Nét Đẹp Văn Hóa Trong Phong Tục Đám Cưới Việt Nam Xưa Và Nay
Khi thời thế thay đổi, các phong tục tập quán dù là truyền thống nhất của Việt Nam cũng phải có những sự điều chỉnh nhất định để phù hợp với thời đại. Chắc hẳn nhiều bạn đọc ở đây không thật sự nắm rõ một đám cưới Việt Nam ngày xưa diễn ra theo trình tự nào, cần chuẩn bị những lễ vật gì,… Chính vì thế, hãy cùng nhà hàng tiệc cưới Tràng An Palace chúng tôi tìm hiểu các đặc điểm riêng thú vị của phong tục đám cưới Việt Nam xưa và nay có sự khác biệt lớn như thế nào.
Bài viết liên quan:
Trình tự “lục lễ” trong phong tục đám cưới Việt Nam xưa
Quan niệm theo phong tục đám cưới Việt Nam xưa, một đám cưới Việt Nam truyền thống và chuẩn mực sẽ diễn ra theo trình tự 6 lễ như sau:
Lễ nạp thái
Có thể hiểu “nạp thái” ở đây có nghĩa là “thu nạp sính lễ của nhà trai”. Lễ nạp thái là lễ đầu tiên trong 6 lễ tục đám cưới theo phong tục đám cưới Việt Nam xưa. Với nghi lễ khởi đầu này, nhà trai thường mang một đôi chim nhạn đến làm sính lễ để thưa chuyện với nhà gái.
Lý do cho việc dùng đôi chim nhạn làm sính lễ đó là vì nó có ý nghĩa hòa thuận âm dương, mong đôi vợ chồng có thể dễ dàng hòa giải khó khăn trong hôn nhân và người vợ sẽ thuận theo đạo nghĩa của người chồng.
Lễ vấn danh
Tiếp theo là lễ vấn danh khi nhà trai cử vài ba người sang nhà gái, đem theo sính lễ là rượu, chè và trầu cau. Mục đích chính của việc này trong phong tục đám cưới Việt Nam xưa là để hỏi ngày, tháng, năm sinh của cô gái nhờ thầy tính tuổi cho cặp đôi xem có hợp nhau không, rồi mới tính đến các bước sau đó.
Phía nhà gái đón lễ vấn danh bằng cách chuẩn bị sẵn một tờ giấy trên đó đã ghi đủ thông tin cá nhân: họ tên và sinh nhật của con gái, thậm chí có cả giờ sinh nếu nhà trai yêu cầu.
Không chỉ ở xã hội Việt Nam thời xưa mà hiện tại việc xem tuổi vẫn đóng vai trò quan trọng để hai bên gia đình đi đến quyết định có cho phép cặp đôi thành thân hay không.
Lễ nạp cát
Thể theo phong tục đám cưới Việt Nam xưa, người ta tổ chức lễ nạp cát khi nhà trai quyết định là cặp đôi hợp mệnh, hợp tuổi để đánh tiếng xin nhà gái tiến đến lễ ăn hỏi. Yếu tố tiên quyết là phải chọn ngày lành, tháng tốt cho lễ nạp cát.
Bên nhà trai sẽ hỏi ý kiến chi tiết nhà gái mong muốn bày trí và có lễ vật như thế nào. Trong trường hợp nhà gái yêu cầu lễ to thì họ nói ý tứ rằng họ hàng nội ngoại đôi bên đều đông người, giao du bạn bè rộng,… nhà trai hiểu ý và chuẩn bị đầy đủ.
Sính lễ của lễ nạp cát trong phong tục đám cưới Việt Nam xưa thường là một buồng cau to lên đến 3-400 quả, vài chai rượu nếp trắng cùng mâm xôi gấc lớn. Gia đình nhà trai có điều kiện tài chính hơn thì có thể thêm vào một cái thủ lợn hoặc con lợn sữa quay, trà bánh,… cho phong phú lễ vật, tạo ấn tượng tốt hơn với nhà gái.
Lễ nạp trưng (hay còn được gọi là thách cưới)
Bản chất của lễ tục này là “thách cưới” nhà trai, trong phong tục đám cưới Việt Nam ngày nay vẫn được một bộ phận gia đình áp dụng. Trong lễ nạp trưng, nhà gái có quyền được đòi hỏi nhà trai phải nạp những lễ vật gì cho gia đình mình.
