Nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực xưa và nay của dân tộc Việt Nam

Có thể nói rằng, dù đã trải qua một chặng đường dài của lịch sử, Việt Nam cũng đã khoác lên mình một chiếc áo mới nhưng vẫn giữ bản chất phong vị và màu sắc truyền thống xưa. Nền ẩm thực không chỉ để sử dụng trong các bữa ăn hằng ngày mà còn được truyền tải những giá trị văn hóa tốt đẹp của quốc gia. Ẩm thực Việt Nam xưa và nay vẫn luôn gìn giữ được nét đặc trưng và tinh hoa vốn có. Không ai có thể cưỡng lại được sự hấp dẫn của nền văn hóa ẩm thực nơi đây. Hãy cùng wcolditz đi sâu hơn về văn hóa ẩm thực xưa và nay của dân tộc Việt Nam trong bài viết dưới đây nhé.

Khám phá nét đặc trưng của ẩm thực Việt Nam

Người Việt Nam thường rất coi trọng sự hài hòa trong các món ăn của họ. Một món ăn cần đáp ứng đủ được 2 tiêu chí là ngon miệng và đẹp mắt. Những thành phần nguyên liệu được sử dụng thường là nguyên liệu bổ dưỡng, lành mạnh như rau thịt, củ quả. Sự kết hợp nhuần nhuyễn này tạo ra một món ăn vừa có rau vừa có thịt giúp người thưởng thức không cảm thấy ngấy.

Khám phá nét đặc trưng của ẩm thực Việt NamKhám phá nét đặc trưng của ẩm thực Việt Nam

Điều này giúp cho nền văn hóa ẩm thực Việt Nam xưa và nay khác biết so với ẩm thực các nước phương Tây. Nơi mà thịt được làm nguyên liệu. Và nó cũng là trung tâm chính của bữa ăn. Một số đặc trưng khác của ẩm thực Việt Nam như:

  • Những món ăn chủ yếu đều được chế biến từ rau, củ, quả nên khá ít dầu mỡ. Không có nhiều thịt như món ăn ở phương Tây. Và cũng không sử dụng nhiều dầu mỡ như món ăn Trung Hoa.
  • Khi chế biến món ăn, người Việt chỉ sử dụng mắm để nêm nếm. Kết hợp với các loại gia vị đặc trưng tạo sự kết hợp chua, cay, mặn, ngọt,…
  • Món ăn Việt Nam là sự tổng hợp hài hòa giữa các hương vị để tạo nên một nét rất Việt Nam. Sự kết hợp này có tác dụng cân bằng âm dương. Điều này chỉ có ở duy nhất ẩm thực Việt.

Nét đặc trưng riêng của văn hóa ẩm thực Việt Nam xưa và nay

Nền văn hóa ẩm thực đa dạng

Là đất nước nông nghiệp với lãnh thổ được chia làm ba miền Bắc, Trung, Nam. Nó đã làm cho các đặc điểm về địa lý, văn hóa, khí hậu Việt Nam phân hóa rõ rệt. Từ đó nó hình thành nên những đặc điểm riêng của ẩm thực từng vùng miền.  Chính điều này đã tạo nên sự đa dạng, phong phú cho nền ẩm thực truyền thống Việt Nam xưa và nay từ tên gọi món ăn, nguyên vật liệu, cách chế biến, màu sắc… cho đến cách thưởng thức, bày biện, trang trí món ăn…

Người Việt rất dễ tiếp thu văn hóa ẩm thực của các dân tộc, vùng miền khác. Để từ đó họ chế biến thành món ăn đúng với khẩu vị của mình. Đây cũng là điểm nổi bật của ẩm thực Việt Nam.

Các món ăn sử dụng ít dầu mỡ có nét đặc trưng rất riêng

Người Việt cũng như các quốc gia khu vực châu Á nói chung. Họ đều dùng rất nhiều loại rau củ quả trong các bữa ăn chính. Lại là nước nông nghiệp nên ẩm thực truyền thống Việt Nam là sự tổng hòa và chế biến của nhiều loại nông sản, chủ yếu là rau củ. Vậy nên các món ăn Việt Nam rất ít mỡ, gần gũi với thiên nhiên. Nó giàu dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe mà còn thanh tao, tinh tế.

Các món ăn sử dụng ít dầu mỡCác món ăn sử dụng ít dầu mỡ

Các món ăn của người Việt chủ yếu làm từ rau củ quả nên khá ít mỡ. Không dùng nhiều thịt như các món ăn nước phương Tây. Đồng thời cũng không nhiều dầu mỡ như món ăn của người Trung Hoa.

Thơm ngon, đậm đà hương vị

Khi chế biến thức ăn, người Việt thường dùng nước mắm. Họ nêm nếm cùng nhiều gia vị đặc trưng khác. Thế nên món ăn của người Việt thường rất đậm đà. Mỗi món ăn khác nhau đều sẽ có nước chấm tương ứng. Đây cũng chính là nét văn hóa ẩm thực Việt Nam xưa và nay gây ấn tượng với bạn bè quốc tế.

