Nghệ thuật chửi của người Việt xưa

http://www.reds.vn/index.php/nghe-thuat/van-hoc/6644-nghe-thuat-chui-cua-nguoi-viet

Nói đến chửi, người Việt Nam nào cũng nghĩ ngay đó là hiện tượng vô văn hóa, người ta liên tưởng tới những câu chửi tục, những lời chửi “rỉa róc”, chửi “như vặt thịt” người ta. Thực ra thì “nói vậy mà không phải vậy”!

Nguyễn Thị Tuyết Ngân – Trần Ngọc Thêm (trích từ: Trần Ngọc Thêm. Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam. – NXB Tp. HCM, 1996/2006).

Nguyễn Thị Tuyết Ngân – Trần Ngọc Thêm (trích từ: Trần Ngọc Thêm. Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam. – NXB Tp. HCM, 1996/2006).

Cuộc sống phức tạp vốn nhiều quan hệ nên hay có va chạm, xung đột. Mà đã có xung đột thì cần giải quyết. Người ta có thể hòa giải bằng “đối thoại”, song cũng không ít người sử dụng “đối đầu”. Mà đối đầu “hiền lành” nhất có lẽ là “đấu võ mồm”, tức là chửi nhau.

Cuộc sống phức tạp vốn nhiều quan hệ nên hay có va chạm, xung đột. Mà đã có xung đột thì cần giải quyết. Người ta có thể hòa giải bằng “đối thoại”, song cũng không ít người sử dụng “đối đầu”. Mà đối đầu “hiền lành” nhất có lẽ là “đấu võ mồm”, tức là

Việc chửi (nhau) thì dân tộc nào cũng có, thậm chí có từ rất lâu đời.

Việc chửi (nhau) thì dân tộc nào cũng có, thậm chí có từ rất lâu đời.

Lối chửi phổ biến ở mọi dân tộc, mà người Việt cũng biết, là sử dụng các từ ngữ chỉ bộ phận sinh dục, bài tiết, quan hệ tình dục… mà “ném” vào mặt đối phương. Họ gán cho đối phương là “họ hàng” của các loài vật mà theo họ có những đặc tính xấu, bị xã hội chỉ trích: chó, bò, lợn (heo), rắn rết, giòi bọ, dê (xồm)… Một số người mát tính hơn, họ chỉ hạ thấp đối phương một cách tương đối. Họ hạn chế ở mức độ ví đối phương với những thứ như: giả nhân, ngợm, quỷ quái, yêu tinh… Họ nêu những khiếm khuyết hoặc gán ghép cho đối phương những khiếm khuyết vật chất, tinh thần, xã hội, ví dụ: (đồ, con, quân, lũ, bọn) què, mù…; ngu, ngốc, điên, khùng…; đểu cáng, ác độc, vô luân, bất hiếu…; lừa đảo, ăn cắp…. Các cách chửi này phổ biến nhưng không phải là tiêu biểu cho người Việt.

Lối chửi phổ biến ở mọi dân tộc, mà người Việt cũng biết, là sử dụng các từ ngữ chỉ bộ phận sinh dục, bài tiết, quan hệ tình dục… mà “ném” vào mặt đối phương. Họ gán cho đối phương là “họ hàng” của các loài vật mà theo họ có những đặc tính xấu, bị xã hội chỉ trích:… Một số người mát tính hơn, họ chỉ hạ thấp đối phương một cách tương đối. Họ hạn chế ở mức độ ví đối phương với những thứ nhưHọ nêu những khiếm khuyết hoặc gán ghép cho đối phương những khiếm khuyết vật chất, tinh thần, xã hội, ví dụ…. Các cách chửi này phổ biến nhưng không phải là tiêu biểu cho người Việt.

