Ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch & Lữ hành – Van Lang University
Giới thiệu
Mã ngành: 7810103
Ngành đào tạo: Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành
Văn bằng: Cử nhân ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch & Lữ hành
Thời gian đào tạo: 4 năm học
Xã hội càng phát triển, nền kinh tế càng dịch chuyển sang các ngành dịch vụ. Du lịch là một trong những dịch vụ được chú ý nhất hiện nay, phát triển sôi nổi, mạnh mẽ ở cả hai lĩnh vực: Lữ hành và Nhà hàng – khách sạn.
Hiện nay, các khách sạn, nhà hàng, công ty lữ hành ngày càng tăng nhanh cả về số lượng và quy mô, chính là một hứa hẹn lớn đem lại nhiều cơ hội nghề nghiệp như ý cho các nhà quản lý. Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội về nguồn nhân lực hoạt động trong các lĩnh vực của du lịch, Khoa Du lịch Trường Đại học Văn Lang đào tạo 2 ngành: Quản trị khách sạn, Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành.
Theo số liệu của Tổng cục Du lịch Việt Nam, lượng khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam trong 9 tháng của năm 2019 uớc 12.870.506 lượt khách, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2018. Theo chiến lược phát triển ngành Du lịch đến năm 2025, Việt Nam dự kiến đón khoảng 50 triệu du khách, có khoảng 3.000.000 việc làm cho ngành Du lịch và khách sạn. Thu nhập cao và ổn định cũng là chìa khóa quyết định sự phát triển nhân lực ngành học này trong thời gian đến.
Người làm ngành du lịch là người đam mê trải nghiệm trên những chuyến đi đường dài đến những vùng đất mới để khám phá cảnh quan thiên nhiên, ẩm thực, văn hóa và con người ở đó. Tuy nhiên, nếu bạn không phải là người thích dịch chuyển, tìm hiểu đó đây thì công việc quản lý, điều hành các công việc cho các hướng dẫn viên, phối hợp các bổ phận nhận thông tin của khách hàng, thiết kế các tour du lịch, các sự kiện du lịch… cũng có thể phù hợp với bạn.
Sinh viên ngành du lịch có kiến thức phong phú, đa dạng về văn hóa, đời sống và lịch sử. Môi trường làm việc năng động, được nhiều trải nghiệm nhiều địa điểm tham quan. Được giao tiếp, kết giao với nhiều bạn mới; môi trường làm việc mở, năng động đầy thách thức.
Mục lục bài viết
NĂM 1 – định hướng
- Thực tập tour 1
- Nghiệp vụ hướng dẫn
- Anh văn (theo trình độ)
- Phương pháp NCKH
- Quản trị học
- Nguyên lý ngành Du lịch – Khách sạn
NĂM 2 – nâng cao
- Ngoại ngữ 2 theo lựa chọn (Anh, Pháp, Hoa, Nhật) – sơ cấp
- Thực tập tour 2
- Tuyến điểm nâng cao
- Quản trị nguồn nhân lực
- Anh văn (theo trình độ)
NĂM 3 – chuyên sâu
- Thực tập công ty
- Quản lý khu vui chơi – giải trí
- Phát triển bền vững
- Ngoại ngữ 2 theo lựa chọn (Anh, Pháp, Hoa, Nhật) – trung cấp Anh văn (theo trình độ)
NĂM 4 – chuyên sâu
- Mô phỏng doanh nghiệp du lịch
- Thiết kế & kinh doanh sản phẩm du lịch
- Thực tập tốt nghiệp
- Ngoại ngữ 2 theo lựa chọn (Anh, Pháp, Hoa, Nhật) – trung cấp Anh văn (theo trình độ)
Chương trình Hai văn bằng
Trên cơ sở công nhận tương đương chương trình đào tạo các ngành Du lịch, từ năm 2010, Trường ĐH Văn Lang và ĐH Perpignan (Pháp) ký kết hợp tác. Theo đó, Văn Lang triển khai đào tạo chương trình Hai văn bằng Pháp – Việt 2 ngành: Quản trị Khách sạn, Quản trị Dịch vụ Du lịch & Lữ hành.
- SV hoàn thành 7 học kỳ học tại Việt Nam, 1 học kỳ học tại Pháp (SV tự túc chi phí) sẽ được Trường ĐH Văn Lang cấp bằng Cử nhân (nằm trong hệ thống văn bằng quốc gia) và ĐH Perpignan cấp bằng Master 1 (có giá trị quốc tế) ngành Quản trị Khách sạn/ Quản trị Dịch vụ Du lịch & Lữ hành. SV có thể chuyển tiếp học chương trình Master 2 tại ĐH Perpignan (Pháp).
- SV học tiếng Pháp tăng cường trong 2 năm đầu và học ngoại ngữ thứ hai là Tiếng Anh trong suốt 4 năm để có thể sử dụng thành thạo 2 ngoại ngữ, tạo lợi thế tìm kiếm việc làm sau này. Yêu cầu: kết thúc năm 2, SV có bằng A2 Tiếng Pháp; kết thúc học kỳ 7, SV có bằng B2 Tiếng Pháp hoặc đạt yêu cầu kỳ thi TFC do AUF tổ chức.
- Các môn chuyên ngành được giảng dạy bằng Tiếng Pháp bởi đội ngũ giáo sư của ĐH Perpignan và giảng viên của Văn Lang được đào tạo ở Pháp.
- SV thi hoặc bảo vệ đồ án tốt nghiệp trước Hội đồng quốc tế (gồm giảng viên Văn Lang và giáo sư Perpignan)
Quan hệ đối tác
- Thành viên tích cực của Tổ chức các trường ĐH khối Pháp ngữ (Agence Universitaire de la Francophonie, AUF), Hiệp hội Du lịch Tp. Hồ Chí Minh.
- Gắn bó với các doanh nghiệp du lịch, khách sạn tại Tp. Hồ Chí Minh: Viettravel, Saigontourist, Ben Thanh tourist, Viet Primier, Sheraton Saigon Hotel, Park Hyatt hotel, Intercontinental hotel,…
- Hợp tác, trao đổi với các trường ĐH quốc tế: ĐH Perpignan, ĐH Toulouse III, ĐH La Resunion, ĐH Prince of Songkla (Thái Lan), ĐH Cadi Ayyad (Marrakech, Ma rốc), ĐH UQÀM (Montreal, Canada), ĐH Grifiths (Úc),…
Việc làm
Ngành du lịch đang rất nóng tại Việt Nam với sự phát triển của các địa điểm du lịch, đồng thời lượng khách du lịch nước ngoài cũng tăng. Đây là những dấu hiệu tốt cho cơ hội tìm việc làm cho sinh viên học ngành Du lịch & Lữ hành.
Theo khảo sát cựu sinh viên tốt nghiệp năm 2018 của trường Đại học Văn Lang:
- 82.35% sinh viên ra trường có việc 6 tháng sau tốt nghiệp.
- 78.43% cựu sinh viên đang làm việc tại khu vực tư nhân.
- Mức thu nhập phổ biến: 64.71% có mức lương từ 6 triệu đồng
Chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo năm học 2012 – 2013
Chương trình đào tạo năm học 2013 – 2014
Chương trình đào tạo năm học 2014 – 2015
Chương trình đào tạo năm học 2015 – 2016
Chương trình đào tạo năm học 2016 – 2017