Ngành Du lịch là gì? Học trường nào? Thi khối nào?
Du lịch là một trong những ngành mang lại lợi nhuận kinh doanh tổng hợp từ nhiều khía cạnh, một phần vì vậy mà ngành học này được rất nhiều các bạn trẻ lựa chọn để theo đuổi.
Lưu ý, ngành Du lịch là một lĩnh vực vô cùng rộng lớn và trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta sẽ chỉ tìm hiểu về ngành học Du lịch thôi các bạn nhé.
1. Giới thiệu chung về ngành
Ngành Du lịch là gì?
Du lịch (Tourism) là một ngành nghề liên quan đến việc tổ chức, quản lý và phát triển các hoạt động du lịch. Ngành học đào tạo các kiến thức cơ bản đến chuyên sâu về kỹ năng tìm kiếm, chọn và đặt các chuyến đi, tổ chức và quản lý các hoạt động du lịch, tổ chức và quản lý các sản phẩm và dịch vụ du lịch, và tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong việc lựa chọn và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ du lịch.
Ngành Du lịch có mã ngành xét tuyển đại học là 7810101.
Học ngành Du lịch là học về gì?
Chương trình đào tạo ngành Du lịch sẽ được trang bị kiến thức chuyên ngành phục vụ cho công việc sau này như:
- Kiến thức về quản trị nhà hàng, khách sạn
- Kỹ năng nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch
- Trình độ ngoại ngữ
- Marketing du lịch
Các ngành liên quan tới Du lịch
Bạn muốn theo đuổi ngành Du lịch nhưng bạn không hẳn cần phải thi vào ngành này, vẫn còn những lựa chọn khác có thể phù hợp với bạn hơn như:
2. Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Du lịch
Bạn đang muốn tìm kiếm một trường đào tạo ngành Du lịch nhưng chưa biết tìm hiểu ra sao? Đừng lo, mình đã tổng hợp toàn bộ ở đây.
Các trường tuyển sinh ngành Du lịch năm 2022 và điểm chuẩn như sau:
2.1 Các trường ngành Du lịch khu vực Hà Nội & các tỉnh miền Bắc
2.2 Các trường ngành Du lịch khu vực miền Trung & Tây Nguyên
2.3 Các trường ngành Du lịch khu vực TPHCM & các tỉnh miền Nam
Điểm chuẩn ngành Du lịch năm 2022 của các trường đại học trên thấp nhất là 5 và cao nhất là 25.75 (thang điểm 30).
3. Các khối thi ngành Du lịch
Có rất nhiều khối thi có thể sử dụng để đăng ký xét tuyển vào ngành Du lịch tuy nhiên có 4 khối chính đó là khối A00, A01, C00 và D01.
Các khối thi ngành Du lịch như sau:
- Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
- Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
- Khối A16 (Toán, KHTN, Văn)
- Khối C00 (Văn, Sử, Địa)
- Khối C03 (Văn, Toán, Sử)
- Khối C04 (Văn, Toán, Địa)
- Khối C14 (Văn, Toán, GDCD)
- Khối C15 (Văn, Toán, KHXH)
- Khối C19 (Văn, Sử, GDCD)
- Khối C20 (Văn, Địa, GDCD)
- Khối D01 (Toán, Văn, Anh)
- Khối D10 (Toán, Địa, Anh)
- Khối D14 (Văn, Sử, Anh)
- Khối D15 (Văn, Địa, Anh)
- Khối D66 (Văn, GDCD, Anh)
- Khối D72 (Văn, KHTN, Anh)
- Khối D78 (Văn, KHXH, Anh)
- Khối D84 (Toán, GDCD, Anh)
- Khối D96 (Toán, KHXH, Anh)
4. Chương trình đào tạo ngành Du lịch
Phần dưới đây dành cho những bạn quan tâm tới chương trình học ngành Du lịch trong 4 năm đại học.
