá nhân và tài sản công ty;

    • Chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp;

Điểm khác nhau

Ưu và nhược điểm của 02 công ty cũng là một trong những yếu tố để cá nhân, tổ chức có thể đưa ra quyết định của mình. Vì thông qua ưu và nhược điểm cá nhân, tổ chức hiểu rõ hơn phần nào về bản chất của 02 công ty.

Đối với công ty cổ phần

  • Ưu điểm

  • Có tư cách pháp nhân;

  • Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp t nên mức độ rủi ro của các cổ đông không cao.

  • Cổ đông được quyền tự do chuyển nhượng cổ phần cho người khác trừ các trường hợp khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp như các cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết.

  • Công ty cổ phần được quyền chào bán cổ phần hoặc cổ phiếu ra công chúng nên có khả năng huy động vốn rất cao;

  • Khi chuyển nhượng vốn không cần thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông với Sở Kế hoạch đầu tư, vì vậy đối tượng được phép tham gia công ty là rất rộng.

  • Nhược điểm

  • Vì công ty cổ phần không hạn chế cổ đông nên số lượng thành viên khá nhiều, điều này làm cho việc quản lý, điều hành công ty phức tạp hơn các loại hình doanh nghiệp khác. Ngoài ra, có sự tranh chấp lợi ích lớn giữa các thành viên và cổ đông sáng lập dễ mất quyền kiểm soát công ty.

  • Công ty cổ phần được thành lập, quản lý phức tạp hơn các loại hình doanh nghiệp khác bởi những sự ràng buộc chặt chẽ của các quy định pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính.

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn 02 thành viên

  • Ưu điểm

  • Có tư cách pháp nhân.

  • Thành viên công ty chỉ trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp đối với về các hoạt động của công ty nên hạn chế rủi ro cho thành viên góp vốn.

  • Việc quản lý và điều hành công ty không quá phức tạp vì số lượng thành viên công ty không nhiều.

  • Thông qua hình thức chuyển nhượng vốn, thành viên được rút toàn bộ phần vốn khỏi công ty

  • Dễ dàng huy động vốn thông qua việc tiếp nhận thành viên mới hoặc phát hành trái phiếu.

  • Nhược điểm

  • Công ty có tư cách pháp nhân, chịu sự ràng buộc dưới hệ thống pháp luật chặt chẽ hơn.

  • Vì không được phát hành cổ phiếu nên việc huy động vốn bị hạn chế.

  • Các hoạt động đầu tư, kinh doanh phát triển cần phải được Hội đồng thành viên thông qua.

  • Trong một số trường hợp, bởi việc các thành viên chủ sở hữu công ty chỉ chịu trách nhiệm theo phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp nên làm cho nhiều đối tác và khách hàng không thực sự tin tưởng và có mong muốn hợp tác vì rủi ro có thể xảy ra.

  • Như vậy, dựa vào sự so sánh và ưu nhược điểm giữa 02 công ty thì cá nhân, tổ chức có thể phần nào đưa ra được quyết định của mình. Ngoài ra, tùy thuộc vào mục đích, quy mô kinh doanh và điều kiện của mình mà có thể cân nhắc và lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp.

Xem thêm:
Tư vấn về 3 loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay.
Có nên thành lập thành lập doanh nghiệp tư nhân?
Nên thành lập công ty cổ phần hay công ty TNHH 2 thành viên?
Một số lưu ý khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

  • Trên đây là nội dung Nên thành lập công ty cổ phần hay công ty TNHH 2 thành viên? mà Công ty Luật TNHH Thịnh Trí gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline

    1800 6365

    để được tư vấn.