Nghĩa Lộ – Thành phố du lịch mới của Tây Bắc: Phát huy thế mạnh, nắm bắt thời cơ

Tăng tốc đầu tư hạ tầng, nâng cấp các dịch vụ du lịch

Năm 2021 là một năm khó khăn của thị trường bất động sản do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 với nhiều thách thức. Cộng thêm quỹ đất trung tâm ngày càng khan hiếm, khiến làn sóng chuyển dịch dòng vốn đầu tư từ khu vực trung tâm ra vùng ven đô ngày càng nở rộ.

Được ví như cửa ngõ của vùng Tây Bắc, Nghĩa Lộ (Yên Bái) – vùng đất giàu tiềm năng những năm trước đây như bị ngủ quên. Tuy nhiên, từ khi tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai đi vào khai thác cùng hàng loạt hạ tầng giao thông khác được nâng cấp, du lịch ngày càng phát triển thì môi trường đầu tư tại đây có nhiều chuyển biến vượt xa kỳ vọng.

Xem thêm: Phố thương mại Hoa Anh Đào Chao Hạ Nghĩa Lộ (Yên Bái) – Khu đất vàng trong lòng thành phố du lịch

file

Nghĩa Lộ đột phá trong việc phát triển hạ tầng giao thông

Cụ thể trong thời gian qua, thị xã Nghĩa Lộ đã huy động được nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội, nhất là hạ tầng đô thị. Tổng vốn đầu tư trong 5 năm 2015 – 2020 ước đạt 3.336 tỷ đồng, gấp 1,6 lần so với 5 năm trước. 

Với vai trò là trung tâm các huyện, thị xã phía Tây của tỉnh, thị xã Nghĩa Lộ đã tập trung đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông kết nối, mở rộng không gian đô thị, phát triển các khu đô thị mới, hạ tầng thương mại, thiết chế văn hóa, giáo dục, y tế, hạ tầng nông thôn, hệ thống lưới điện, cấp nước sạch, viễn thông, công trình phúc lợi công cộng, chỉnh trang đô thị…

Đến nay, 100% tuyến đường nội thị và đường trục xã được rải nhựa hoặc bê tông hóa. Nhiều công trình trọng điểm được hoàn thành, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, thay đổi diện mạo thị xã như: Đường tránh Quốc lộ 32 gắn với tuyến đường vành đai suối Thia, tuyến đường Hoa Ban đi nhà máy may gắn với xây dựng sân vận động, dự án chỉnh trị suối Thia, suối Nung, suối Nậm Tộc, xây dựng Trung tâm Văn hóa – Thể thao thị xã, bến xe khách và các khu đô thị mới, khu sinh thái nghỉ dưỡng Dragonfly Pú Lo…

Bên cạnh đó, phát triển du lịch, đặc biệt là các dịch vụ du lịch được thị xã Nghĩa Lộ quan tâm chú trọng, hạ tầng du lịch được khuyến khích đầu tư phát triển theo hướng nâng cao tiêu chuẩn, chất lượng. Hiện, thị xã đã có trên 40 cơ sở lưu trú với 540 phòng nghỉ, hiệu suất khai thác bình quân đạt 48%/năm; có 35 cơ sở homestay phục vụ khách du lịch, nhiều hộ làm du lịch có thu nhập từ 400 – 500 triệu đồng/năm.

Đặc biệt, với việc tổ chức thành công Tuần Văn hóa Du lịch Mường Lò hàng năm; khôi phục, bảo tồn Xòe Thái, Hội Hạn khuống; truyền dạy ngôn ngữ, chữ viết của đồng bào dân tộc Thái, các món ăn dân tộc đặc sắc, các môn thể thao dân tộc, trò chơi dân gian; khôi phục và lưu giữ các sản phẩm nghề dệt thổ cẩm, trang phục dân tộc; khuyến khích nhân dân sử dụng trang phục truyền thống của dân tộc mình; sử dụng ngôn ngữ bản địa trong giao tiếp; làm nhà ở theo kiến trúc truyền thống, phong tục đón khách, bố trí chỗ ngồi trên nhà sàn, phong tục buộc chỉ cổ tay, tục “Tằng cẩu”… đã thu hút một lượng lớn khách du lịch đến với Nghĩa Lộ để được trải nghiệm, khám phá.

