Ngày vía Quán Âm Bồ Tát thành đạo 19/6/2022 âm lịch
Ngày vía Quán Âm mỗi người con Phật lại thành tâm hướng trọn lòng thành để tưởng nhớ tới Bồ Tát với hạnh nguyện rộng lớn, cứu độ chúng sinh thoát khỏi biển khổ trầm luân. Vậy ngày vía của Bồ Tát là ngày nào, có ý nghĩa gì? Hãy cùng Nhang Phúc Lộc tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!!!
Quan Âm Bồ Tát là ai?
Bồ Tát Quán Thế Âm là một vị cổ Phật, vì hạnh nguyện nên Ngài đã hiện thân Bồ Tát mà gần gũi với chúng sinh để cứu khổ, ban vui. Bồ Tát âm là Bồ Đề Tát Tỏa, là một vị hữu tình giác ngộ và đem sự giác ngộ đó giác ngộ lại cho người khác (giác hữu tình), độ thoát và cứu độ cho chúng sinh giúp họ có thể vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Quan Thế Âm Bồ Tát theo tiếng Phạn Avalokitesvara nghĩa là Ngài nghe tiếng kêu thầm kín thiết tha từ tâm khảm chúng sanh trong thế gian mà đến cứu khổ.
Bồ Tát Quán Thế Âm là một vị cổ Phật
Quán là quán xét, tìm tòi, biết rõ ràng về đối phướng; Thế là thế gian cuộc đời, cuộc sống của người dân; Âm là âm thanh, tiếng kêu cứu thỉnh cầu của chúng sinh đang đau khổ. Vậy Quán Thế Âm Bồ Tát có nghĩa là một vị Bồ Tát thường xuyên tìm tòi những tiếng kêu cứu khổ của chúng sinh trong thế gian mà đến giúp họ. Ngài mang lòng từ bi, nhân ái, vị tha để cứu tất cả mọi người không phân biệt ai , giống như người mẹ cứu những đứa con của mình.
Ngày vía Quan Âm là ngày nào?
Ngày vía một từ ngữ quen thuộc trong Phật giáo. Ngày vía là ngày sinh, ngày kỷ niệm, ngày tưởng nhớ đến công hạnh của các vị Phật, các vị Bồ Tát, các vị Thánh,… Cho nên một vị Phật, Bồ Tát sẽ có nhiều ngày vía khác nhau trong năm.
Trong một năm có 3 ngày vía đức Quán Thế Âm Bồ Tát:
- Ngày 19/02 âm lịch là ngày vía Quán Âm đản sinh
- Ngày 19/06 âm lịch là ngày vía Quán Âm thành đạo
- Ngày 19/09 âm lịch là ngày vía Quán Âm xuất gia
Ý nghĩa số 19 trong ngày vía Quán Âm
Mỗi người chúng ta đều có sáu căn, đó là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Sáu giác quan này có sáu đối tượng gọi là sáu trần, mắt thì đối sắc, tai đối với âm thanh, mũi đối với mùi hương, lưỡi đối với vị nếm, thân đối với xúc chạm, ý thì đối với phân biệt.
Sáu căn duyên với sáu trần bên ngoài sinh ra sáu phân biệt gọi là sáu thức: Thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc giác, ý thức. Thức là phân biệt; hễ còn phân biệt còn khổ nên người tu phải chuyển thức thành trí (vô sư trí). Có trí thì hết khổ. ngày vía quan âm
Vậy nên sáu căn, sáu trần, sáu thức và Trí là 19, do đó ngày vía Quan Âm là 19. ngày vía quan âm
Ý nghĩa ngày 19/02
Con người thường hay phân biệt (nhị biên), buồn – vui, thương – ghét, thuận – nghịch, sự – lý,…Do ta chấp trước mà gây ra nhiều đau khổ. Nhờ trí tuệ mà chuyển được hai cái chấp đối nghịch này thành như thật, nhất như không còn chấp trước. Thể hiện cho chơn đế và tục đế, lý sự được viên dung.
