Nét Văn Hóa Đặc Sắc của Tết Cổ Truyền Việt Nam

Bên cạnh việc lưu giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống vào dịp Tết đến xuân về thì du lịch đầu năm để tận hưởng khoảnh khắc xuân sang ở miền đất mới đang dần trở thành một xu hướng phổ biến đối với các gia đình Việt Nam

Tết Nguyên Đán, Tết Cổ truyền là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của người Việt. Ngoài những phong tục truyền thống mang đậm nét văn hóa đặc trưng được lưu giữ thì cũng có rất nhiều gia đình chọn Đặt vé máy bay  để du xuân đầu năm.

Cúng ông Công, ông Táo, lau dọn nhà cửa

Theo truyền thống, ngày 23 tháng Chạp (tháng 12 âm lịch) là ngày ông Công, ông Táo lên thiên đình để báo cáo mọi việc trong gia chủ với Ngọc Hoàng. Ông Công, ông Táo là người chứng kiến những hoạt động trong gia đình nhà chủ, là đại diện cho sự ấm no hạnh phúc của gia đình.

Cúng ông Công, ông Táo, lau dọn nhà cửaCúng ông Công, ông Táo, lau dọn nhà cửa

Vào ngày này, các gia đình dọn dẹp nhà bếp sạch sẽ, làm một mâm cơm thịnh soạn để tiễn ông Công công Táo về trời. Bên cạnh đó, tục cúng cá chép vàng là không thể thiếu trong ngày 23 tháng Chạp. Sau nghi lễ tế ông Công ông Táo, cá chép sẽ được phóng sinh để đưa ông Công ông Táo về chầu trời.

Đi thăm mộ gia tiên

Vào những ngày giáp Tết, con cháu trong các gia đình thường đi thăm viếng, dọn dẹp phần mộ của ông bà tổ tiên. Họ thường mang hương, hoa quả đến cúng, mời vong linh người thân về nhà ăn Tết với con cháu. Đây được coi là một phong tục phổ biến thể hiện đạo hiếu, sự tôn kính với các đấng sinh thành, và cũng là biểu hiện của truyền thống uống nước nhớ nguồn lâu đời của người Việt.

Chơi hoa dịp Tết cổ truyền

Người dân Việt Nam quan niệm hoa ngày Tết là biểu tượng của sự may mắn, thịnh vượng. Hoa nở tươi sắc đồng nghĩa với một năm mới hạnh phúc tràn đầy.

Ở miền Bắc, mọi người thường mua hoa đào hồng đỏ để trưng trên bàn thờ hoặc cây đào, cây quất để trang trí trong nhà. Hoa đào màu hồng đỏ tượng trưng cho sự may mắn, cây quất nhiều quả tượng trưng cho sự đầy đủ sung túc, nhiều tài lộc trong năm mới. Ở miền Trung và miền Nam, mọi người thường trưng cành mai vàng, tượng trưng cho sự cao quý, thịnh vượng.

Bày mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả bày trên ban thờ ông bà tổ tiên là một nét đẹp văn hóa vào dịp Tết của người Việt, cầu mong một năm mới bình an, hạnh phúc, sung túc, đủ đầy. Mâm ngũ quả gồm 5 loại quả nhưng ở mỗi miền của Việt Nam lại có cách bày khác nhau với những loại quả khác nhau.

Gói bánh Chưng 

dịp Tết cổ truyền

Bánh Chưng là món ăn truyền thống từ thời xa xưa, mang đặc trưng hương vị ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Nguyên liệu chính của bánh là gạo nếp, đặc trưng văn hóa lúa nước lâu đời của người dân Việt Nam, cùng với đó là đỗ xanh, thịt lợn mỡ, hành củ…

Gói bánh ChưngGói bánh Chưng

Các gia đình người Việt thường gói bánh chưng vào những ngày giáp Tết để thờ cúng tổ tiên, tặng bạn bè và người thân. Đây chính là khoảng thời gian để mọi người quay quần bên nhau, cùng ôn lại những câu chuyện đã qua và cùng hy vọng về một năm mới đủ đầy, sung túc, bình an.

