Ngành Quản trị du lịch và lữ hành
Ngành Quản trị du lịch và lữ hành
Tạo bài viết thảo luận
Bạn có thường đi du lịch?
Bạn có cảm thấy được những lợi ích tuyệt vời của du lịch đối với chúng ta: hiểu biết thêm về văn hoá, con người, thư giãn, cải thiện tình trạng căng thẳng, giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, tim mạch, nâng cao, mở rộng các mối quan hệ xã hội, tạo những kỷ niệm đẹp, gắn kết bạn với những người đồng hành, thêm yêu đời. Ngoài ra, du lịch còn giúp kinh tế địa phương phát triển, bảo tồn và tôn tạo di tích, cảnh quan; tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.
Nếu bạn là một người đam mê du lịch và muốn chia sẻ, giúp mọi người được tận hưởng những trải nghiệm tuyệt vời do du lịch đưa lại, bạn có thể cân nhắc đến các ngành thuộc nhóm ngành du lịch, trong đó có ngành Quản trị du lịch và lữ hành.
Hãy cùng Hướng nghiệp 4.0 CDM tìm hiểu về ngành học này nhé.
1.Ngành Quản trị du lịch và lữ hành là gì
Ngành Quản trị du lịch và lữ hành là ngành học về công tác thiết lập, điều hành, quản lý các dịch vụ du lịch: quản lý các doanh nghiệp trong ngành du lịch, tour du lịch và các dịch vụ liên quan như nhà hàng, khách sạn, lễ hội, hoạt động thể thao, giải trí..
Như vậy, ngành Quản trị du lịch lữ hành sẽ bao gồm các kiến thức chung của ngành quản trị kinh doanh về quản trị chiến lược, quản tri nguồn nhân lực, quản trị tài chính, quản trị rủi ro, quản trị Marketing…áp dụng cụ thể cho ngành du lịch và các kiến thức, kỹ năng về thiết lập kế hoạch du lịch, tổ chức hội nghị và tổ chức sự kiện, hướng dẫn du lịch, hoạt động và thủ tục của ngành du lịch, chính sách du lịch và lữ hành, các tuyến điểm du lịch thường gặp, đặc điểm tự nhiên – lịch sử- văn hoá của các điểm du lịch nổi bật trong và ngoài nước.
Xem thêm về ngành Quản trị kinh doanh tại đây.
Phân biệt việc học ngành Quản trị du lịch và lữ hành với việc học nghề hướng dẫn viên du lịch
Cử nhân ngành Quản trị du lịch và lữ hành: có kiến thức và kỹ năng để điều hành quản lý các hoạt động về du lịch. Hướng dẫn viên du lịch là người sử dụng ngôn ngữ đã lựa chọn để giới thiệu và giải thích cho du khách các di sản văn hóa cũng như thiên nhiên của một vùng cụ thể, theo sát và chăm sóc vấn đề ăn, ngủ, nghỉ, đi lại của du khách. Như vậy, cử nhân ngành Quản trị du lịch và lữ hành cũng có thể trở thành hướng dẫn viên du lịch nhưng cũng có thể làm ở nhiều vị trị khác nhau. Hướng dẫn viên du lịch có thể học ngành Du lịch hoặc ngành khác. Cụ thể, chỉ cần đạt trình độ qua một kỳ kiểm tra và được một đơn vị trong ngành nhận vào làm. Riêng Hướng dẫn viên du lịch quốc tế cần có cao đẳng trở lên chuyên ngành hướng dẫn du lịch; hoặc bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác và bản sao có chứng thực chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch quốc tế cũng như chứng chỉ về ngoại ngữ.
Xem thêm về thủ tục cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch.
2. Triển vọng của ngành Quản trị du lịch và lữ hành
Du lịch được gọi là ngành công nghiệp không khói. Với tiềm năng và vẻ đẹp bất tận của Việt Nam, phát triển ngành du lịch được xác định là một trong những chiến lược quan trọng hàng đầu trong phát triển đất nước. Trong những năm vừa qua, ngành du lịch đã đạt được nhiều thành tựu và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Tỷ lệ đóng góp trực tiếp của du lịch vào GDP cũng ngày càng tăng. Năm 2015 đạt 6,3%; năm 2016: 6,9%; năm 2017: 7,9%; năm 2018: 8,3% và năm 2019: 9,2%. Tốc độ tăng trưởng hàng năm của ngành du lịch thường đạt mức 2 con số, đặc biệt là giai đoạn 2015-2019 đạt 22,7% mỗi năm.
Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch cả nước được đầu tư ngày càng mạnh mẽ, năm 1990 mới có 350 cơ sở với 16.700 buồng thì đến hết năm 2019 cả nước đã có 30.000 cơ sở lưu trú du lịch với 650.000 buồng. Đội ngũ doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế ngày càng lớn mạnh, năm 2019 cả nước có 2.667 doanh nghiệp, có 27.683 hướng dẫn viên du lịch, trong đó có 17.825 hướng dẫn viên du lịch quốc tế, 9.134 hướng dẫn viên du lịch nội địa và 724 hướng dẫn viên du lịch tại điểm. Về khách du lịch, năm 2019 khách du lịch nội địa đạt 85 triệu lượt, khách du lịch quốc tế đạt hơn 18 triệu lượt, tăng 72 lần so với năm 1990. Năm 2019, Du lịch Việt Nam vinh dự nhận hàng loạt giải thưởng danh giá từ các tổ chức quốc tế uy tín trên toàn cầu. Nổi bật nhất là các giải thưởng do World Travel Awards trao tặng như: Điểm đến di sản hàng đầu thế giới; Điểm đến Golf hàng đầu thế giới và châu Á; Điểm đến hàng đầu châu Á; Điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á và Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á. Cùng với đó là rất nhiều giải thưởng danh giá tầm khu vực và thế giới dành cho các khách sạn, khu nghỉ dưỡng, điểm du lịch, nhà hàng, công ty du lịch, hãng hàng không…
Sau đại dịch Covid-19, du lịch Việt Nam đang phục hồi nhanh chóng Chỉ số năng lực phát triển của ngành du lịch Việt Nam năm 2021 xếp thứ 52, tăng 8 bậc so với năm 2019, thuộc top 3 quốc gia tăng cao nhất trên thế giới.
“Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 22-1-2020, khẳng định quan điểm phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành và lĩnh vực khác, góp phần quan trọng hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại. Xem đầy đủ về Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 tại đây.
Xu hướng của ngành Quản trị du lịch và lữ hành
Du lịch bền vững ngành càng phát triển và trở thành xu hướng
Du lịch bền vững là du lịch mà giảm thiểu các chi phí và nâng cao tối đa các lợi ích của du lịch cho môi trường tự nhiên và cộng đồng địa phương và có thể được thực hiện lâu dài nhưng không ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi mà nó phụ thuộc vào.
Xu hướng du lịch bền vững được các công dân trên toàn thế giới quan tâm.Theo Báo cáo Du lịch Bền vững năm 2022 của Booking.com vừa công bố, 96% du khách Việt nói rằng họ muốn du lịch bền vững hơn trong 12 tháng tới, tăng 8% so số liệu của báo cáo năm 2021. 97% du khách Việt xác nhận rằng du lịch bền vững rất quan trọng, 72% nói rằng các tin tức gần đây về biến đổi khí hậu đã thôi thúc họ đưa ra nhiều lựa chọn du lịch bền vững hơn. Trên thực tế, 93% du khách Việt cho hay họ có xu hướng chọn một chỗ nghỉ bền vững hơn bất kể chủ ý hay không chủ ý tìm kiếm.
Ứng dụng công nghệ 4.0 trong du lịch
Thuật ngữ “du lịch thông minh” xuất hiện ở Việt Nam trong khoảng vài năm trở lại đây, được nhắc đến nhiều khi cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 chính thức diễn ra. Việc ứng dụng những công nghệ tiên tiến cho ngành du lịch như trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây, Big data, Blockchain, công nghệ 3D, 3600, công nghệ thực tế ảo và thực tế tăng cường (VR, AR), internet kết nối vạn vật (IoT), các công nghệ định vị (GIS, GPS, LBS); cùng với sự bùng nổ của của internet, mạng xã hội, hệ thống mạng cảm biến không dây (WSN) và các thế hệ mạng di động (4G, 5G),… đã góp phần làm thay đổi diện mạo của ngành du lịch, các hoạt động du lịch ngày càng được công nghệ hóa, ngày càng trở nên hiện đại hơn và thông minh hơn.