Ý nghĩa ngày 19/06
Khi Bồ Tát đã chuyển thức thành trí thì Ngài dùng pháp môn lục độ Ba-la-mật tức là dùng sáu pháp độ chúng sinh qua được bờ giải thoát, giác ngộ: Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ.
Do làm tất cả hạnh nguyện với tinh thần Ba-la-mật, nên viên dung giữa mình và người, không có tâm mong cầu sở hữu, đồng cảm với cái khổ người. Nhờ thế mà giúp được người một cách trọn vẹn.
Ý nghĩa ngày 19/09
Theo pháp môn niệm Phật cho rằng ai niệm danh hiệu Phật thì khi mất đi sẽ được vãng sinh Tịnh độ; nhưng tùy theo công năng niệm Phật, tùy theo phẩm hạnh của thần thức vị được vãng sinh mà sẽ có hóa hiện một hoa sen tương ứng. Tựu trung có 9 phẩm sen tương ứng với 9 loại căn cơ phẩm hạnh vãng sinh.
Cửu Phẩm Liên Hoa gồm có: Thượng phẩm, Trung phẩm và Hạ phẩm.ngày vía quan âm
- Thượng phẩm: Thượng phẩm thượng sinh, Thượng phẩm trung sinh, Thượng phẩm hạ sinh
- Trung phẩm: Trung phẩm thượng sinh, Trung phẩm trung sinh, Trung phẩm hạ sinh
- Hạ phẩm: Hạ phẩm thượng sinh, Hạ phẩm trung sinh, Hạ phẩm hạ sinh
Cách cúng lễ ngày vía Quan Âm
Phật Quan Thế Âm Bồ Tát vốn xuất thân là người nhà Phật. Vì thế, đồ cúng lễ gia chủ cần chuẩn bị phải là đồ chay và bao gồm những đồ lễ như sau:ngày vía quan âm
- Hương ngày vía quan âm
- Hoa tươi (nên chọn hoa hồng, hoa cúc vàng,…hoặc những loại hoa có màu đỏ)
- Hoa quả tươi (nên chọn những loại quả có thân hình tròn, căng mọng và màu sắc tươi sáng như cam, bưởi, lê, quýt,…)
- Bánh kẹo, phẩm oản ngày vía quan âm
- Đĩa xôi chay ngày vía quan âm
Đồ cúng lễ gia chủ cần chuẩn bị
Với những đồ lễ như trên đây, các gia chủ sẽ không còn phải băn khoăn ngày vía Quan Âm nên cúng gì? Tuy không quá cầu kỳ và phức tạp nhưng gia chủ cần chuẩn bị thật thành tâm, chu đáo và sạch sẽ. Không phải nhất thiết ai cũng phải lập bàn thờ cúng mẹ Quan Âm vào đúng ngày vía mẹ quan âm. Mà bất kể hàng tháng, ngày vía quan âm trong tháng cứ đúng ngày 19 mỗi tháng đều có thể cúng Phật Bà Quan Âm, chúng ta luôn hướng thành tâm về Ngài là đủ.
Hướng dẫn cách thờ cùng và bày trí bàn thờ Phật Bà Quan Âm
Bàn thờ Quan Âm Bồ Tát sẽ đặt theo hướng “tọa Tây hướng Đông”, không được để tượng Phật Bà quay vào nhà vệ sinh, nhà bếp hay phòng ngủ.
Không được đặt bàn thờ Phật Bà ngang hàng hoặc dưới bàn thờ gia tiên.
Cách thờ phật bà quan âm: Trên bàn thờ đặt chính giữa là tượng Phật Bà, đặt bát hương thờ dưới chân Phật Bà. Hai bên là 2 cây đèn, bên cạnh cây đèn là hai ly nước mỗi bên. Phía sau cây đèn là 2 bình hoa và 2 đĩa hoa quả.