lang-van-hoa-15960943868341533627577-crop-1596094398002936388066

Phát huy lợi thế từ các lễ hội văn hóa dân gian đặc sắc

maxresdefault (2)

“Mở đường” cho thành phố du lịch tương lai

Để khai thác tiềm năng du lịch của Nghĩa Lộ, một trong những điều kiện thiết yếu là đầu tư hạ tầng kết nối với đường cao tốc. Và bài toán khó nhiều năm qua đã được giải quyết thông qua việc Chính phủ thông qua quyết định bổ sung tuyến nối thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) với cao tốc Nội Bài – Lào Cai vào quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, hồi tháng 2/2020. Sau khi tuyến đường được hoàn thành sẽ thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, rút ngắn khoảng cách từ Nghĩa Lộ về Hà Nội.

Không chỉ có hậu thuẫn từ Chính phủ, đầu năm 2020, Quốc hội cũng đã thông qua Nghị quyết cho phép thị xã Nghĩa Lộ sáp nhập 6 xã, 1 thị trấn từ huyện Văn Chấn. “Việc điều chỉnh mở rộng thị xã Nghĩa Lộ là cơ sở để thị xã lập quy hoạch chung triển khai các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và kêu gọi đầu tư các dự án trên địa bàn”, bà Đỗ Thị Thanh Nga – Chủ tịch UBND thị xã cho biết.

Xác định phát triển cơ sở hạ tầng để xây dựng thị xã trở thành đô thị loại III theo hướng phát triển xanh, hài hòa, bản sắc, thời gian qua, Nghĩa Lộ đã lập quy hoạch chung triển khai các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và kêu gọi đầu tư các dự án trên địa bàn.

Hiện tại, ngoài khu sinh thái nghỉ dưỡng Dragonfly Pú Lo, Khu nghỉ dưỡng cao cấp suối nước nóng Bản Bon… Tập đoàn Apec Group cũng đang đầu tư dự án tổ hợp nghỉ dưỡng, khách sạn 5 sao Apec Golden Valley Mường Lò, quy mô 16ha. Dự án đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái, văn hóa Mường Lò, Dự án đầu tư xây dựng cụm Thương mại – dịch vụ tổng hợp Nghĩa Lộ… cũng đang được các Tập đoàn lớn nghiên cứu đầu tư.

Bên cạnh những thành quả đã đạt được, tới đây, thị xã sẽ xây dựng chợ Mường Lò thành trung tâm thương mại miền Tây, chợ C – Chợ Mường Lò thành chợ đầu mối nông, lâm sản phía Tây của tỉnh phục vụ cho tiêu thụ nông sản gắn với phát triển du lịch.

mu-cang-chai-1-1030x579

Nghĩa Lộ “vươn mình” trở thành thành phố du lịch mới của Tây Bắc 

Việc phát triển du lịch tiếp tục được định hướng đổi mới, phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng, riêng có của vùng Mường Lò, đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng, trải nghiệm, khám phá lịch sử, bản sắc văn hóa, điệu múa dân gian các dân tộc; chú trọng sản xuất các sản phẩm, đồ lưu niệm đặc trưng phục vụ khách du lịch, nhất là các sản phẩm nông nghiệp đặc sản, các sản phẩm thủ công truyền thống của dân tộc Thái; khai thác các thiết chế văn hóa lịch sử, tín ngưỡng, tâm linh hiện có phục vụ phát triển du lịch; hình thành các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí, khu văn hóa bản địa đặc trưng…

Với quyết tâm cao của chính quyền địa phương cùng sự quan tâm đặc biệt từ Trung ương và những tiềm năng sẵn có, việc duy trì và tăng trưởng khách du lịch, tăng 25% mỗi năm, đưa Nghĩa Lộ lên đô thị loại III sẽ không còn là mục tiêu khó hiện thực.