Ngành Du lịch tỉnh Ninh Thuận phục hồi, phát triển nhanh
Đồng hành cùng ngành Du lịch
Để có được kết quả như nêu trên là nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành quyết liệt của tỉnh Ninh Thuận, sự phối hợp tích cực của các doanh nghiệp du lịch, ngành Du lịch và các địa phương đã tổ chức triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với tình hình thực tế, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dịch vụ. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tích cực phối hợp với các ngành, địa phương tăng cường công tác quản lý Nhà nước về du lịch, đôn đốc, kiểm tra, theo dõi các đơn vị kinh doanh du lịch đảm bảo các điều kiện về an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, văn minh du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ phục vụ khách du lịch và thực hiện mục tiêu kép: Vừa đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19, vừa phát triển kinh doanh theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tỉnh ủy Ninh Thuận, UBND tỉnh, của sở và các cơ quan chức năng. Hướng dẫn hồ sơ, trình UBND tỉnh hỗ trợ các doanh nghiệp, hướng dẫn viên du lịch gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 kịp thời.
Song song với đó, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng kế hoạch tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức du lịch cho người lao động du lịch trên địa bàn tỉnh, tăng cường các giải pháp tích cực thu hút người lao động trở lại làm việc; đẩy mạnh công tác chuyển đổi số toàn ngành Du lịch. Triển khai công tác liên kết phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố trong việc thúc đẩy phát triển du lịch. Chủ động triển khai công tác quảng bá, xúc tiến du lịch nhằm đưa hình ảnh du lịch Ninh Thuận ngày càng được giới thiệu, quảng bá rộng rãi và tiếp tục được các tổ chức quốc tế.
Các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch được đẩy mạnh thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và tổ chức sự kiện như: Tổ chức, tham gia gian hàng tại Lễ hội Hoa Ban tỉnh Điện Biên, Hội chợ du lịch Quốc tế Việt Nam-VITM Hanoi và Ngày hội du lịch TP. Hồ Chí Minh; Tổ chức Hội nghị xúc tiến, Quảng bá du lịch Ninh Thuận tại tỉnh Quảng Nam, TP. Hồ Chí Minh; Tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa và Bằng xếp hạng di tích quốc gia Danh lam thắng cảnh Vịnh Vĩnh Hy; Tham gia sự kiện Liên kết – Sức mạnh du lịch Việt Nam năm 2022,… đã tạo hiệu quả truyền thông và mang lại hiệu quả cao về giới thiệu du lịch Ninh Thuận đến với bạn bè, du khách trong nước và quốc tế.
Các doanh nghiệp, công ty lữ hành, dịch vụ về hoạt động du lịch đã chú trọng, quan tâm cải thiện về chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, thái độ thân thiện luôn được ưu tiên chú trọng, công tác đảm bảo an toàn cho du khách cũng thường xuyên được tăng cường,… làm hài lòng du khách. Đồng thời, các cơ sở lưu trú cũng triển khai các chương trình đón Lễ, chủ động xây dựng các chương trình giảm giá, khuyến mãi kích cầu du lịch, đưa vào phục vụ nhiều gói sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn, sản phẩm du lịch đặc sắc được tổ chức và đưa vào hoạt động, tạo điểm nhấn thu hút du khách đến với Ninh Thuận.
Tạo đà tăng trưởng nhanh
Để phục hồi tăng trưởng du lịch, tỉnh Ninh Thuận đang tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm đẩy mạnh kích cầu, thu hút phát triển du lịch-ngành kinh tế mũi nhọn giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Để đạt được mục tiêu trên, thời gian đến, tỉnh tiếp tục tuyên truyền, quán triệt và triển khai sâu rộng các quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển du lịch theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 04-NQ/TU về phát triển du lịch Ninh Thuận trở thành ngành kinh tế mũi nhọn giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030; triển khai thực hiện đạt kết quả Quyết định số 555/QĐ-UBND của UBND tỉnh phê duyệt Đề án phát triển du lịch Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Cơ cấu lại ngành Du lịch ứng phó với tình hình diễn biến của dịch bệnh, biến đổi khí hậu; đẩy nhanh thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động du lịch. Nâng cao chất lượng dịch vụ theo hướng chuyên nghiệp, đảm bảo môi trường du lịch an ninh, an toàn, sạch đẹp, thân thiện và mang tính bền vững. Đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân lực du lịch có kỹ năng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của du khách. Phát triển đồng thời thị trường khách du lịch nội địa và thị trường khách du lịch quốc tế.
Tập trung phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, các sản phẩm mới lạ là khám phá và vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng thu hút du khách. Tiếp tục rà soát, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư du lịch đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Phát triển du lịch bền vững, gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước đầu tư phát triển du lịch, đưa du lịch Ninh Thuận phát triển hiệu quả và bền vững, tương xứng với tiềm năng và lợi thế.
Thực tế trong quá trình phục hồi du lịch, doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận vẫn còn gặp phải không ít khó khăn, thách thức, trong đó nổi lên là vấn đề nguồn nhân lực. Do đó, cùng với sự hỗ trợ từ phía Nhà nước, các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh cần quan tâm hơn nữa đến việc chuyển đổi số để tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng, thử sức với các sản phẩm, dịch vụ mới áp dụng công nghệ… Đây được xem là một trong những giải pháp quan trọng góp phần cơ cấu lại doanh nghiệp, hướng đến mô hình vận hành, quản lý hiện đại, chuyên nghiệp. Tăng cường liên kết giữa các bộ phận, thúc đẩy hoạt động tiếp cận khách hàng, thị trường từ xa, nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí vận hành, tăng doanh thu và lợi nhuận nhằm bắt kịp xu hướng phát triển du lịch trong tình hình mới.
Với những ưu thế về tài nguyên du lịch, sự phát triển của hệ thống hạ tầng, dịch vụ, quan điểm, cách nhìn mới trong thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch, cùng với sự chung tay gỡ khó cho doanh nghiệp, chắc chắn du lịch Ninh Thuận sẽ ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn của các du khách cũng như những nhà đầu tư quan tâm đến lĩnh vực du lịch, dịch vụ và thương mại.