Văn khấn ngày vía Quan Âm
Văn khấn ngày vía mẹ Quan âm
Gia chủ đọc bài văn khấn sau đây:
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô Đại từ, Đại bi Linh cảm Quán Thế âm Bồ Tát.
Kính lạy Đức Viên Thông giáo chủ thùy từ chứng giám.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..
Tín chủ (chúng) con là: …………………
Ngụ tại: ……………………………
Thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Đại bi, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới Toà sen hồng.
Cúi xin Đức Đại Sỹ không rời bản nguyện chở che cứu vớt chúng con như mẹ hiền phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nguyện nêu cao. Được ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử cùng gia đình bốn mùa được chữ bình an, tám tiết khang ninh thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, gia đạo hưng long, mầm tai ương tiêu sạch làu làu, đường chính đạo thênh thang tiến bước. Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.
Dãi tấm lòng thành, cúi xin bái thỉnh.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Sau khi lễ khấn ở bàn thờ kết thúc và sau 1 tuần nhang, gia chủ tiến hành thắp thêm 1 tuần nhang nữa. Thắp xong, gia chủ sẽ cúi đầu vái 3 vái trước bàn thờ và hạ sớ đem đi hóa vàng.
Ngày vía Quan âm tụng kinh gì?
Tụng niệm 12 lời nguyện lớn của Quán Thế Âm Bồ Tát:
- Nam Mô hiệu Viên-Thông, danh Tự Tại, Quan-Âm Như Lai quảng-phát hoằng thệ nguyện.
- Nam-mô nhất niệm tâm vô quái ngại, Quan-Âm Như Lai thường cư Nam Hải nguyện.
- Nam-mô trú Ta-Bà U-Minh giới Quan Âm Như-Lai tầm thanh cứu khổ nguyện.
- Nam-mô hàng tà ma, trừ yêu quái Quan Âm Như-Lai năng trừ nguy hiểm nguyện.
- Nam-mô thanh tịnh bình thùy dương liễu, Quan Âm Như-Lai cam-lộ sái tâm nguyện.
- Nam-mô Đại-Từ bi năng hỉ xả, Quan Âm Như-Lai thường hành bình đẳng nguyện.
- Nam-mô trú dạ tuần vô tổn hoại, Quan Âm Như-Lai thệ diệt tam đồ nguyện.
- Nam-mô vọng Nam nham cầu lễ bái, Quan Âm Như-Lai, già tỏa giải thoát nguyện.
- Nam-mô tạo pháp-thuyền du khổ hải, Quan Âm Như-Lai độ tận chúng sanh nguyện.
- Nam-mô tiền tràng phan, hậu bảo cái, Quan Âm Như-Lai tiếp dẫn Tây Phương nguyện.
- Nam-mô Vô Lượng Thọ Phật cảnh giới, Quan Âm Như-Lai Di Đà thọ ký nguyện.
- Nam-mô đoan nghiêm thân vô tỉ trại, Quan Âm Như-Lai quả tu thập nhị nguyện.
Vì “Phật Tại Tâm” của mỗi người, nhưng tốt nhất thì ngày Vía Quan Âm nên cúng đúng ngày, một năm có 3 ngày vào các tháng 2, tháng 6 và tháng 9 âm lịch là cúng mẹ tốt nhất.
Quan thế âm bồ tát là vị phật cho sự yêu thương, cho sự đại từ, đại bi. Ngài luôn dang tay che chở, giúp đỡ những người gặp khó khăn, khổ đau.
Hy vọng bài viết “Ngày vía Quán Âm Bồ Tát thành đạo 19/6/2022 âm lịch.” trên đã đem đến cho quý đọc giả những thông tin hữu ích về ngày vía quan âm. Cảm ơn bạn đã theo dõi hết bài viết của Nhang Phúc Lộc!!!
Trân trọng!
Tham khảo thêm: Tìm hiểu về Mẹ Quan Âm Bồ Tát. Cách cúng và văn khấn đầy đủ nhất 2022