Sử dụng đa dạng các loại gia vị

Hệ thống gia vị trong cách chế biến món ăn của người Việt vô cùng phong phú và ngày càng được tiếp thu, mở rộng hơn. Từ xa xưa, các món ăn Việt Nam đã có sự trung dung trong cách pha trộn nguyên liệu, gia vị để không quá cay, ngọt hay béo. Những loại gia vị được sử dụng rộng rãi, phổ biến và quen thuộc từ xưa đến nay vẫn không thể thiếu trong các bữa ăn của người Việt đó là: nước mắm, hạt nêm, bột ngọt, đường…; các loại nước chấm như tương bần, xì dầu… để tạo nên sự tổng hòa của nhiều hương vị giúp cho món ăn có hương vị đậm đà, thơm ngon hơn.

Các món ăn Việt Nam thường bao gồm nhiều loại thực phẩm như thịt, tôm, cua cùng các loại rau, đậu… Ngoài ra còn có sự tổng hợp của nhiều vị như chia, cay, mặn, ngọt, bùi béo,…

Dùng đũa là nét đặc trưng riêng của người dân Việt Nam

Đũa là dụng cụ không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt. Văn hóa dùng đũa còn thể hiện sự quan tâm, chia sẻ một cách tinh tế của người Việt Nam. Gắp bằng đũa làm sao cho khéo, cho chặt không để rơi thức ăn là một nghệ thuật. Đôi đũa của người Việt có mặt trong mọi bữa cơm gia đình mà ít dùng nĩa để xiên thức ăn như người phương Tây.

Nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của 3 miền

Ẩm thực miền Bắc vô cùng tinh tế

Miền Bắc là vùng đất có nền văn hóa lâu đời với nhiều triều đại phong kiến. Hà Nội được xem là nơi lưu giữ tinh hoa ẩm thực của miền Bắc Việt Nam. Là nơi tổ tiên định cư lâu đời nên từ món ăn đến trang phục đều được sàng lọc và trở thành chuẩn mực.

Ẩm thực miền Bắc vô cùng tinh tếẨm thực miền Bắc vô cùng tinh tế

Cách chế biến, trình bày đến tên gọi của các món ăn miền Bắc đều rất đơn giản nhưng lại thể hiện nét tinh tế riêng. Món ăn miền Bắc thường thanh đạm, nhẹ nhàng, có vị chua nhẹ của mẻ hay của quả sấu. Các món ăn đặc trưng miền Bắc của nền văn hóa ẩm thực Việt Nam xưa và nay có thể kể đến như phở, bún chả, bún thang,….

Ẩm thực miền Trung vô cùng đậm đà

Miền Trung với đặc trưng quanh năm đầy nắng, gió và mưa bão. Đây là vùng đất thiệt thòi khi không được thiên nhiên ưu ái như miền Bắc và miền Nam. Có lẽ vì thế mà con người nơi đây luôn biết trân trọng và biến những sản vật nơi đây thành những món ăn có hương vị rất riêng. Ai đã một lần thưởng thức món ăn miền Trung chắc chắn sẽ không thể nào quên được hương vị đặc trưng này.

Ẩm thực miền Trung trong văn hóa ẩm thực Việt Nam xưa và nay đều tương đối cầu kì. Người miền Trung luôn chú trọng từ hình thức, cách trình bày đến tên gọi. Đơn cử như Huế – nơi được xem là cái nôi của ẩm thực miền Trung. Dù là cao lương mỹ vị hay dân dã mộc mạc thì món ăn xứ Huế đều làm nức lòng thực khách gần xa. Những món ăn mang đậm chất miền Trung như cao lầu, cơm hến, bún bò Huế, bánh bèo,…

Ẩm thực miền Nam khá đa dạng

Không cầu kỳ như ẩm thực Cung Đình xứ Huế. Ẩm thực miền Nam mang nét giản dị, dân dã nhưng vô cùng đa dạng. Món ăn của người dân miền Nam thường được nêm bằng đường hoặc nước dừa. Chỉ cần những nguyên liệu đơn sơ, bình dị là có thể tạo nên một bức tranh ẩm thực riêng biệt của vùng sông nước rồi.

Món ăn của miền Nam không cầu kỳ như chính con người nơi đây thật thà và giản dị. Miền Nam món ăn đa dạng khi biến tấu từ các nền ẩm thực từ các dân tộc nơi đây. Trong đó cũng mang một chút ảnh hưởng của ẩm thực Campuchia. Văn hóa ẩm thực Việt Nam xưa và nay cụ thể là miền Nam có những món ăn đặc trưng như cá lóc nướng trui, gỏi cuốn, bún mắm, hủ tiếu Nam Vang,…