Vịnh Hạ Long, một điểm đến thu hút nhiều khách du lịch quốc tế và nội địa – nguồn: commonwikipedia
3. Cơ hội việc làm trong ngành Quản trị du lịch và lữ hành
Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị du lịch và lữ hành có thể đảm nhận hầu hết các vị trí trong ngành du lịch như: hướng dẫn viên, thuyết minh viên, sale tour, quản trị nhân lực, thiết kế tour, xây dựng tuyến điểm, điều hành tour, chuyên viên markting, chuyên viên PR, chuyên viên truyền thông, chuyên viên chăm sóc khách hàng… trong các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch; các khu du lịch; bảo tàng; di tích lịch sử; khu bảo tồn thiên nhiên; các công ty du lịch – lữ hành; các đại lý du lịch hoặc tự mở doanh nghiệp. Ngoài ra, còn có thể làm việc trong các ngành gần như khách sạn, nhà hàng, resort.
Các vị trí thường gặp:
-
Điều hành du lịch: tiếp nhận thông tin về yêu cầu của khách hàng, cùng nhân viên thiết kế – xây dựng tour, phân công hướng dẫn viên, tài xế, sắp xếp phương tiện di chuyển, khách sạn, điểm du lịch; giải quyết các vấn đề phát sinh trng tour, nhận và giải quyết các góp ý, khiếu nại của khách hàng sau khi kết thúc tour.
-
Nhân viên marketing du lịch: nghiên cứu thị trường du lịch, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, phối hợp bộ phận thiết kế xây dựng tour; quảng bá và quảng cáo; tiếp thị khách hàng; phối hợp chăm sóc khách hàng.
-
Hướng dẫn viên du lịch: Nhiệm vụ chính của một hướng dẫn viên du lịch là đón tiếp khách, tổ chức các hoạt động du lịch theo yêu cầu, giới thiệu (hoặc liên hệ với người giới thiệu) tại các điểm du lịch, quản lý việc ăn, nghỉ, đi lại và đảm bảo sự an toàn cho khách trong suốt chuyến đi, trực tiếp giải quyết các vấn đề phát sinh hoặc báo về trung tâm để được hướng dẫn.
4. Các tố chất, kỹ năng để thành công trong ngành Quản trị du lịch và lữ hành
-
Kỹ năng giao tiếp
-
Sức khoẻ tốt
-
Hiểu rõ văn hóa các vùng miền
-
Nắm được tâm lý và tập quán của du khách trong nước và du khách nước ngoài
-
Các kỹ năng nghiệp vụ, hướng dẫn du lịch và quản trị điều hành tour du lịch, quản trị sự kiện du lịch…
-
Sự thân thiện, cách tạo lòng tin, thoải mái cho người khác, linh hoạt trong nắm bắt tâm lý người đối diện
Một số câu hỏi thường gặp về tố chất trong ngành Quản trị du lịch và lữ hành
- Người hướng nội có thể thành công trong ngành Quản trị du lịch và lữ hành
Người hướng nội có những ưu điểm: kiên nhẫn, tinh tế, biết lắng nghe, nắm bắt cảm xúc, tâm lý người khác. Đây là lợi thế lớn nếu biết phát huy tốt các ưu điểm trên trong các ngành dịch vụ nói chung và ngành Quản trị du lịch và lữ hành nói riêng.
- Giao tiếp chưa tốt có thể học ngành Quản trị du lịch và lữ hành không
Giao tiếp tốt chính là một lợi thế khi bạn lựa chọn ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.Tuy nhiên, nếu chưa có kỹ năng này, bạn có thể rèn luyện, trau dồi trong quá trình học và đi làm.
- Học Quản trị du lịch và lữ hành có phải giỏi ngoại ngữ hay không
Nếu bạn hướng tới thị trường nội địa và khách nội địa, bạn không cần giỏi ngoại ngữ nhưng như vậy có thể xem bạn đã bó hẹp mình trong thị trường này. Khi giỏi ngoại ngữ bạn vừa có thể dẫn tour nội địa vừa có thể dẫn tour khách nội địa hoặc khách quốc tế và khi thị trường lao động ASEAN đang mở cửa như hiện nay, bạn có thể dễ dàng làm việc tại các nước ASEAN. Như vậy, bạn có nhiều cơ hội tăng thêm thu nhập vừa mở rộng được kinh nghiệm. Do đó, giỏi tiếng Anh và các ngoại ngữ khác sẽ là lợi thế lớn.
- Say xe có học được Quản trị du lịch và lữ hành
Say xe bạn hoàn toàn vẫn có thể học du lịch và lữ hành vì quá trình học tập, đi thực tế sẽ giúp bạn hết hội chứng này. Nếu có điều kiện, bạn sẽ tập luyện bằng cách sử dụng xe buýt hàng ngày.