Với bản chất của một dân tộc có nếp sống cộng đồng tình cảm, ưa tế nhị, truyền thống chửi của Việt Nam là chửi có bài bản, có văn vẻ, có vần điệu và đặc biệt là có thể kéo dài tùy ý. Chúng tôi nhớ có một bài thơ châm biếm ra đời vào khoảng năm 1974 mở đầu bằng mấy câu như sau:

Với bản chất của một dân tộc có nếp sống cộng đồng tình cảm, ưa tế nhị, truyền thống chửi của Việt Nam là chửi có bài bản, có văn vẻ, có vần điệu và đặc biệt là có thể kéo dài tùy ý. Chúng tôi nhớ có một bài thơ châm biếm ra đời vào khoảng năm 1974 mở đầu bằng mấy câu như sau:

Chỉ vì mất một con gà,

Chỉ vì mất một con gà,

Rêu rao bà chửi suốt ba ngày liền.

Chỉ sang tứ phiá láng giềng,

Réo từ nội ngoại tổ tiên mười đời…

Chỉ bốn câu này cũng đã đủ cho ta thấy phần nào lối chửi thâm thúy của người Việt!

Chỉ bốn câu này cũng đã đủ cho ta thấy phần nào lối chửi thâm thúy của người Việt!

Phụ nữ Việt Nam vốn rất hiền lành, nết na, nhưng cũng không chịu để ai bắt nạt (ăn hiếp). Mất một con gà không phải là chuyện lớn, nhưng nếu cứ tiếp tục mất như thế thì không thể chấp nhận được. Bởi vậy mà phải ra tay “dằn mặt” để cho kẻ có tính xấu kia từ nay đừng có động đến gia đình “bà”. Với một dân tộc luôn coi trọng uy tín và danh dự hơn hết thảy mọi cái ở đời thì cách tốt nhất là phải làm cho đối phương mất mặt trước cộng đồng. Thông thường, người ta tức lúc nào thì chửi lúc đó. Người Việt Nam truyền thống thì không như vậy, họ chờ khi có thật đông người thì mới chửi và khi chửi lại cố tình đệm thêm “ới làng trên xóm dưới” hoặc “ới trời cao đất dày” như mời gọi thêm mọi người trong cả cộng đồng đến nghe.

Phụ nữ Việt Nam vốn rất hiền lành, nết na, nhưng cũng không chịu để ai bắt nạt (ăn hiếp). Mất một con gà không phải là chuyện lớn, nhưng nếu cứ tiếp tục mất như thế thì không thể chấp nhận được. Bởi vậy mà phải ra tay “dằn mặt” để cho kẻ có tính xấu kia từ nay đừng có động đến gia đình “bà”. Với một dân tộc luôn coi trọng uy tín và danh dự hơn hết thảy mọi cái ở đời thì cách tốt nhất là phải làm cho đối phương mất mặt trước cộng đồng. Thông thường, người ta tức lúc nào thì chửi lúc đó. Người Việt Nam truyền thống thì không như vậy, họ chờ khi có thật đông người thì mới chửi và khi chửi lại cố tình đệm thêm “” hoặc “” như mời gọi thêm mọi người trong cả cộng đồng đến nghe.

Trong lối chửi của người Việt, cái hấp dẫn người nghe không phải là những lời tục tĩu, mà là những lời xưng hô không theo lẽ thông thường. Bình thường người ta “xưng khiêm hô tôn”, còn khi chửi thì người ta cố tình làm ngược lại: “Cha bố tiên nhân thằng Cò! Cha bố tiên nhân thằng Cốc! Cha họ nội họ ngoại, họ gần họ xa, họ năm đời giở lên, họ ba đời giở xuống nhà thằng Cò, thằng Cốc! Cha tam đại, tứ đại, ngũđại mai thần chủ thằng Cò, thằng Cốc! Cha đứa già đứa trẻ, đứa nhớn đứa bé, đứa mẹ đứa con, đứa đỏ như son, đứa vàng như nghệ nhà thằng Cò, thằng Cốc, bảo nhau định vỗ nợ của bà!” (Trích truyện Khao của Đồ Phồn).

Trong lối chửi của người Việt, cái hấp dẫn người nghe không phải là những lời tục tĩu, mà là những lời xưng hô không theo lẽ thông thường. Bình thường người ta “xưng khiêm hô tôn”, còn khi chửi thì người ta cố tình làm ngược lại: “” (Trích truyệncủa Đồ Phồn).

