Nghệ Thuật Giao Tiếp

Nhà Văn hóa Thanh niên, số 4 Phạm Ngọc Thạch (trước là số 4 Duy Tân) tự hào là mảnh đất của thanh niên thành phố hơn 50 năm qua. Từ những năm 1960, nơi đây là trung tâm đấu tranh chính trị của thanh niên, sinh viên, học sinh do Thành đoàn Sài Gòn – Gia Định trực tiếp lãnh đạo như Tổng hội sinh viên, Tổng đoàn học sinh, Hội đồng đại diện sinh viên Sài Gòn, Hội sinh viên sáng tác, đoàn văn nghệ sinh viên học sinh … nơi đây xuất phát các phong trào đòi hòa bình, thống nhất đất nước, đòi tự trị đại học, chống đôn quân bắt lính ; của những đêm không ngủ, đốt lửa căm thù.Mùa xuân 1968, tại số 4 Duy Tân đã hình thành ban tổ chức ngày Tết Quang Trung để chuẩn bị cho đợt tấn công và nổi dậy. Tiết mục Tiếng trống hào hùng ngày đó đã trở thành niềm tự hào về truyền thống đấu tranh của học sinh, sinh viên, thanh niên thành phố. Năm 1969, chính quyền Sài Gòn đàn áp dã man các phong trào đấu tranh, chiếm giữ số 4 Duy Tân, xây dựng thành Trung tâm sinh hoạt thanh niên nhằm tập họp thanh niên đến sinh hoạt dưới sự kiểm soát của chúng. Ngày 30/4/1975, 4 Duy Tân là điểm hội tụ của 5 cánh quân Thành đoàn Sài Gòn – Gia Định tiến về giải phóng thành phố. Chính vì truyền thống đấu tranh này, 4 Duy Tân đã được đồng chí Nguyễn Văn Linh (lúc đó là bí thư Thành ủy) cắt băng khai mạc bia truyền thống 4 Duy Tân, trung tâm đấu tranh công khai của tuổi trẻ thành phố thời đánh Mỹ. Nhằm tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp trên, 04 tháng 9 năm 1975, ban thường vụ Thành đoàn đã quyết định chọn số 4 Duy Tâm làm câu lạc bộ Thanh niên, nhằm tập họp, giáo dục chủ nghĩa xã hội, lý tưởng cộng sản cho học sinh, sinh viên thành phố bằng hoạt động văn hóa. Ngày nay, Nhà Văn Hóa Thanh Niên Thành phố Hồ Chí Minh qua 30 năm xây dựng đã lớn lên, trưởng thành cùng sức vươn lên của thành phố, dẫu trải qua nhiều khó khăn, thử thách.