- Học Quản trị du lịch và lữ hành tốn nhiều tiền vì phải đi thực tế
Các chương trình đào tạo thường có các chuyến đi thực tế trong ngày, ngắn ngày và dài ngày nhưng thường các bạn sinh viên chỉ phải đóng thêm một phần chi phí với giá “sinh viên”. Bạn cũng nên tham khảo trước về chi phí đi thực tế của các cơ sở đào tạo.
Thành phố Hồ Chí Minh về đêm, đây cũng là điểm đến thu hút khách du lịch- nguồn:commonwikipedia
4. Ngành Quản trị du lịch và lữ hành học những gì
Các môn học tiêu biểu: Cơ sở văn hóa Việt Nam; Lịch sử văn minh thế giới; Mỹ học đại cương; Tâm lý học đại cương; Xã hội học đại cương; Lịch sử tư tưởng phương Đông và Việt Nam; Tín ngưỡng và tôn giáo Việt Nam; Kiến trúc và mỹ thuật truyền thống Việt Nam;Tổng quan du lịch; Tổng quan dịch vụ lưu trú và ăn uống; Kinh tế du lịch; Thống kê du lịch; Địa lý du lịch Việt Nam; Marketing du lịch; Tâm lý du khách và Giao tiếp du lịch; Tuyến điểm du lịch Việt Nam; Pháp luật du lịch; Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch;Du lịch sinh thái; Thiết kế và điều hành tour; Du lịch bền vững; Quản trị du lịch MICE; Dịch vụ chăm sóc khách hàng; Quản trị kinh doanh lữ hành; Quản trị điểm đến du lịch; Quản trị nguồn nhân lực trong du lịch; Quản trị rủi ro trong du lịch; Quản trị thương hiệu; Quản trị chiến lược trong tổ chức du lịch; Nghiệp vụ lữ hành; Nghệ thuật thuyết trình; Tổ chức sự kiện du lịch; Thực tế chuyên ngành; Quy hoạch du lịch; Khởi nghiệp du lịch.
5. Các trường đào tạo ngành Quản trị du lịch và lữ hành trình độ đại học
Khu vực miền Bắc
-
Trường Đại học Khoa học Xã hội nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
-
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
-
Trường Đại Học Hà Nội.
-
Trường Đại học Thương Mại
-
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
-
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
-
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
-
Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị
-
Trường Đại học Lâm nghiệp
-
Trường Đại học Thăng Long
-
Trường Đại học Phương Đông
-
Trường Đại học Lâm nghiệp
-
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
-
Trường Đại học Hạ Long
-
Trường Đại học Kinh Bắc
-
Trường Đại học Tân Trào
-
Trường Đại học Hải Dương
-
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.
-
Trường Đại học Mở Hà Nội.
Khu vực miền Trung
-
Trường Đại học Hà Tĩnh
-
Trường Đại học Quy Nhơn
-
Trường Đại học Du lịch- Đại học Huế
-
Trường
Đại học Kinh tế Đà Nẵng,
-
Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng,
-
Trường Đại học Đông Á
-
Trường ĐH Duy Tân
-
Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng
-
Trường Đại học Phan Thiết
-
Trường Đại học Thái Bình Dương
-
Trường Đại học Khánh Hoà
-
Trường Đại học Yersin
-
Trường Đại học Đà Lạt
Khu vực miền Nam
-
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn -TP. HCM.
-
Trường
Đại học Công nghiệp TPHCM
-
Trường
Đại học Văn hóa TPHCM
-
Trường
Đại học Công nghệ TPHCM
-
Trường
Đại học công nghiệp thực phẩm TPHCM
-
Trường
Đại học Ngoại ngữ – Tin học TPHCM
-
Trường
Đại học Kinh tế – Tài chính TPHCM
-
Trường
Đại học Tài chính – Marketing
-
Trường
Đại học Mở TPHCM
-
Trường
Đại học Tôn Đức Thắng
-
Trường
Đại học quốc tế Hồng Bàng
-
Trường
Đại học Văn Hiến
-
Trường
Đại học Văn Lang
-
Trường
Đại học Hoa Sen
-
Trường
Đại học Gia Định
-
Trường
Đại học Hùng Vương TPHCM
-
Trường
Đại học Quốc tế Sài Gòn
-
Trường
Đại học FPT TP HCM
-
Trường
Đại học Sài Gòn
-
Trường Đại học Cửu Long
-
Trường Đại học Cần Thơ
-
Trường Đại học Tây Đô
-
Trường Đại học Nam Cần Thơ
Kim Tuyến tổng hợp