Tuy nhiên, thói quen hình thành từ xưa đến nay là nhà gái thường sẽ nói đội lên rất cao yêu cầu về vật dụng làm sính lễ: quần áo mớ ba mớ bảy, xà tích, hoa tai, tiền giấy, gạo và rượu,… Phía nhà trai cũng phải tùy vào khả năng mới có thể đáp ứng được hết.
Có nhiều trường hợp thời xưa ví dụ như nhà gái không muốn gả con đi nên sẽ thách cưới cao hơn hẳn điều kiện kinh tế nhà trai, hoặc nhà trai thật sự không có đủ khả năng hoàn thành số lễ vật. Mọi người truyền tai nhau rằng có thể vì thế mà khi nàng dâu mới về nhà thường sẽ bị mẹ chồng làm khó.
Lễ thỉnh kỳ
Lễ thỉnh kỳ chỉ đơn giản là lễ xin định ngày giờ tốt để làm lễ cưới. Thông thường, nhà trai sẽ là bên quyết định rồi hỏi lại ý kiến nhà gái. Nhà gái thường cũng thuận theo ý nhà trai.
Lễ thân nghinh (lễ cưới)
Khi đi tới phần lễ thân nghinh có nghĩa là nhà trai đã vượt qua 5 “cửa ải” trước thành công và được nhà gái ưng thuận, ngày giờ tổ chức đám cưới theo bên nhà trai định. Bởi lễ thân nghinh là lễ tục cuối cùng và quan trọng nhất của “lục lễ”, cho nên đối với phong tục đám cưới Việt Nam xưa thì bắt buộc phải kiêng kị những điều sau:
-
Cả hai người cô dâu lẫn chú rể đều không được ở trong thời kỳ chịu tang, vì không một ai mong muốn sự kiện hoan hỉ trọng đại của cuộc đời vướng âm khí của một đám ma từ trước.
-
Đặc biệt chọn ngày cưới phải tránh hết các giờ không vong, sát chủ và không tổ chức cưới hỏi vào tháng ngâu (tháng 7 âm lịch).
Trước khi đám cưới diễn ra vài tiếng đồng hồ, thường nhà trai lại cử người đại diện sang nhà gái mang theo cơi trầu đủ 12 miếng trầu xếp cánh phượng và 12 miếng cau xếp cánh tiên, báo cáo giờ xin đón dâu với nhà gái. Ý nghĩa của hành động này là nhằm đảm bảo đám cưới diễn ra suôn sẻ và thuận lợi, tránh gây tai tiếng cho họ hàng quan khách đôi bên hoặc đề phòng đám cưới không có cô dâu.
Phong tục đám cưới Việt Nam ngày nay được đơn giản hóa so với thời xưa
Để phù hợp với nhịp sống tất bật và hiện đại của thế kỷ 21, số nghi lễ cưới hỏi đã được giảm thiểu tối đa về cả thời gian lẫn cách thức tiến hành. Trong phong tục đám cưới Việt Nam ngày nay chỉ giữ lại những lễ chính nhất như dưới đây.
Lễ dạm ngõ (hay còn được gọi là chạm ngõ, xem mặt)
Buổi gặp gỡ chính thức đầu tiên giữa hai bên gia đình được tính là làm lễ dạm ngõ. Đây là buổi gặp mà nhà trai sang đặt vấn đề với nhà gái, xin phép cho cặp đôi được chính thức và công khai tìm hiểu nhau trước khi quyết định tiến đến hôn nhân. Tương tự với lễ nạp thái ngày xưa, tuy nhiên buổi lễ này không cần phải đem theo lễ vật đồ sộ.
Thực chất, lễ dạm ngõ chỉ là một ứng xử văn hóa mà thông qua đó hai gia đình hiểu hơn về nguồn gốc, gia cảnh của nhau. Lễ vật cho buổi dạm ngõ theo phong tục đám cưới Việt Nam ngày nay rất đơn giản, chỉ có trầu cau là được.
