Nghị luận trang phục và văn hóa mới nhất
Mục lục bài viết
Nghị luận trang phục và văn hóa mới nhất
Nghị luận trang phục và văn hóa
Tải xuống
Văn mẫu lớp 8: Nghị luận trang phục và văn hóa
Dàn ý Nghị luận trang phục và văn hóa
I/Mở bài
– Dẫn dắt vào đề: Cái răng cái tóc là gốc con người (trích dẫn ca dao tục ngữ)
– Nêu ví dụ: Trang phục thể hiện văn hóa (VH) của mỗi cá nhân là 1 điều cần lưu tâm
II/Thân bài
1. Trang phục là gì? VH là gì?
– Trang phục là cách ăn mặc bao gồm quần áo, vật dụng đi kèm và trang sức. Là vẻ bề ngoài của con người
VD: Có người ăn mặc gọn gàng, có người lôi thôi, có người cầu kì, có người đơn giản
– VH không đồng nghĩa với trình độ học vấn mà là khả năng ứng xử với cộng đồng hợp với những quy tắc và chuẩn mực đạo đức nói chung của xã hội
VD: Người có VH luôn cư xử đúng mực, tôn trọng mình và tôn trọng mọi người dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, người vô VH là người sẵn sàng chà đạp lên những chuẩn mực đạo đức không phù hợp với quy định của xã hội
2. Mối quan hệ giữa trang phục và VH
– Trang phục sẽ thể hiện trinh độ VH hoặc cho thấy người đó có VH không.
– Vì trang phục là tiếng nói thầm lặng thể hiện người đó là ai, có tính cách gì, trình độ thẩm mĩ như thế nào
3. Chúng ta phải làm gì?
– Ăn mặc phù hợp với môi trường, hoàn cảnh, lứa tuổi.
Bài tham khảo 1
Trang phục là một người bạn đồng hành gắn bó với chúng ta. Chúng không chỉ để che chở sưởi ấm mà còn thể hiện nhu cầu thẩm mĩ của mỗi cá nhân. Nhiều khi muốn đánh giá tính cách một con người, ta chỉ cần nhìn cách ăn mặc, thái độ đi đứng, cách nói năng, giao tiếp… Nhưng quan trọng nhất, cách ăn mặc vẫn gây ấn tượng ban đầu có ý nghĩa không nhỏ đối với việc đánh giá của mọi người. Quả đúng là cách ăn mặc của con người là cực kỳ quan trọng, bởi ngoài khiếu thẩm mỹ thì bộ trang phục cũng ngầm nói lên rằng chủ nhân mang nó có lịch sự, có văn hoá hay không. Do đó việc lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với hoàn cảnh, thời tiết là quan trọng hơn hết.
Ông cha ta đã nói: “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”. Ta sẽ đẹp hơn rất nhiều khi ta biết chọn cho mình một trang phục đẹp. Nhưng việc lựa chọn trang phục lại hết sức quan trọng. Trang phục đẹp là trang phục không cầu kì, tuy đơn giản nhưng màu sắc hài hoà, phù hợp với đối tượng, khung cảnh và tuỳ trường hợp giao tiếp. Trang phục còn thể hiện tính cách. Người có một bộ trang phục đơn giản là người giản dị, không cầu kì. Người có một bộ trang phục hợp thời trang, có sự chăm chút là người thích làm đẹp, quan tâm đến hình thức bên ngoài.
Ngoài ra, trang phục có một ý nghĩa rất quan trọng. Nó có thể nhận biết được nghề nghiệp, thẩm mĩ của mỗi người, góp phần thể hiện nhân cách con người, giúp ta tự tin và thành công hơn trong các cuộc giao tiếp.
