Nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Việt Nam

Văn hóa ẩm thực Việt Nam chính là một bức tranh đầy màu sắc và thể hiện phong phú những bản sắc riêng của từng dân tộc, vùng miền.

Văn hóa ẩm thực Việt Nam chính là nét đặc trưng được hình thành từ đời sống hàng ngày của dân tộc. Ẩm thực Việt Nam không chỉ để phục vụ việc ăn uống trong sinh hoạt hàng ngày mà nó còn truyền tải những giá trị sâu sắc và ý nghĩa. Chiều sâu của lịch sử cùng chiều dài rộng của mảnh đất hình chữ S kết hợp với đôi bàn tay tài hoa của người Việt đã thêu dệt nên một nền ẩm thực phong phú, đa dạng và mang những nét đặc trưng riêng. Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho các bạn một cái nhìn bao quát nhất về tinh hoa ẩm thực Việt Nam.

Khái quát chung về văn hóa ẩm thực Việt Nam

Ẩm thực là một yếu tố không thể thiếu đóng góp vào sự phong phú của mỗi nền văn hóa. Đối với ẩm thực Việt Nam cũng vậy, các món ăn Việt Nam được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Giữ gìn và phát huy văn hóa ẩm thực Việt Nam chính là cách để lưu giữ những nét văn hóa dân tộc.

>>> Xem thêm bài viết: 

Nguồn gốc của bánh chưng bánh dày

Ý nghĩa bánh chưng ngày Tết

Khái quát chung về văn hóa ẩm thực Việt Nam
Khái quát chung về văn hóa ẩm thực Việt Nam

Lãnh thổ Việt Nam trải dài từ Bắc vào Nam, phân chia 3 vùng rõ rệt. Đặc biệt với 54 dân tộc anh em sinh sống từ đồng bằng đến miền núi, từ cao nguyên đến duyên hải. Mỗi vùng miền dân tộc lại có những văn hóa đặc trưng riêng. Chính điều này đã làm nên văn hóa ẩm thực phong phú đa dạng. Thể hiện ở nguyên liệu, cách chế biến, trình bày, thưởng thức các món ăn.

Văn hóa ẩm thực Việt Nam từ bao đời nay đã chứa đựng trong đó một nét văn hóa tự nhiên hình thành trong cuộc sống. Các món ăn Việt Nam với sự hài hòa về màu sắc và lẫn hương vị khiến cho mỗi món ăn đều trở thành điểm nhấn đặc biệt.

Văn hóa ẩm thực Việt Nam đa dạng và phong phú

Trong văn hóa của người Việt Nam, việc ăn uống hàng ngày cũng được xem là cả một nghệ thuật. Nó không chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu cơ bản về dinh dưỡng mà còn thể hiện một mối quan hệ mất thiết đến văn hóa. Vì thế việc ăn uống cũng chính là minh chứng cho cả một lịch sử và văn hoá của dân tộc Việt Nam. Các món ăn ở mỗi giai đoạn sẽ thể hiện được nét đặc trưng của con người thuộc về vùng đất – nơi đã sản sinh ra mỗi món ăn.

Với đặc điểm về lãnh thổ chia làm ba vùng riêng biệt, mỗi vùng miền lại có nhiều dân tộc khác nhau sinh sống. Trải qua hàng ngàn năm, ẩm thực đã trở nên phong phú và thật sự đa dạng. Mỗi vùng miền lại có những đặc trưng riêng trong ẩm thực nhưng tựu chung lại vẫn có nét nhất quán. Cụ thể như sau:

Đặc trưng văn hóa ẩm thực miền Bắc

Miền Bắc Việt Nam gắn liền với một nền văn hóa ẩm thực vô cùng tinh tế. Người miền Bắc chọn riêng cho vùng miền của mình một hương vị nhẹ nhàng giữ lại tối đa hương vị đặc trưng của nguyên liệu. Tuy chế biến không quá nhiều hương liệu nhưng lại rất xem trọng hình thức của món ăn. Cách bày trí món ăn của người Bắc cũng đủ khiến người ta thấy ngon mắt.

Nét đặc trưng nhất phải kể đến trong văn hóa ẩm thực miền Bắc chính là sự hài hòa từ cảm quan đến hương vị món ăn rất vừa phải. Vị không không quá chua, cũng không quá cay, hay quá mặn, quá nồng. Ẩm thực miền Bắc thật sự đề cao sự thanh tao, có thể đạm bạc nhưng vẫn tôn lên được những hương vô cùng tinh túy của các nguyên liệu.

Văn hóa ẩm thực Việt Nam tinh tế qua từng món ăn
Văn hóa ẩm thực Việt Nam tinh tế qua từng món ăn

Đặc trưng văn hóa ẩm thực miền Trung 

Miền Trung mang đặc trưng của khí hậu cận nhiệt đới, thời tiết nơi đây khá khắc nghiệt đã hình thành nên những nét đặc biệt trong tính cách cũng như đời sống văn hóa của con người ở đây. Cùng với đời sống văn hóa đa dạng địa phương, ẩm thực của người dân miền Trung vì vậy cũng mang hương vị rất độc đáo và riêng biệt.