Đối với những ý kiến trái chiều về việc tổ chức lễ dạm ngõ, nếu bỏ qua lễ này rồi tiến thẳng đến ăn hỏi sẽ tạo cho hai gia đình (đặc biệt là nhà gái) cảm giác đường đột không chuẩn bị trước, không có khởi đầu. Do vậy, có thể lễ dạm ngõ thật sự rườm rà không cần thiết nhưng lại là yếu tố khởi nguồn quá trình cưới hỏi. Một điểm cộng cho phần lễ tục này là không tốn kém về lễ vật (trầu cau) mà vẫn thể hiện được bản sắc văn hóa dân tộc (văn hóa trầu cau) từ ngày xưa.
Lễ ăn hỏi (hay còn được gọi là lễ đính hôn)
Đây là nghi thức vô cùng then chốt theo phong tục đám cưới Việt Nam xưa và nay bởi nó đóng vai trò thông báo chính thức việc hứa gả giữa hai bên gia đình. Giai đoạn này là một bước tiến triển hoàn toàn mới trong quan hệ hôn nhân của cặp đôi: hai người trở thành hôn thê và hôn phu của nhau, chàng trai đã được bố mẹ vợ tương lai chấp thuận lễ vật và nhận làm con rể.
Nhà trai chuẩn bị gì cho lễ ăn hỏi?
-
Trang phục riêng cho chú rể và trang phục đồng bộ cho đội hình sang dự lễ ăn hỏi tại nhà gái.
-
Lựa chọn đội hình nam bê tráp đồng đều, ngoại hình tươi tắn, nhỏ hơn hoặc bằng tuổi chú rể và còn độc thân.
-
Bao lì xì để thực hiện nghi lễ trao duyên giữa đội bê tráp ăn hỏi của hai bên nhà trai với nhà gái.
-
Lễ vật ăn hỏi.
Nhà gái chuẩn bị gì cho lễ ăn hỏi?
-
Trang phục riêng cho cô dâu và trang phục cho những người tham dự lễ ăn hỏi.
-
Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, lau chùi và bày trí bàn thờ tổ tiên với lọ hoa, bánh trái, hoa quả,…
-
Trang trí không gian tổ chức lễ ăn hỏi, dựng phông bạt có tên cô dâu chú rể làm chỗ chụp ảnh kỷ niệm cho khách khứa.
-
Lựa chọn đội hình nữ bê tráp đồng đều, ngoại hình xinh xắn, nhỏ hơn hoặc bằng tuổi cô dâu và còn độc thân.
-
Chiêu đãi họ hàng, khách quan tham dự tiệc mặn tùy sở thích và điều kiện gia đình.
Lễ vật
Đối với phong tục đám cưới Việt Nam xưa thì lễ ăn hỏi không thể thiếu trầu cau, và đặc biệt là cặp bánh phu thê, bánh cốm mời khách – bánh phu thê tượng trưng cho phần Dương còn bánh cốm đại diện cho phần Âm. Ngoài ra còn có mứt sen, rượu, chè, lợn sữa quay,… thêm phần đa dạng cho buổi lễ. Số lượng lễ vật bắt buộc phải là số chẵn (bội số của 2, tượng trưng cho đôi lứa), tuy nhiên lễ vật đó sẽ xếp trong số lẻ của tráp vì số lẻ biểu thị sự phát triển dồi dào.
Lễ cưới
-
Xin dâu:
Bắt đầu với nghi thức “xin dâu” khi nhà trai cử người (thường là mẹ chú rể) đến trước giờ tổ chức lễ cưới, mang theo rượu và trầu cau “xin” cô dâu về và báo đoàn đón dâu sẽ đến.
-
Rước dâu:
Tiếp theo, đoàn rước dâu xếp hàng đi một đoàn vào thưa gửi đôi lời với nhà gái, rồi chú rể đón cô dâu và cặp đôi cùng thắp hương trước bàn thờ họ nhà gái. Thắp hương xong cô dâu chú rể sẽ rót trà mời khách khứa có mặt tại nhà gái.
Mẹ cô dâu có thể tặng con gái của hồi môn như kiềng vàng, nhẫn và căn dặn con một số điều trước khi gả về nhà chồng. Cả đoàn rời nhà gái để rước cô dâu đi, bao gồm cả một số người bên nhà gái như bố cô dâu, họ hàng và bạn bè thân thiết. Riêng mẹ của cô dâu không được tiễn con về nhà chồng.