Đồng phục học sinh có quan điểm là tôn thêm nét đẹp tuổi học trò, đảm bảo tính nghiêm túc, tránh được kiểu ăn mặc kệch cỡm, lố lăng không phù hợp với lứa tuổi ở trường học, giúp xoá bỏ sự ngăn cách và mặc cảm về giàu nghèo giữa các học sinh trong cùng trường, cùng lớp. Không chỉ vậy đồng phục học sinh còn giúp học sinh xây dựng ý thức giữ gìn truyền thống, lòng tự hào về truyền thống nhà trường. Đồng phục trong nhà trường hiện nay rất đa dạng, các nam sinh luôn là áo trắng quần tây xanh, còn các bạn nữ thì đủ các kiểu từ áo trắng, quần tây xanh, áo váy đủ kiểu… nhưng chiếc áo dài vẫn là đẹp nhất. Không phải ngẫu nhiên mà một nhạc sĩ có những ca từ đẹp: “Dù ở đâu, Pa ri, Luân Đôn hay ở miền xa, thoáng thấy áo dài bay trên đường phố, sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó, em ơi”. Trong những trang phục truyền thống của phụ nữ thế giới, có lẽ trang phục áo dài của phụ nữ Việt Nam là một trang phục đẹp nhất vì nó vừa kín đáo, vừa duyên dáng, vừa tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ nhưng lại không thiếu vẻ gợi cảm cần có của một cô gái. Phụ nữ thế giới khi sang Việt Nam đều thích trang phục này, có những vị khách nước ngoài đã ngẩn ngơ đến sững sờ không cất nổi bước chân trước vẻ đẹp quyến rũ của phụ nữ Việt Nam trong trang phục áo dài. Điều này cho thấy học sinh nữ mặc chiếc áo dài trắng đến trường là sẽ thấy mình kín đáo, hồn nhiên, duyên dáng và đẹp hẳn lên.
Không gì đẹp mắt hơn bằng khi mỗi sáng từng nhóm nữ sinh tung tăng với chiếc áo dài thước tha đến trường. Vậy mà hiện nay nhiều bạn học sinh nam bắt chước các ca sĩ, nghệ sĩ chạy theo những trang phục kiểu cách. Các bạn hãy luôn nhớ rằng đừng chạy theo bắt chước người khác trong ăn mặc, hãy tiếp thu cái mới nhưng có chọn lọc. Còn về các học sinh nữ, đi ngoài đường, trời nắng nóng, các bạn có thể mặc áo khoác nhưng vào lớp không nên mặc vì nó tạo một cảm giác nóng nực cho không gian chung quanh, cho lớp, cho thầy cô. Mọi người như phát sốt khi thấy các bạn nữ khoác mấy lớp áo, hơn nữa lại không đẹp tí nào bởi vì nó lộn xộn, đủ kiểu áo, đủ màu. Những chiếc áo đó đã che mất bộ đồng phục chiếc áo dài trắng xinh xắn, hồn nhiên, thanh khiết của tuổi học trò, chỉ trừ những ngày se lạnh hoặc sức khỏe có vấn đề thì các bạn mới nên mặc áo khoác trong lớp để bảo vệ sức khỏe. Chắc chắn rằng các bạn nữ sẽ đẹp hơn, thánh thiện hơn. Đặc biệt các bạn học sinh nữ ngày nay rất chuộng những chiếc áo trắng đồng phục được cách điệu quá mức. Còn quần thì ôi thôi đủ kiểu, hết ống loe lại đến ống bó, ống đứng, hết lưng cao lại đến lưng xệ, đáy ngắn. Các bạn hãy hòa nhập, biết chọn lọc cái nào đẹp và phù hợp với lứa tuổi, môi trường, hoàn cảnh của mình, không nên cách điệu đồng phục để trở nên “khác người”.
Trang phục đẹp không phải là trang phục đắt tiền, mà là phù hợp với lứa tuổi, tính cách của mỗi người. Tránh ăn mặc hở hang, chưng diện không phù hợp. Chọn trang phục hài hòa, lịch sự, thể hiện tính cách riêng của mỗi người. Trang phục trẻ trung, dễ thương có thể giúp bạn chống stress, giải tỏa căng thẳng mỗi khi cảm thấy mệt mỏi. Nói tóm lại, việc lựa chọn trang phục cho phù hợp lứa tuổi là điều mà mỗi học sinh chúng ta cần quan tâm đúng mức để làm nên cái đẹp cho cuộc sống, đẹp là điều mà mỗi chúng ta cần quan tâm để tô thêm nét đẹp văn hóa.
Bài tham khảo 2
Hình ảnh những cô gái thướt tha trong tà áo dài duyên dáng từ lâu đã trở thành biểu tượng của Việt Nam. Tuy nhiên, nhìn lại quá trình phát triển lịch sử trang phục dân tộc, Việt Nam không chỉ có áo dài mà còn có áo yếm – thứ trang phục không thể thiếu của người con gái xưa.
