Nghề Tin học ứng dụng,Nghe Tin hoc ung dung

Mục lục bài viết

Nghề Tin học ứng dụng

Tên nghề: Tin học ứng dụng
Trình độ: Cao đẳng
Thời gian đào tạo: 36 tháng

CHUẨN ĐẦU RA

(Chuẩn đầu ra nghề Tin học ứng dụng được ban hành theo quyết định số 1456/QĐ-GTVTTWI-ĐT ngày 21/9/2017)

1. Giới thiệu chung về nghề

Người hành nghề Tin học ứng dụng trình độ cao đẳng thực hiện các công việc cài đặt, vận hành, bảo dưỡng phần mềm máy tính, các phần mềm ứng dụng để phục vụ cho công tác nghiệp vụ văn phòng cho các cán bộ, nhân viên hành chính ở các cơ quan, đơn vị hành chính cũng như các công ty nhà máy, xí nghiệp. Môi trường làm việc của nghề đòi hỏi tính chính xác, tính sẵn sàng cao để bảo đảm duy trì hoạt động cho các thiết bị; có khả năng giao tiếp với khách hàng, đồng nghiệp một cách hiệu quả.

2. Kiến thức

– Xác định được các thành phần cơ bản về hệ thống máy tính;

– Xác định được các thông số kỹ thuật của phần mềm cần cài đặt;

– Phân biệt được các loại phần mềm và các thuật ngữ chuyên ngành của phần mềm;

– Chỉ ra các nguy cơ mất dữ liệu và đưa ra các phương án sao lưu dữ liệu có hiệu quả;

– Phân tích các lỗi cơ bản liên quan đến phần cứng cũng như phần mềm của hệ thống máy tính;

– Giải thích sự hoạt động của các dịch vụ mạng cơ bản;

– Lựa chọn được các dịch vụ để triển khai cho hệ thống mạng;

– Xác định các phương pháp quản trị nội dung cho từng loại trang tin điện tử;

– Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

  3. Kỹ năng

– Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định;

 – Sử dụng được các phần mềm văn phòng thông dụng;

– Sử dụng được các thiết bị văn phòng cơ bản;

– Xây dựng và triển khai được các dịch vụ cho hệ thống mạng;

– Lắp ráp, cài đặt được các thông số cơ bản của máy tính;

  – Xử lý được các sự cố thường gặp liên quan tới phần cứng, phần mềm của hệ thống máy tính;

– Phối hợp với các chuyên gia phần mềm để khảo sát, thiết kế hệ thống phần mềm phục vụ hoạt động doanh nghiệp;

– Xử lý các sự cố khi vận hành các phần mềm ứng dụng;

– Vận hành quy trình an toàn – bảo mật dữ liệu trong hệ thống, sao lưu – phục hồi dữ liệu;

– Thiết kế và quản trị website phục vụ quảng bá, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;

– Thiết kế, chỉnh sửa ảnh và các chương trình đa phương tiện phục vụ hoạt động doanh nghiệp;

– Quản trị được các nội dung cho các trang tin điện tử;

– Giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống;

– Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề; đọc và hiểu một phần các tài liệu tiếng Anh chuyên ngành.

   4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

  – Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện, bối cảnh làm việc thay đổi;

  – Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;

  – Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

– Quản trị văn phòng;

– Kỹ thuật máy tính;

– Quản trị hệ thống mạng;

– Bảo trì phần mềm văn phòng;

– Quản trị nội dung trang tin điện tử;

– Tạo lập và lưu trữ dữ liệu.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

– Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO


MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA NGHỀ