Trong đoạn trên, không có từ ngữ tục tĩu nào mà ta vẫn nhận ngay ra đây là lời chửi. Người chửi đã tự tôn mình lên mức ngang hàng với cha của “bố tiên nhân” dòng họ nhà đối phương. Người Việt vốn rất kính trọng ông bà tổ tiên (thể hiện qua tục thờ cúng tổ tiên), nên không thể nào chịu được khi bị chửi “tên cái” (tên của bố mẹ, ông bà… hoặc các từ thay thế kiểu như tam đại, tứ đại…). Có thể nói, đây là một nguyên nhân dẫn đến thói quen giấu tên của người Việt (xem ở trên, §12.1.6).

Trong đoạn trên, không có từ ngữ tục tĩu nào mà ta vẫn nhận ngay ra đây là lời chửi. Người chửi đã tự tôn mình lên mức ngang hàng với cha của “bố tiên nhân” dòng họ nhà đối phương. Người Việt vốn rất kính trọng ông bà tổ tiên (thể hiện qua tục thờ cúng tổ tiên), nên không thể nào chịu được khi bị chửi “tên cái” (tên của bố mẹ, ông bà… hoặc các từ thay thế kiểu như…). Có thể nói, đây là một nguyên nhân dẫn đến thói quen giấu tên của người Việt (xem ở trên, §12.1.6).

Cái hay của các bài chửi kiểu này còn ở chỗ các ý được liên kết với nhau một cách hợp lý, lặp kèm với đối, đi với nhau chan chát: họ nội họ ngoại, họ gần họ xa, họ năm đời giở lên, họ ba đời giở xuống; đứa già đứa trẻ, đứa nhớn đứa bé, đứamẹ đứa con, đứa đỏ nhưson, đứa vàng nhưnghệ.

Cái hay của các bài chửi kiểu này còn ở chỗ các ý được liên kết với nhau một cách hợp lý, lặp kèm với đối, đi với nhau chan chát:

Và đây nữa là lời chửi của một người đàn bà mất gà được ghi lại trong tiểu thuyết Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan:

Và đây nữa là lời chửi của một người đàn bà mất gà được ghi lại trong tiểu thuyếtcủa Nguyễn Công Hoan:

“Làng trên xóm dưới, bên sau bên trước, bên ngược bên xuôi! Tôi có con gà mái xám nó sắp ghẹ ổ, nó lạc ban sáng, mà thằng nào con nào, đứa ở gần mà qua, đứa ở xa mà lại, nó dang tay mặt, nó đặt tay trái, nó bắt mất của tôi, thì buông tha thả bỏ nó ra, không thì tôi chửi cho đơới!

“Làng trên xóm dưới, bên sau bên trước, bên ngược bên xuôi! Tôi có con gà mái xám nó sắp ghẹ ổ, nó lạc ban sáng, mà thằng nào con nào, đứa ở gần mà qua, đứa ở xa mà lại, nó dang tay mặt, nó đặt tay trái, nó bắt mất của tôi, thì buông tha thả bỏ nó ra, không thì tôi chửi cho đơới!

Chém cha đứa nào bắt gà nhà bà! Chiều hôm qua, bà cho nó ăn nó hãy còn, sáng hôm nay con bà gọi nó nó hãy còn, mà bây giờ nó đã bị bắt mất. Mày muốn sống mà ở với chồng với con mày, thì buông tha thả bỏ nó ra, cho nó về nhà bà. Nhược bằng mày chấp chiếm, thì bà đào mả thằng tam tứ đại nhà mày ra, bà khai quật bật săng thằng ngũđại lục đại nhà mày lên. Nó ở nhà bà, nó là con gà, nó về nhà mày, nó biến thành cú thành cáo, thành thần nanh đỏ mỏ; nó mổ chồng mổ con, mổ cả nhà mày cho mà xem!