Trang phục truyền thống và hiện đại là một vấn đề văn hóa đa dạng và phức tạp. Đa dạng ở chỗ mỗi dân tộc trong 54 dân tộc đều có cách thức, kiểu dáng, chất liệu trang phục riêng; trong từng hệ thống trang phục ấy lại bao gồm nhiều loại: quần, áo, váy, mũ, khăn, nón, giày, dép, guốc… thậm chí cả đồ trang sức; trang phục ngày thường khác ngày tết, ngày hội, trang phục cưới khác tang phục, lễ phục khác thường phục…
Phức tạp là bởi trang phục không phải hình thành và biến động chỉ trong bản thân hệ thống nội tại của nó mà còn gắn bó với hàng loạt bộ phận khác nhau của đời sống văn hóa xã hội: điều kiện hình thành, phong tục tập quán, thị hiếu, thói quen, nghề nghiệp, tuổi tác… của từng đối tượng hay nhóm đối tượng cư dân. Nghĩa là, đề cập tới trang phục theo chiều tuyến tính, lịch đại (thời gian: Quá khứ – hiện tại – tương lai) hay theo lát cắt đồng đại, chúng ta đều bắt gặp sự phong phú, đa dạng, phức tạp này. Tuy nhiên, trong hệ vấn đề về trang phục ấy, chúng tôi xin phép chỉ quan tâm tới một vấn đề nhỏ: Quan hệ giữa trang phục (dù truyền thống hay cách tân) với thị hiếu thẩm mỹ của con người với tư cách chủ thể. Hẹp hơn nữa, bài viết đề cập chủ yếu tới mộst số khía cạnh xung quanh mốt trang phục, mốt thời trang và tất nhiên, từ góc độ lý luận.
Cách hiểu về trang phục, chúng tôi đã trình bày ở trên. Tạm coi đó bao gồm tất cả những phục sức mà con người có thể khoác, đeo, gắn… lên cơ thể mình với nhiều mục đích: Che thân, chống rét, chống nắng, làm đẹp, khẳng định nguồn gốc.v.v…
Thị hiếu thẩm mỹ về trang phục có thể được hiểu như một năng lực sẵn có của con người thể hiện sự ưa thích, lựa chọn, khả năng cảm thụ và thực hành cái đẹp thông qua trang phục (và một biểu hiện rất được chú ý của nó là thời trang).
Do vậy, có thể nói, ngay từ buổi bình minh của loài người, trang phục, ngoài những tiện ích như chúng tôi đã đề cập, đã luôn gắn bó và bộc lộ thị hiếu thẩm mỹ. Quần, áo, khố bằng lá, vỏ cây thời tiền sử và vải vóc, nhung, lụa… hiện thời, muốn tồn tại được trong đời sống, rõ ràng phải được con người ưa thích, chọn lựa và đáp ứng được nhu cầu đa dạng khác nhau, trong đó có nhu cầu làm đẹp ngày càng cao, ngày càng hoàn thiện của con người. Tuy nhiên, cần chú ý một điều rất quan trọng là: Thị hiếu thẩm mỹ cá nhân, đành rằng rất quan trọng, song sự tồn tại trang phục, với tính xã hội của nó, không hẳn phụ thuộc thẩm mỹ cá nhân mà là thẩm mỹ số đông, thẩm mỹ nhóm, cộng đồng. Hay nói khác đi sự ưa thích, lựa chọn mang tính cộng đồng, thậm chí mang tính quốc gia sẽ khẳng định tầm mức và tư cách xã hội của trang phục. Để có được phục trang ổn định một cách tương đối (như cái chúng ta thường gọi là trang phục người Việt, trang phục người Chăm, Khơme, Tày, Thái.v.v…), con người phải trải qua một quá trình dài lâu lựa chọn, lặp đi lặp lại những trang phục đó từ một vài sản phẩm lưu hành trong đời sống tộc người và dân tộc để từ những lựa chọn cá nhân đẩy thành lựa chọn cộng đồng. Do đó, mốt thời trang (vốn mang đậm tính cá nhân) dần trở thành thị thiếu thời trang của cả cộng đồng, được cộng đồng chấp nhận, ưa thích, bảo lưu, cải biến cho ngày càng phù hợp, ngày càng hoàn thiện.
