Nét đặc trưng văn hóa Khmer Nam Bộ tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam

Chương trình do Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long; Ban Dân tộc TP Hà Nội; Nhà hát Cải Lương Việt Nam; Khoa Văn hóa dân tộc thiểu số, Đại học Văn hóa Hà Nội; Hiệp hội Du lịch đồng bằng sông Cửu Long, Câu lạc bộ My Hà Nội và các nhóm nghệ nhân đồng bào dân tộc đang hoạt động hàng ngày tổ chức.

Chương trình với nhiều hoạt động như:

Tái hiện lễ Sen Dolta của đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng: Lễ hội bắt nguồn từ tín ngưỡng dân gian, cũng như Lễ Vu Lan báo hiếu của đồng bào dân tộc Kinh, đồng bào Khmer Nam Bộ cùng mang chung nét đẹp đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống đó với ngày lễ Sen Dolta – lễ cúng ông bà tổ tiên để ghi nhớ ơn sinh thành nuôi dưỡng của ông bà, cha mẹ, là một trong những lễ lớn trong năm Sen Dolta dịch ra có nghĩa là “cúng ông bà”.

Lễ dâng y Kathina: Đây là một nghi thức duy trì hàng năm duy nhất của Phật giáo có từ thời Đức Phật còn tại thế. Đối với những người dân theo Phật giáo Nguyên thủy, lễ dâng y Kathina mang một ý nghĩa hết sức to lớn, vừa thể hiện thiện tâm của người phật tử đối với việc hộ trì tăng đoàn, vừa tạo niềm vui lớn trong mùa lễ hội cho người phật tử tại gia, đồng thời Lễ dâng y Kathina cũng còn nhắc nhở cho tứ chúng, cả hàng phật tử xuất gia và tại gia, luôn nhớ về và trân trọng tấm lòng của đàn tín.

Không gian điểm nhấn văn hóa đặc trưng dân tộc Khmer Nam Bộ tại “Ngôi nhà chung”: Trưng bày ảnh các lễ được tổ chức ở chùa Khmer tại Làng. Tái hiện không gian điểm nhấn tại khu vực bãi cỏ chùa Khmer, trình diễn dàn nhạc ngũ âm, múa Dù kê, Rôm vông, Xa za van… Những điệu múa đã trở thành niềm cảm hứng cho rất nhiều ca khúc về quê hương ngọt ngào và trong trẻo. Đồng thời, trang trí tiểu cảnh thuyền hoa bên cạnh chiếc cầu khỉ tạo không gian chụp hình cho du khách cũng như gợi nhớ về miền Tây. Giới thiệu ẩm thực dân tộc Khmer Nam Bộ qua các các loại bánh cổ truyền như bánh ống, bún nước lèo, bánh Tét…

Bên cạnh đó là các hoạt động hàng ngày, cuối tuần, chương trình du lịch Homestay… nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, cùng các hoạt động trải nghiệm tại “ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, góp phần tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, thu hút khách du lịch đến với Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Chương trình hoạt động tháng 10 “Về với miền Tây qua nét đặc trưng văn hoá Khmer Nam Bộ”

(Từ 1-10 đến 31-10)

Thời gian

Nội dung hoạt động

Địa điểm

Ngày 01/10/2017 (Chủ Nhật)

08h30 – 11h00

14h30 – 16h30

– Chương trình “Trung Thu cho em” với các trò chơi truyền thống: Ô ăn quan, đánh chắt chơi chuyền, nhảy bao bố, bịt mắt đánh trống, kéo co…

Trình diễn và tương tác nghề thủ công truyền thống “Em tập làm nghệ nhân” như làm đèn ông sao, làm mặt nạ, vẽ trang trí chuồn chuồn tre, viết thư pháp…

Không gian sân lễ hội làng dân tộc III

Ngày 07, 08/10/2017 (Thứ Bảy, Chủ Nhật)

09h00 – 10h30

14h30 – 16h00

Chương trình nghệ thuật “Miền Tây mến thương” (Nghệ thuật Đờn ca Tài tử Nam Bộ ca ngợi quê hương đất nước, vẻ đẹp miền Tây…) của các diễn viên, nghệ sỹ Nhà hát Cải lương Việt Nam