Cúng tất niên

Theo phong tục, vào chiều 30 tháng Chạp, các gia đình Việt thường làm mâm cơm cúng để mời gia tiên về ăn Tết cùng con cháu, khép lại 1 năm cũ và chuẩn bị chào đón năm mới. Để lễ cúng ngày tất niên được tươm tất, người ta thường lau chùi, trang hoàng bàn thờ với đầy đủ mâm ngũ quả, đèn nến, hương, hoa. Cùng với đó, mâm cơm cúng cũng được chuẩn bị chu đáo và thịnh soạn.

Đón giao thừa

Giao thừa là thời khắc đất trời giao thoa, là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Theo tín ngưỡng, mỗi năm có một vị quan Hành khiển cai trị hạ giới. Thời khắc giao thừa chính là lúc chuyển giao công việc cai trị giữa các vị; vì vậy, người dân làm mâm cỗ cúng đêm giao thừa để tiễn đưa vị thần năm cũ và chào đón vị thần cai trị mới. Lễ vật được chuẩn bị gồm ngũ quả, hương, hoa, gà, rượu… Lễ cúng diễn ra vào phút cuối cùng của năm với mong muốn mọi điều xấu của năm cũ sẽ được xóa bỏ để đón những điều may mắn của năm mới.

Hái lộc – Đem may mắn về nhà

Hái lộc được coi là một trong những nét đẹp truyền thống đầu năm của người Việt. Mọi người thường đi hái lộc vào đêm giao thừa hoặc sáng sớm mùng một Tết với hy vọng nhiều may mắn và tài lộc sẽ đến với gia đình mình.

Xê dịch đầu năm – Đi để trải nghiệm

Bên cạnh việc lưu giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống vào dịp Tết đến xuân về thì du lịch đầu năm để tận hưởng khoảnh khắc xuân sang ở miền đất mới đang dần trở thành một xu hướng phổ biến đối với các gia đình Việt Nam. Trong những năm trở lại đây, nhiều gia đình chọn đổi mới Tết bằng các chuyến đi đến một vùng đất mới, cùng những người thân yêu trải nghiệm những điều mới lạ với nhiều ưu đãi hấp dẫn.

Vậy bạn đã có kế hoạch gì cho chuyến du xuân chưa? Nếu chưa hãy lựa chọn một trong những địa điểm dưới đây và các Combo vé máy bay khách sạn giá rẻ.

Sapa – Nơi đất trời giao thoa

Sapa – Nơi đất trời giao thoaSapa – Nơi đất trời giao thoa

Sapa là địa điểm du xuân lý tưởng vào dịp Tết cho các gia đình. Ghé thăm nơi đây, bạn sẽ yêu ngay cái khung cảnh núi rừng hùng vĩ chìm trong màn sương mờ ảo, cùng với nhiều địa điểm tham quan du lịch như Núi Hàm Rồng, thác Tình Yêu, thác Bạc, cổng Trời…và tìm hiểu bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây. Và đừng quên chinh phục Fansipan – nóc nhà Đông Dương bạn nhé!

Nha Trang – Thành phố biển xinh đẹp

Nếu đã quá quen với thời tiết “mát lạnh” ở miền Bắc vào mỗi dịp Tết đến xuân về, hãy thử đến với miền nắng ấm Nha Trang Không chỉ sở hữu những bãi biển xinh đẹp như Hòn Tằm, bãi Dốc Lết, bãi Dài…thành phố biển Nha Trang còn có nhiều điểm tham quan lý tưởng cho du khách đến thăm như khu du lịch Trăm Trứng, tháp bà Ponagar Nha Trang… Mua vé máy bay đi Nha Trang ngay thôi nào!

Phú Quốc – Hòn đảo ngọc đẹp mê mẩn lòng người

Một địa điểm không thể bỏ qua vào dịp Tết chính là Đảo ngọc Phú Quốc. Hòn đảo được biết đến là một hòn đảo ngọc tuyệt đẹp với những rặng dừa bên những bãi cát trắng. Tại đây bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm một không gian yên tĩnh, khác hẳn với bầu không khí xô bồ nơi thành phố. Dịp tết Nguyên Đán chính là thời điểm lý tưởng nhất để ghé thăm hòn đảo xinh đẹp này.