Ngành Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam

 

Văn hóa các dân tộc thiểu số chính là tài sản quý giá, góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng của nền văn hóa Việt Nam. Ngành Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam tại trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam, đặc biệt là văn hóa Khmer Nam Bộ. Nhằm nghiên cứu, bảo tồn và quản lý các hoạt động văn hóa góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung và văn hóa Khmer ở Nam Bộ nói riêng, ngành học này đồng thời mang ý nghĩa chính trị vô cùng quan trọng trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

Sinh viên ngành Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam sẽ được tiếp cận các kiến thức, những giá trị văn hóa trên khắp mọi miền Tổ quốc từ Bắc đến Nam, bao gồm: ngôn ngữ, phong tục tập quán, lễ hội, tôn giáo tín ngưỡng, truyền thống văn hóa của các dân tộc. Ngành Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đồng thời cung cấp cho sinh viên những kiến thức về quản lý di sản văn hóa, văn hóa du lịch, truyền thông văn hóa và tổ chức, quản lý sự kiện văn hóa ở các vùng dân tộc thiểu số…

Cụ thể, với các kiến thức được cung cấp, nhằm giúp cho sinh viên đạt được các mục tiêu sau đây:

–  Thực hiện nghiên cứu độc lập, nhóm những vấn đề văn hóa, văn hóa dân tộc.

–  Ứng dụng các kết quả nghiên cứu và thực tiễn vào công tác văn hoá, quản lý văn hoá, quản lý di sản văn hóa vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt là vùng cư trú của người Khmer ở Nam Bộ.

–  Xây dựng và quản lí một số hoạt động văn hóa, nghệ thuật và hoạt động du lịch vùng dân tộc thiểu số.

–  Thực hiện các chương trình cụ thể cho các loại sự kiện nói chung và các loại sự kiện, lễ hội văn hoá đặc trưng của vùng dân tộc thiểu số.

–  Phát hiện vấn đề, phân tích, lý giải, đưa ra nhận định về những vấn đề thuộc lĩnh vực văn hoá – tôn giáo; văn hoá – dân tộc; văn hoá – truyền thông; văn hoá – du lịch.

 

Nội dung được tham khảo từ Trường Đại học Trà Vinh