Như vậy, bỏ qua rất nhiều điều kiện xã hội, dân tộc, văn hóa … trong quá trình hình thành thị hiếu thẩm mỹ trang phục tộc người cũng như dân tộc, chúng tôi đi vào sự chuyển biến từ mốt thời trang đến thị hiếu dân tộc về trang phục, một yếu tố quan trọng thể hiện quá trình xã hội hóa trang phục của con người, một hiện tượng được quan tâm hiện nay.
Mốt trang phục có nội hàm ngữ nghĩa khá rộng. Thứ nhất, có thể hiểu nó như phương thức thực hành thẩm mỹ, xã hội, tư duy con người thông qua trang phục. Thứ hai, nó hàm nghĩa thời thượng, tức sự ưa chuộng, đánh giá sáng tạo, thể hiện trang phục (mặc gì, phối hợp các trang phục ra sao, sự sưu tập các trang phục cổ của các đối tượng khác nhau như vua chúa, quý tộc, những người nổi tiếng…) của số đông trong xã hội. Thứ ba, nó mang ý nghĩa thời trang, tức quá trình hưởng thụ, sáng tạo, thể hiện trang phục được ưa chuộng và phổ biến trong từng thời kỳ, mang đậm tính cá thể và tính nhóm xã hội, linh hoạt và năng động. Hiểu một cách đầy đủ, mốt không chỉ là phần nổi, là hiện tượng thời trang nhất thời như ta từng thấy mà còn bao hàm cả phần chìm, tức những gì thể hiện phương thức thẩm mỹ trang phục cũng như hàng loạt điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội chi phối nó trong không gian và thời gian.
Như vậy, phía sau hiện tượng mốt thời trang là cả một quá trình hình thành, vận động, biến đổi của trang phục theo quy luật của cuộc sống xã hội và quy luật phát triển của bản thân trang phục từ truyền thống đến hiện đại.
Trang phục hay hiện tượng nổi của nó – mốt trang phục, do đó, phải được tìm hiểu qua hàng loạt yếu tố nội hàm và ngoại diên liên quan. Chẳng hạn: truyền thống văn hóa, môi trường thẩm mỹ, quan niệm đạo đức, mức sống, đặc điểm tâm sinh lý, quá trình giao lưu và tiếp biến, tính ổn định tương đối, tính thời đoạn, đặc trưng chu kỳ, khả năng truyền lan, sự hài hòa giữa cá nhân và xã hội … Chúng tôi xin điểm qua một số yếu tố tác động đến trang phục, như là một hiện tượng xã hội.
Bài tham khảo 3
Trang phục truyền thống và hiện đại là một vấn đề văn hóa đa dạng và phức tạp. Đa dạng ở chỗ mỗi dân tộc trong 54 dân tộc đều có cách thức, kiểu dáng, chất liệu trang phục riêng; trong từng hệ thống trang phục ấy lại bao gồm nhiều loại: quần, áo, váy, mũ, khăn, nón, giày, dép, guốc… thậm chí cả đồ trang sức; trang phục ngày thường khác ngày tết, ngày hội, trang phục cưới khác tang phục, lễ phục khác thường phục…
Phức tạp là bởi trang phục không phải hình thành và biến động chỉ trong bản thân hệ thống nội tại của nó mà còn gắn bó với hàng loạt bộ phận khác nhau của đời sống văn hóa xã hội: Điều kiện hình thành, phong tục tập quán, thị hiếu, thói quen, nghề nghiệp, tuổi tác… của từng đối tượng hay nhóm đối tượng cư dân. Nghĩa là, đề cập tới trang phục theo chiều tuyến tính, lịch đại (thời gian: quá khứ – hiện tại – tương lai) hay theo lát cắt đồng đại, chúng ta đều bắt gặp sự phong phú, đa dạng, phức tạp này. Tuy nhiên, trong hệ vấn đề về trang phục ấy, chúng tôi xin phép chỉ quan tâm tới một vấn đề nhỏ: quan hệ giữa trang phục (dù truyền thống hay cách tân) với thị hiếu thẩm mỹ của con người với tư cách chủ thể. Hẹp hơn nữa, bài viết đề cập chủ yếu tới một số khía cạnh xung quanh mốt trang phục, mốt thời trang và tất nhiên, từ góc độ lý luận.
