Nên thành lập công ty, doanh nghiệp hay hộ kinh doanh cá thể? | Kế Toán Apolo

Khi bắt đầu kinh doanh, việc lựa chọn loại hình kinh doanh nào cho phù hợp luôn một vấn đề được quan tâm hàng đầu. Nên thành lập công ty hay đăng ký kinh doanh hộ cá thể? luôn là câu hỏi băn khoăn khi khởi nghiệp bởi việc không hiểu rõ đặc điểm của các loại hình này, cũng như không hiểu rõ về ưu, nhược điểm của chúng. Bài viết sau đây giúp trả lời các câu hỏi trên thông qua việc nêu, phân tích và so sánh các đặc điểm này.

Nên thành lập công ty, doanh nghiệp hay thành lập hộ kinh doanh cá thể?

1.Thành lập công ty, đăng ký hộ kinh doanh là gì?

Thành lập công ty, doanh nghiệp

  • Doanh nghiệp là một tổ chức, có tên riêng, có tài sản riêng và hoạt động một cách độc lập đối với chủ sở hữu. Do đó, một doanh nghiệp thường có tư cách pháp nhân.
  • Đăng ký doanh nghiệp là việc người thành lập doanh nghiệp đăng ký thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập với cơ quan đăng ký kinh doanh. Đây là một hoạt động phổ biến hiện nay, các giao dịch của công ty được thực hiện bởi người đại diện. Bên cạnh đó, các giao dịch này được xác nhận bằng con dấu của doanh nghiệp.

Đăng ký hộ kinh doanh cá thể

  • Hộ kinh doanh cá thể về bản chất cũng giống như một loại hình doanh nghiệp thu nhỏ, bởi quy mô cũng như phạm vi hoạt động của hộ kinh doanh cá thể khá nhỏ hẹp.
  • Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. (Khoản 1, điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP)

>>> THAM KHẢO NGAY: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói giá rẻ

2. Phân tích đặc điểm của loại hình doanh nghiệp và hộ kinh doanh

TIÊU CHÍDOANH NGHIỆPHỘ KINH DOANHTính pháp nhânCóKhôngXuất hóa đơn đỏCóKhôngMô hình kinh doanhQuy mô lớn, không giới hạn số lượng lao động.Quy mô nhỏ, sử dụng dưới 10 người lao động.Người đại diện theo pháp luậtCó thể có nhiềuChỉ có mộtSố lượng được phép đăng kýKhông giới hạn và có thể thành lập đồng thời nhiều doanh nghiệp.Chỉ được đăng ký 1 hộ kinh doanh, nếu muốn đăng ký hộ kinh doanh thứ hai thì chủ hộ phải làm thủ tục giải thể hộ kinh doanh thứ nhất đã đăng ký. 1 người chỉ được đứng 1 hkd trên toàn quốc.Địa chỉ đăng kýMột địa chỉ có thể đăng ký nhiều công ty.Một địa chỉ chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh (có thể nhưng thấp).Thủ tục thành lập, đăng kýPhức tạp hơn, đăng ký tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh.Đơn giản hơn, đăng ký tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận huyện.Trách nhiệm pháp lýChịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn điều lệ đã đăng ký.Chịu trách nhiệm đối với toàn bộ tài sản của mình.Đặt tênKhông trùng tên trên toàn quốc.Không trùng tên trong phạm vi quận, huyện.Thủ tục giải thểPhức tạp hơn do giấy tờ, cũng như các bước thực hiện thủ tục giải thể phức tạp hơnĐơn giản hơn, hồ sơ chỉ cần bao gồm thông báo về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh, giấy phép hộ kinh doanh, công văn xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuếNghĩa vụ thuếNhiều và phức tạp bởi doanh nghiệp phải đóng 4 loại thuế là thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng.Ít và đơn giản hơn, chỉ bao gồm 3 loại thuế là thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp.

3. Tổng kết đánh giá

Như vậy, mỗi loại hình đều có những ưu nhược điểm riêng. Khi nắm rõ được những đặc điểm, cũng như các ưu nhược điểm của từng loại hình, người thành lập có thể dựa vào nhu cầu và mục đích kinh doanh của mình để lựa chọn loại hình sao cho phù hợp.

>>> BẠN CÓ BIẾT: Thủ tục đăng ký thành lập công ty TNHH

Với những thông tin Apolo cung cấp sẽ giúp khách hàng hiểu thêm về DOANH NGHIỆPHỘ KINH DOANH. Ưu – Nhược điểm của từng loại hình đăng ký. Quý khách thắc mắc vui lòng liên hệ:

Địa chỉ: 348 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Q. 3, Tp. HCM

Email: [email protected]

Hotline 090 444 84 64

Minh Đào – Pháp lý Apolo