Khung chương trình đào tạo ngành Du lịch – Trường Đại học Văn Hóa TPHCM chi tiết như sau:
I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin 1, 2
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đường lối Cách mạng của ĐCS Việt Nam
Pháp luật đại cương
Cơ sở văn hóa Việt Nam
Lịch sử văn minh thế giới
Mỹ học đại cương
Tâm lý học đại cương
Xã hội học đại cương
Tiếng Việt thực hành
Lịch sử tư tưởng Phương đông và Việt Nam
Tiếng Anh Phần 1, 2
Ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản
Giáo dục thể chất 1, 2, 3
Giáo dục Quốc phòng – An ninh
II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
1/ Kiến thức cơ sở khối ngành
Tổng quan du lịch
Tổng quan dịch vụ lưu trú và ăn uống
Pháp luật du lịch
Lịch sử Việt Nam
Thực tế nhập môn
Quản trị học
Văn hóa các dân tộc Việt Nam
Văn hóa Đông Nam Á
Giáo dục khởi nghiệp
2/ Kiến thức ngành
Địa lý du lịch Việt Nam
Kinh tế du lịch
Marketing du lịch
Tâm lý du khách và giao tiếp du lịch
Tuyến điểm du lịch Việt Nam
Văn hóa du lịch
Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch 1
Quản lý kinh doanh lữ hành
Tổ chức sự kiện trong du lịch
Du lịch sinh thái
Nghiệp vụ lữ hành
Tổ chức và điều hành tour
Quản lý nguồn nhân lực trong du lịch
Tổ chức quản lý đại lý du lịch
Quản lý kinh doanh lưu trú du lịch
Du lịch bền vững
Tiếng Anh ngành du lịch
Thực tế kiến thức cơ sở ngành
Thực tế ngành Du lịch 1, 2
Đạo đức trong kinh doanh
Quản lý khu vui chơi, giải trí
Quy hoạch du lịch
Thống kê du lịch
III. THỰC TẬP & KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Thực tập giữa khóa
Thực tập tốt nghiệp
Khóa luận tốt nghiệp
Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp:
Quản lý nhà nước về du lịch
Quản lý chất lượng dịch vụ du lịch
Quản lý rủi ro trong kinh doanh du lịch
Quản lý điểm đến du lịch
5. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
Sinh viên ngành Du lịch sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc gì?
Sinh viên sau khi hoàn thành chương trình học ngành du lịch có thể vận dụng các vốn kiến thức học được và áp dụng trong công việc thực tế. Ngành du lịch cung cấp rất nhiều cơ hội việc làm cho những ai thích làm việc trong môi trường liên quan đến du lịch và dịch vụ.
Có nhiều công việc trong lĩnh vực này, bao gồm: hướng dẫn viên du lịch, nhân viên bán vé, quản lý khách sạn, chuyên viên du lịch và kinh doanh, chuyên viên tổ chức tour và các vị trí quản lý cao cấp. Lương tùy thuộc vào công việc cụ thể và kinh nghiệm của mỗi người.
Các công việc ngành Du lịch bạn có thể hướng tới bao gồm:
- Hướng dẫn viên du lịch: Tư vấn và hướng dẫn du khách tại các địa điểm du lịch, tổ chức và dẫn dắt các tour du lịch.
- Nhân viên kinh doanh du lịch: Thực hiện việc tìm kiếm và giới thiệu các sản phẩm du lịch cho khách hàng.
- Quản lý khách sạn: Quản lý hoạt động của khách sạn, chăm sóc khách hàng và giải quyết khiếu nại.
- Chuyên viên tổ chức sự kiện du lịch: Tổ chức và quản lý các sự kiện du lịch, như hội nghị, tour du lịch và hoạt động giải trí.
- Nhân viên tư vấn du lịch: Tư vấn và giới thiệu các sản phẩm du lịch cho khách hàng, giải đáp thắc mắc và hỗ trợ trong việc lựa chọn chuyến du lịch.
- Nhân viên marketing du lịch: Thực hiện các hoạt động marketing và quảng bá sản phẩm du lịch.
- Nhân viên bán vé máy bay/tàu hỏa: Bán vé và hỗ trợ khách hàng trong việc đặt vé máy bay hoặc tàu hỏa.
6. Mức lương ngành du lịch
Mức lương trong ngành du lịch tại Việt Nam có thể khác nhau tùy theo vị trí và năng lực của nhân viên. Mức lương ban đầu cho một nhân viên sản xuất hoặc kinh doanh trong ngành du lịch tại Việt Nam khoảng từ 8 triệu đến 15 triệu đồng một tháng. Những nhân viên có kinh nghiệm và năng lực cao hơn có thể nhận được mức lương cao hơn.
7. Các phẩm chất cần có
Để học ngành du lịch, các phẩm chất cần có bao gồm:
- Sở thích với lĩnh vực du lịch và địa danh: bạn cần phải có sở thích với du lịch, địa danh và văn hóa của các nước, để biết cách phục vụ khách hàng tốt nhất.
- Năng động và sáng tạo: bạn cần phải có khả năng tìm kiếm và sáng tạo các chương trình du lịch mới và thú vị.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: bạn sẽ làm việc với nhiều loại khách hàng và đồng nghiệp trong lĩnh vực du lịch, vì vậy bạn cần có năng lực giao tiếp tốt và hợp tác.
- Kỹ năng tài chính và kinh doanh: bạn sẽ phải quản lý chi phí, tính toán lợi nhuận và thực hiện các kế hoạch kinh doanh.
- Biết nhiều ngoại ngữ là một lợi thế: kỹ năng giao tiếp với khách hàng quốc tế, biết một hoặc nhiều ngôn ngữ là một lợi thế lớn.
Trên đây là những thông tin định hướng về ngành Du lịch giúp các bạn có một cái nhìn khách quan hơn về ngành học thú vị này.