Sân trước nhà triển lãm làng III

Ngày 14,15/10/2017 (Thứ Bảy, Chủ Nhật)

09h00 – 10h30

14h30 – 16h00

Chương trình ca múa nhạc “Miền Tây quê em” của sinh viên dân tộc thiểu số Khoa Văn hóa dân tộc thiểu số, ĐHVH Hà Nội

Sân trước nhà triển lãm làng III

Ngày 21/10/2017 (Thứ Bảy)

09h00 – 10h00

Tái hiện lễ Sen Dolta của đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng

Làng dân tộc Khmer, làng dân tộc III

Cả ngày

Không gian điểm nhấn văn hoá đặc trưng dân tộc Khmer Nam Bộ tại “Ngôi nhà chung”

Làng dân tộc Khmer – chùa Khmer, làng dân tộc III

Cả ngày

Phối hợp với Ban Dân tộc thành Phố Hà Nội tổ chức Lễ tuyên dương học sinh giỏi là con em dân tộc thiểu số Thành phố Hà Nội năm học 2016 – 2017

Không gian các làng dân tộc và sân khấu trước làng III

Ngày 22/10/2017 (Chủ Nhật)

08h30 – 10h30

Lễ dâng y Kathina năm 2017 tại Quần thể chùa Khmer

Quần thể chùa Khmer

Cả ngày

Không gian điểm nhấn văn hoá đặc trưng dân tộc Khmer Nam Bộ tại “Ngôi nhà chung”

Làng dân tộc Khmer – chùa Khmer, làng dân tộc III

Ngày 29/10/2017 (Chủ Nhật)

09h00 – 10h00

Tái hiện Lễ cúng cơm mới (chôm kháu mớ) của đồng bào dân tộc Thái

Làng dân tộc Thái, Làng dân tộc I

Hoạt động triển lãm, trưng bày “Miền Tây quê tôi”

08h30 – 17h00

ngày

01-31/10/2017

* Hoạt động trưng bày, triển lãm ảnh

– Giới thiệu về nét văn hoá đặc trưng của đồng bào Khmer Nam Bộ thông qua các hiện vật gắn bó với đời sống hàng ngày (niêu, sàng, giỏ, nơm…) trang phục (thường ngày, ngày cưới), tín ngưỡng tôn giáo (kinh viết trên lá buông, bát khất thực, áo, gối chư tăng…)

– Không gian triển lãm làng III

* Không gian trưng bày “Miền Tây quê tôi” và các ấn phẩm du lịch “05 địa phương, 01 điểm đến”

– Trưng bày khoảng 100 bức ảnh nghệ thuật với những vẻ đẹp riêng của Nam Bộ các nét văn hoá đặc trưng của các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer…và các hình ảnh giới thiệu về mảnh đất và con người Khmer tỉnh Vĩnh Long

– Giới thiệu, quảng bá về các sản phẩm du lịch đồng bằng Sông Cửu Long, các hình ảnh vùng đất, con người miền Nam Bộ thông qua sách hướng dẫn du lịch, tờ gấp, tờ rơi, tranh ảnh, poster, báo, tạp chí, lịch, băng đĩa VCD, DVD…

– Khu vực đường dẫn từ làng Khmer đến chùa Khmer, làng dân tộc III

Hoạt động của cộng đồng dân tộc hàng ngày tại Làng

Từ ngày

01 – 31/10/2017

Hoạt động hàng ngày: Tái hiện cuộc sống hàng ngày, thao tác, trình diễn nghề thủ công truyền thống, giới thiệu ẩm thực, tham quan tuyến điểm, trò chơi dân gian, dân ca, dân vũ của dân tộc Tày, Dao, Thái, Mường, Khơ Mú, Mông, Tà Ôi, Cơ Tu, Ê Đê trong đó điểm nhấn là hoạt động của làng dân tộc Khmer, chùa Khmer

Không các làng dân tộc Tày, Dao, Thái, Mường, Khơ Mú, Mông, Tà Ôi, Cơ Tu, Ê Đê, Khmer, chùa Khmer