Văn hóa ẩm thực người miền Trung cũng rất phong phú và đa dạng. Bên cạnh lối ẩm thực mang tính cầu kỳ Cung đình có phần nặng về lễ nghi thì lại có lối ẩm thực cũng rất bình dân, dung dị và đơn giản. Có ẩm thực sang trọng ảnh hưởng từ chế độ cũ nhưng cũng có nét ẩm thực đường phố, không hề kém giá trị hay kém hấp dẫn. 

Đặc trưng văn hóa ẩm thực miền Trung
Đặc trưng văn hóa ẩm thực miền Trung

Văn hóa ẩm thực Việt Nam ở miền Trung chính là một tổng thể vô  cùng hài hòa và tinh tế và đặc biệt là có phần bị chi phối bởi tính cách của con người nơi đây. Các món ăn miền Trung thường có vị cay và mặn. Gia vị món ăn phải đậm đà, sự đậm đà của hương vị làm nên cái ngon của ẩm thực miền Trung.

Đặc trưng văn hóa ẩm thực người miền Nam

Nói đến vùng đất Nam Bộ ta nghĩ ngay đến sự trù phú. Đúng vậy thiên nhiên nơi đã ưu ái ban tặng cho con người rất nhiều những đặc sản tự nhiên. Chính vì vậy ẩm thực của người dân Nam Bộ cũng gắn liền với các nguyên liệu đến từ thiên nhiên một cách vô cùng thuần túy. 

Khác với cách chế biến món ăn miền Bắc, hay vị cay nồng của các món ăn miền Trung, người dân Nam Bộ ưa ăn ngọt và thích vị ngọt. Ẩm thực Nam bộ gắn liền với rất nhiều những món chè ngon nổi tiếng. Văn hóa ẩm thực của người miền Nam rất đơn giản và không cầu kỳ như chính người dân nơi đây. Các món ăn rất đa dạng mang đậm vị. Đặc trưng ẩm thực nơi đây chính là lấy gia vị để tôn lên hương vị của nguyên liệu chính.

Đặc trưng văn hóa ẩm thực người miền Nam
Đặc trưng văn hóa ẩm thực người miền Nam

Ẩm thực Nam Bộ cũng mang đặc trưng của văn hóa ẩm thực Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Tuy không quá cầu kỳ trong khâu bày trí nhưng lại rất hấp dẫn bởi sự tươi ngon và dồi dào của nguyên liệu chế biến. Tất  cả đã làm nên những nét đặc trưng độc đáo trong văn hóa ẩm thực Nam Bộ.

Giá trị cốt lõi của văn hóa ẩm thực Việt Nam 

Việt Nam được biết đến là một đất nước gắn liền với nông nghiệp. Cũng chính bởi vậy mà văn hoá ẩm thực Việt Nam từ xa xưa nguyên liệu chính không thể thiếu là gạo và các chế phẩm từ gạo như bún, phở hay hủ tiếu,…

Cây lúa được thờ cúng rất nhiều trong các đình chùa ở Việt Nam. Nó gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu là biểu tượng cho hạnh phúc. Cũng theo đó mà ẩm thực Việt Nam từ thời xưa đến ngày nay vẫn luôn coi cây lúa là trung tâm của vạn vật

Người Việt ăn cơm trong tất cả các bữa ăn chính. Cùng với đó bún chả, bún ốc, bún cá, bún bò; rồi các loại phở bò, phở gà, phở sốt vang; hủ tiếu, bánh canh và rất nhiều các loại bánh. Mỗi vùng miền lại có sự kết hợp độc đáo với những nguyên liệu và cách chế biến khác nhau. Từ đó làm nên đặc trưng văn hóa ẩm thực Việt Nam gắn với nền văn minh nông nghiệp.

Giá trị cốt lõi của văn hóa ẩm thực Việt Nam
Giá trị cốt lõi của văn hóa ẩm thực Việt Nam

Văn hóa ẩm thực Việt Nam đại diện cho văn hóa dân tộc Việt

Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, phát triển cùng sự thay đổi của đất nước, văn hóa ẩm thực Việt Nam vẫn là một nét đặc trưng của dân tộc. Ngày nay, cùng với sự du nhập mạnh mẽ của các nền văn hóa khác nhau đến từ phương Tây và các quốc gia châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan… Nền văn hóa ẩm thực Việt Nam vẫn luôn giữ được những tinh túy vốn có nhưng thêm vào đó là rất nhiều sự sáng tạo.

Văn hóa ẩm thực Việt Nam thật sự là nét đặc trưng tự nhiên được hình thành từ trong chính đời sống. Đối với người Việt, các món ăn không chỉ là nét văn hóa về vật chất mà còn cả về tinh thần. Qua ẩm thực Việt người ta có thể thấu hiểu được nét văn hóa đặc trưng thể hiện phẩm giá của con người. Và đặc biệt là thể hiện trình độ văn hóa dân tộc gắn với những đạo lý và phép tắc, phong tục tập quán riêng. 

Có thể khẳng định rằng văn hóa ẩm thực Việt Nam chính là một bức tranh đầy màu sắc. Thể hiện phong phú những bản sắc riêng của từng dân tộc, vùng miền. Đứng trước sự du nhập của các nền văn hóa ẩm thực nước ngoài, ẩm thực Việt vẫn mang trong mình cốt cách và linh hồn Việt. Là nét văn hóa đáng tự hào của dân tộc.