-
Rước dâu vào nhà chồng:
Đại diện nhà trai dẫn cô dâu chú rể đến bàn thờ để ra mắt gia tiên họ nhà trai, sau đó dẫn cặp đôi cùng họ hàng cô dâu vào xem phòng cưới. Mục đích của nhà trai cho nhà gái thấy được hoàn cảnh, điều kiện mới mà cô dâu sẽ gắn bó đến cuối cuộc đời với con trai họ.
Sau khi thăm quan xong phòng cưới, cô dâu chú rể quay lại khu vực tổ chức hôn lễ, tiến hành lễ thành hôn. Một số gia đình lễ thành hôn được kết hợp chung với tiệc cưới để tiết kiệm ngân sách.
-
Tiệc cưới:
Nếu thời buổi ngày xưa chưa có điều kiện kinh tế cũng như phát triển cơ sở vật chất hiện đại như hiện nay, thì thể theo phong tục đám cưới Việt Nam xưa sẽ tổ chức tiệc cưới tại nhà. Ngày nay, đa số các gia đình đều tìm đến các trung tâm tiệc cưới để đảm bảo con cái trải qua sự kiện trọng đại của cuộc đời mà không phải lo lắng quá nhiều về công tác chuẩn bị thiếu cái này, cái kia hay không gian tổ chức lễ cưới như thế nào mới phù hợp,…
Nổi bật giữa hàng chục các trung tâm hội nghị tiệc cưới trên địa bàn TP. Hà Nội, Tràng An Palace là trung tâm hội nghị tiệc cưới hàng đầu với không gian sang trọng, dịch vụ chuyên nghiệp, sản phẩm tinh tế và quản lý văn minh. Hệ thống Tràng An Palace cung cấp cho quý khách hàng những dịch vụ tiện ích bao gồm: Dịch vụ tiệc cưới, hội nghị – hội thảo, sự kiện và cả tiệc lưu động.
Lễ lại mặt
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, người ta thường sẽ tổ chức lễ lại mặt (hay còn gọi là lễ nhị hỷ) nếu gia đình hai bên sống trong phạm vi gần nhau (ví dụ cùng trong TP. Hà Nội). “Lại mặt” có nghĩa là sau khi cưới thì cặp vợ chồng mới cưới sẽ về thăm gia đình nhà gái. Chào đón các con về, bố mẹ vợ sẽ chuẩn bị một mâm cơm mời con rể, và bữa cơm này chủ yếu là một bữa tối thân mật của gia đình.
Mục đích của lễ lại mặt là để bày tỏ lòng kính mến và biết ơn của người con rể đối với công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ vợ. Đồng thời, hiểu cho tâm lý sau khi về nhà chồng, cô dâu mới tiếp xúc và ứng xử với gia đình chồng sẽ có nhiều bỡ ngỡ sinh ra tâm lý buồn phiền, lưu luyến cha mẹ ruột,… Vậy nên tổ chức lễ lại mặt trong phong tục đám cưới Việt Nam ngày nay giúp khích lệ tinh thần người con dâu trong cuộc sống hôn nhân hơn rất nhiều.
Tham khảo thêm:
Nếu bạn có mong muốn đặt tiệc, tìm hiểu về 2 cơ sở Tràng An Palace hoặc được tư vấn chi tiết hơn về từng dịch vụ tiện ích, đừng ngần ngại kết nối với chúng tôi qua website https://tranganpalace.vn hoặc liên hệ ngay hotline: (024)37.666.555 – 085.695.6969 (cơ sở Nguyễn Khang) và (024)33.734.555 – 0962.247.555 (cơ sở Ngụy Như Kon Tum).
Nguồn: https://tranganpalace.vn
3.6/5 – (11 bình chọn)
Tôi là Nguyễn Phương Nhung, là người quản lý website: https://tranganpalace.vn . Tôi có kinh nghiệm tham gia và tổ chức rất nhiều sự kiện lớn nhỏ tại Tràng An Palace. Do vậy, với những chia sẻ dưới đây của tôi, hy vọng rằng sẽ đem đến cho các bạn những thông tin hữu ích!