Cách hiểu về trang phục, chúng tôi đã trình bày ở trên. Tạm coi đó bao gồm tất cả những phục sức mà con người có thể khoác, đeo, gắn… lên cơ thể mình với nhiều mục đích: che thân, chống rét, chống nắng, làm đẹp, khẳng định nguồn gốc.v.v…
Thị hiếu thẩm mỹ về trang phục có thể được hiểu như một năng lực sẵn có của con người thể hiện sự ưa thích, lựa chọn, khả năng cảm thụ và thực hành cái đẹp thông qua trang phục (và một biểu hiện rất được chú ý của nó là thời trang).
Do vậy, có thể nói, ngay từ buổi bình minh của loài người, trang phục, ngoài những tiện ích như chúng tôi đã đề cập, đã luôn gắn bó và bộc lộ thị hiếu thẩm mỹ. Quần, áo, khố bằng lá, vỏ cây thời tiền sử và vải vóc, nhung, lụa… hiện thời, muốn tồn tại được trong đời sống, rõ ràng phải được con người ưa thích, chọn lựa và đáp ứng được nhu cầu đa dạng khác nhau, trong đó có nhu cầu làm đẹp ngày càng cao, ngày càng hoàn thiện của con người. Tuy nhiên, cần chú ý một điều rất quan trọng là: thị hiếu thẩm mỹ cá nhân, đành rằng rất quan trọng, song sự tồn tại trang phục, với tính xã hội của nó, không hẳn phụ thuộc thẩm mỹ cá nhân mà là thẩm mỹ số đông, thẩm mỹ nhóm, cộng đồng. Hay nói khác đi sự ưa thích, lựa chọn mang tính cộng đồng, thậm chí mang tính quốc gia sẽ khẳng định tầm mức và tư cách xã hội của trang phục. Để có được phục trang ổn định một cách tương đối (như cái chúng ta thường gọi là trang phục người Việt, trang phục người Chăm, Khơme, Tày, Thái.v.v…), con người phải trải qua một quá trình dài lâu lựa chọn, lặp đi lặp lại những trang phục đó từ một vài sản phẩm lưu hành trong đời sống tộc người và dân tộc để từ những lựa chọn cá nhân đẩy thành lựa chọn cộng đồng. Do đó, mốt thời trang (vốn mang đậm tính cá nhân) dần trở thành thị thiếu thời trang của cả cộng đồng, được cộng đồng chấp nhận, ưa thích, bảo lưu, cải biến cho ngày càng phù hợp, ngày càng hoàn thiện.
Như vậy, bỏ qua rất nhiều điều kiện xã hội, dân tộc, văn hóa … trong quá trình hình thành thị hiếu thẩm mỹ trang phục tộc người cũng như dân tộc, chúng tôi đi vào sự chuyển biến từ mốt thời trang đến thị hiếu dân tộc về trang phục, một yếu tố quan trọng thể hiện quá trình xã hội hóa trang phục của con người, một hiện tượng được quan tâm hiện nay.
Mốt trang phục có nội hàm ngữ nghĩa khá rộng. Thứ nhất, có thể hiểu nó như phương thức thực hành thẩm mỹ, xã hội, tư duy con người thông qua trang phục. Thứ hai, nó hàm nghĩa thời thượng, tức sự ưa chuộng, đánh giá sáng tạo, thể hiện trang phục (mặc gì, phối hợp các trang phục ra sao, sự sưu tập các trang phục cổ của các đối tượng khác nhau như vua chúa, quý tộc, những người nổi tiếng…) của số đông trong xã hội. Thứ ba, nó mang ý nghĩa thời trang, tức quá trình hưởng thụ, sáng tạo, thể hiện trang phục được ưa chuộng và phổ biến trong từng thời kỳ, mang đậm tính cá thể và tính nhóm xã hội, linh hoạt và năng động. Hiểu một cách đầy đủ, mốt không chỉ là phần nổi, là hiện tượng thời trang nhất thời như ta từng thấy mà còn bao hàm cả phần chìm, tức những gì thể hiện phương thức thẩm mỹ trang phục cũng như hàng loạt điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội chi phối nó trong không gian và thời gian.