Chém cha đứa nào bắt gà nhà bà! Chiều hôm qua, bà cho nó ă

Ới cái thằng chết đâm, cái con chết xỉa kia! Mày mà giết gà nhà bà thì một người ăn chết một, hai người ăn chết hai, ba người ăn chết ba. Mày xuống âm phủ thì quỷ sứ thần linh nó rút ruột ra…”

Ới cái thằng chết đ

Ở đây người chửi vẫn dùng nghệ thuật lặp và đối là chủ yếu: Làng trên xóm dưới, bên sau bên trước, bên ngược bên xuôi; đứa ở gần mà qua, đứa ở xa mà lại, nó dang tay mặt, nó đặt tay trái; nó ở nhà bà – nó về nhà mày … tất cả tạo nên một nhịp điệu như những bài thơ văn xuôi đầy cảm hứng sáng tạo và luôn được người chửi thay đổi, biến báo tùy theo đối tượng nghe.

Ở đây người chửi vẫn dùng nghệ thuật lặp và đối là chủ yếu:tất cả tạo nên một nhịp điệu như những bài thơ văn xuôi đầy cảm hứng sáng tạo và luôn được người chửi thay đổi, biến báo tùy theo đối tượng nghe.

Tuy rủa xả như vậy, nhưng đối phương vẫn không chửi lại hoặc dùng “võ tay chân” với người chửi, bởi vì toàn bộ bài chửi chỉ là những lời cạnh khóe, bóng gió, chả ai dại gì mà ra mặt. Mặt khác, việc chửi tuy không nêu đích danh nhưng nhờ một số chi tiết ám chỉ nên ai cũng hiểu người chửi muốn ám chỉ ai, nhờ vậy mà vẫn đạt được mục đích là làm cho đối phương mất mặt trước cộng đồng và hả cơn giận trong lòng.

Tuy rủa xả như vậy, nhưng đối phương vẫn không chửi lại hoặc dùng “võ tay chân” với người chửi, bởi vì toàn bộ bài chửi chỉ là những lời cạnh khóe, bóng gió, chả ai dại gì mà ra mặt. Mặt khác, việc chửi tuy không nêu đích danh nhưng nhờ một số chi tiết ám chỉ nên ai cũng hiểu người chửi muốn ám chỉ ai, nhờ vậy mà vẫn đạt được mục đích là làm cho đối phương mất mặt trước cộng đồng và hả cơn giận trong lòng.

Với cách diễn đạt bóng gió, đầy tính ám chỉ về nội dung và có cấu trúc chặt chẽ, vần điệu, nhịp nhàng về hình thức, lối chửi của người Việt Nam đã bước vào hàng “nghệ thuật”; nó có lẽ không những không còn thuộc loại hiện tượng “vô văn hóa” nữa, mà đã trở thành một hiện tượng độc đáo góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn hóa Việt Nam cổ truyền. Tuy rằng ngày nay ‘nghệ thuật chửi” này đang mai một dần, nhưng không phải ngẫu nhiên mà ở nơi này nơi khác nó đang được “sân khấu hóa”. Nó là một bằng chứng độc đáo và hùng hồn rằng ngay cả trong lúc giận dữ, chửi nhau, con người cũng có thể giận dữ, chửi nhau “một cách có văn hóa”.

Với cách diễn đạt bóng gió, đầy tính ám chỉ về nội dung và có cấu trúc chặt chẽ, vần điệu, nhịp nhàng về hình thức, lối chửi của người Việt Nam đã bước vào hàng “nghệ thuật”; nó có lẽ không những không còn thuộc loại hiện tượng “vô văn hóa” nữa, mà đã trở thành một hiện tượng độc đáo góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn hóa Việt Nam cổ truyền. Tuy rằng ngày nay ‘nghệ thuật chửi” này đang mai một dần, nhưng không phải ngẫu nhiên mà ở nơi này nơi khác nó đang được “sân khấu hóa”. Nó là một bằng chứng độc đáo và hùng hồn rằng ngay cả trong lúc giận dữ, chửi nhau, con người cũng có thể giận dữ, chửi nhau “một cách có văn hóa”.

Theo VANHOAHOC.VN

Theo VANHOAHOC.VN

______________________________

Xem thêm:

>>

>> Yếu tố sex trong ca dao Việt Nam: Vừa thô tục, vừa tinh tế