Như vậy, phía sau hiện tượng mốt thời trang là cả một quá trình hình thành, vận động, biến đổi của trang phục theo quy luật của cuộc sống xã hội và quy luật phát triển của bản thân trang phục từ truyền thống đến hiện đại.
Trang phục hay hiện tượng nổi của nó – mốt trang phục, do đó, phải được tìm hiểu qua hàng loạt yếu tố nội hàm và ngoại diên liên quan. Chẳng hạn: truyền thống văn hóa, môi trường thẩm mỹ, quan niệm đạo đức, mức sống, đặc điểm tâm sinh lý, quá trình giao lưu và tiếp biến, tính ổn định tương đối, tính thời đoạn, đặc trưng chu kỳ, khả năng truyền lan, sự hài hòa giữa cá nhân và xã hội … Chúng tôi xin điểm qua một số yếu tố tác động đến trang phục, như là một hiện tượng xã hội.
Trước hết là những tác động ngoại tại, mang tính xã hội của truyền thống dân tộc, của hệ thống kinh tế văn hóa, của đạo đức, môi trường, tâm sinh lý, giới tính, nghề nghiệp của chủ thể trang phục (cá nhân, nhóm xã hội, cộng đồng).
– Yếu tố truyền thống về trang phục nói riêng và văn hóa nói chung là yếu tố quan trọng. Chẳng hạn, việc những người nông dân Bắc Bộ mặc bộ quần áo nâu sồng, rộng rãi hay váy, yếm, đi dép cỏ, guốc mộc…. không chỉ là điều ngẫu nhiên. Việc “cấm quần không đáy” làm xuất hiện hiện tượng đàn bà (thời Minh Mệnh) ra đường phải mặc quần cũng là hiện tượng tất yếu (dù bị ép buộc). Rồi ngày xưa, trang phục được quy định tương đối rõ ràng: Long bào của vua, phẩm phục của quan, nhung phục của binh, lễ phục, thường phục của dân… Đó là chưa kể đến sự đa dạng của hiếu phục, hỉ phục, trang phục ngày lễ, ngày hội… Có thể nói, dù tiến bộ hay không tiến bộ, song những yếu tố truyền thống ấy tác động, chi phối không nhỏ tới quan điểm phục trang và cách thể hiện trang phục trong đời sống con người. Mốt thời trang là hiện tượng biểu hiện sự phá bỏ và đổi mới trang phục mạnh mẽ, song, dù thế, nó không thể thoát ly truyền thống, mà trái lại, phải dựa vững chắc trên cơ sở truyền thống nếu muốn được chấp nhận, định hình trong xã hội. Và để trở thành một phương thức, một biểu trưng, thì trang phục hiện thời phải đáp ứng được chí ít hai điều kiện: 1, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu thẩm mỹ hiện đại và 2, phù hợp với quan niệm, tiêu chuẩn về trang phục của truyền thống dân tộc.
– Yếu tố chính trị – kinh tế – xã hội là cơ sở cốt yếu để đảm bảo cho mốt trang phục cũng như thị hiếu trang phục hình thành, vận động, biến đổi và thích ứng cuộc sống. Chính xác hơn, trang phục phải phù hợp định hướng giá trị của xã hội, nhóm xã hội theo những tiêu chuẩn chính trị, kinh tế, đạo đức, thẩm mỹ, chuẩn mực xã hội…. Cho đến nay ở ta chưa có một thể chế hóa mang tính nhà nước về trang phục, song, rõ ràng sự ảnh hưởng của truyền thống trang phục và dư luận xã hội cũng đã đảm bảo một định hướng khá rõ ràng về phương thức trang phục có tính xã hội.
– Yếu tố văn hóa và một số yếu tố khác của chủ thể biểu hiện trang phục (trình độ văn hóa, hình thể, tâm sinh lý, nghề nghiệp, giới tính, lứa tuổi…) của cá nhân hay nhóm xã hội là những yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến trang phục. Trong thực tiễn đa dạng, phong phú của chủ thể trang phục cũng như kiểu dáng.
Tải xuống
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Follow https://www.facebook.com/hoc.cung.vietjack/ để tiếp tục theo dõi các loạt bài mới nhất về ngữ pháp tiếng Anh, luyện thi TOEIC, Java,C,C++,Javascript,HTML,Python,Database,Mobile…. mới nhất của chúng tôi.